sponsor

sponsor
Theme images by kelvinjay. Powered by Blogger.

Âm dương ngũ hành

Breaking News

Tử Vi Trọn Đời

Thần Số Học

Phong thủy nhà cửa

Phong thủy văn phòng

Phong thủy nhà bếp

Hóa giải hung sát theo phong thủy

Lục thập hoa giáp

Lục thập hoa giáp

Âm dương ngũ hành

Âm dương ngũ hành

Đồ vật trang trí trong phong thủy

Đồ vật trang trí trong phong thủy

Chọn tên theo Can - Chi

Chọn tên theo Can - Chi

Cây và hoa trong phong thủy

Cây và hoa trong phong thủy

Chọn tên theo Can - Chi

Văn cúng khấn

Văn cúng khấn

Chọn 'cây phong thủy' chơi Tết


Vài tuần giáp Tết, tại các khu vườn ở Tứ Liên - Nhật Tân, Hà Nội, nhiều người chơi cây bắt đầu đi "săn" đào, quất "phong thủy" với quan niệm hợp cung, hợp mệnh để năm mới khỏe mạnh, suôn sẻ, may mắn...

Theo các nhà vườn, nhu cầu chọn cây theo "phong thủy" ngày càng cao. Tuy nhiên, không phải khách nào cũng biết rõ về điều này và tìm được cây đúng mong muốn.

Đào không chỉ cần đẹp đơn thuần

Cây đào, hoa đào có rất nhiều loại như: đào bích, đào phai, đào trắng (bạch đào, rất hiếm); đào thế, đào cảnh trồng chậu hay đào cắt cành cắm lọ… Theo các nhà vườn, đào theo quan niệm phong thủy không chỉ đẹp đơn thuần. Người chơi cây phải lựa sao cho thế, gốc, hoa, lá, cành của cây thể hiện âm dương hòa hợp, đồng thời toát lên biểu tượng mà gia chủ hướng tới.

Đào phải đủ hoa, nụ, chồi, quả mới là cây đẹp.
Đào phải đủ hoa, nụ, chồi, quả mới là cây đẹp.
Cây đào đẹp thường có cành cao vừa phải, tán cân đối, dăm (nhánh nhỏ nhất) nhỏ, nhiều nụ to phân bố đều trên các cành, chủ yếu là các cành tăm phía ngoài mặt tán. Một cây đào đẹp là phải có dăm vút thẳng ra ngoài tán, nụ trải đều từ đầu đến cuối dăm...
Anh Ngọc Châu, người có kinh nghiệm về "chơi" đào cho biết: "Để có một cây đào ưng ý không phải dễ. Tùy theo màu tường, đèn, không gian ngôi nhà mà bày trí cây sao cho phù hợp. Với những ngôi nhà nhỏ, tường đèn tuýp nên dùng đào phai để tạo cảm giác sáng, nhẹ nhàng và có chiều sâu hơn. Ngược lại với những ngôi nhà rộng, thoáng thì bích đào lại tạo nên điểm nhấn, không gian lúc này trở nên ấm cúng hơn trong tiết trời se lạnh".
Đối với cành đào, bạn nên cho nước vào bình đào vừa phải, đừng để ít hay nhiều quá. Và gia chủ cần nhớ thay nước cho đào để hoa luôn tươi. Màu sắc và độ bền của hoa đào cũng ảnh hưởng nhiều đến hòa khí, tình yêu, tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là vợ chồng.
Những cây đào thế được đôi bàn tay của những nghệ sĩ nhà vườn uốn nặn thành chữ Nho như "ngũ phúc", "trực đổ", "bạt phong", "tam đa", "long giáng"…, còn hình dáng của các thế đào gợi lên ý nghĩa về biểu tượng cha - con, gia đình hay các con vật truyền thuyết như long, phụng.
Với những loại đào này thì bạn nên chọn cây có đủ bộ tứ quý: hoa, lộc, nụ và quả bởi đó là biểu tượng cho sự no ấm của gia đình.

Muốn may mắn cần chọn quất nhiều lộc, lá

Theo chủ vườn Viết - Thuận, thường một cây quất đẹp, gốc to, thân ngắn chẻ làm nhiều nhánh nhỏ là thể hiện sự sum vầy của gia đình nhiều thế hệ. Dáng quất phải tròn hoặc hình tháp, chẻ ngang để tạo thế. Cây cũng phải đủ tứ quý gồm quả vàng, quả xanh, nụ trắng, lá chồi.
Cây quất cũng phải đủ các yếu tố trên
Cây quất cũng phải đủ các yếu tố hoa, quả, nụ, lá, chồi.
Cây quất trong quan niệm dân gian còn là biểu tượng sức khỏe, bình an, trường thọ và sự may mắn trong tình duyên. Những người kinh doanh thường đặt hai chậu quất lớn có nhiều trái chín trước cửa nhà với mong muốn mang lại sự phát đạt, tiền tài dồi dào trong năm tới.
"Khi mua quất, người chơi phải chọn những cây còn bầu nguyên vẹn và trồng ngay vào miệng chậu to hơn bầu, tạo khe hở để nhồi đất bột mà không làm ảnh hưởng tới vầng đất nguyên trong bầu. Trồng xong phải tưới nước giữ ẩm và cứ 5, 6 ngày xịt ướt lá một lần", một chủ vườn quất Tứ Liên - Tây Hồ tư vấn.
Màu sắc, đặc tính của cây và màu sơn tường, hướng của phòng đều là những yếu tố quyết định đến việc đặt cây trong nhà. Việc phân loại thảo mộc theo ngũ hành chủ yếu căn cứ vào màu sắc. Những cây thuộc hành Thủy phần lớn có màu xanh lá thẫm như tùng, bách, quất… Cây thuộc hành Hỏa có sắc đỏ như thạch lựu, đào, hồng thiết.
Chậu quất nhỏ cũng làm sáng cả không gian nhà
Chậu quất nhỏ cũng làm sáng cả không gian nhà.
Ông Vũ Thay, người có kinh nghiệm về phong thủy cây cảnh cho rằng: "Người chọn quất phong thủy thường mong muốn không chỉ mang vượng khí cho mình mà cho mỗi thành viên trong gia đình. Vì mỗi người đều có một mệnh khác nhau, mà cây quất lại "đạt" được yếu tố kim sinh thủy, thủy sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ và thổ sinh kim. Để một cây hội tụ đủ ngũ hành đều vượng như thế là tốt quanh năm".
Cũng theo ông Thay, nếu chỉ đặt cây ở góc nhà hay góc tiền sảnh thì cây hơi khuyết một chút cũng không sao. Nên chọn cây có độ sai quả vừa phải, vì khi cây quá sai, quả sẽ nhỏ.
Nếu trên cây có cả quả xanh, quả ương thì rất tốt, bởi nó tượng trưng cho các thế hệ trong một gia đình đề huề, hạnh phúc.
Nhiều người duy tâm vẫn xem cây quất cảnh tốt tươi về lá, lộc là điều may mắn cho cả năm. Chính vì thế, họ luôn quan tâm đến bộ lá, lộc của cây hơn là dáng và quả.
"Mỗi người một ý, nhưng nếu cây quất có thêm nụ và hoa trắng nữa thì quả là mỹ mãn. Có cây trở nên đắt giá cũng vì có hoa nở trắng cây, vì vậy không ít nhà vườn đã gắn thêm vài chục bông hoa bằng keo để đánh lừa khách hàng. Người mua cần tinh ý để tránh mua phải cây có hoa giả", ông Thay nói.
(Theo Pháp luật Việt Nam)
Ban ve Phong thuy

Trồng cau lùn trước nhà


Nói đến vị trí trồng cây trong nhà, trước đây các cụ thường có câu "trước cau sau chuối". Với thời hiện đại, cây cau lùn vẫn được ưa chuộng trồng trong các gia đình.

Theo chuyên gia phong thủy Bùi Nghiệp, Công ty cổ phần Nhà xuân, phong thủy cũng như trong văn hóa Việt Nam thường có nhiều câu châm ngôn đúc kết kinh nghiệm của cha ông. Trong đó quan niệm "trước cau sau chuối" là một kinh nghiệm để bố trí cảnh quan cho ngôi nhà.

Điều này chủ yếu tập trung vào cách bố trí hướng nhà ngày xưa. Bởi ngôi nhà truyền thống đa phần đều quay về hướng Nam và các hướng cận Nam như Đông Nam, Tây Nam để đón gió mát và tránh nắng Tây cũng như gió Bắc lạnh. Vì thế, phần trước ngôi nhà nên trồng cau hay nói chung là những cây thân cột
thẳng (cau, thiên tuế, cọ, dừa...) để vừa không ngăn cản nắng sớm và gió mát, ít rụng lá, vừa được dáng vươn cao thẳng đẹp. Còn "sau chuối" là nên trồng những loại cây có lá to và dày, mọc nhanh và ken sát nhau để những chúng ngăn gió lạnh hướng Bắc và Đông Bắc, ngăn nắng buổi chiều ở Tây Bắc và giữ ấm cho phần sau ngôi nhà.
Hiện nay, dù các căn nhà được thiết kế khác, tuy nhiên những quan niệm này vẫn không thay đổi. Ngoài việc trồng các cây trên, gia đình có thể trồng những giống cây có thân và tán tương tự để vừa làm đẹp căn nhà vừa mang ý nghĩa phong thủy như trên. Cây cau lùn có các đặc điểm như ngoài thân cao thẳng, lá tán rộng, ít rụng lá thì còn có những chùm quả xum xuê, hoa cau thơm... Điều này được liên tưởng mang lại sự may mắn cho gia đình.
(Theo Kiến thức)
Ban ve Phong thuy

Cây tre trong phong thủy


Trong phong thủy, cây tre là một trong những biểu tượng mạnh mẽ của sự trường thọ. Nó là biểu tượng của tính kiên cường vượt qua mọi nghịch cảnh và khả năng chống chọi với sóng gió của cuộc đời. Không những thế, cây tre còn là biểu tượng của tài lộc.

Cây tre, bản thân nó là một loài cây phi thường với việc mang lại sự mềm dẻo nhưng vẫn vô cùng chắc chắn. Nếu bạn có khoảng đất đủ để trồng một cây tre lớn, bạn chắc chắn sẽ cảm nhận được tiếng rì rào, gió thổi qua các tán lá tre. Điều này nằm trong một phần tác dụng của cây tre: Đem lại cảm giác yên bình trong cuộc sống.

Theo các quan niệm phong thuỷ truyền thống, tre được dùng sẽ mang lại sức khoẻ, hạnh phúc, tình yêu và sự thịnh vượng. Ngày nay, tre không chỉ được dùng để trang trí trong gia đình, mà còn được sử dụng tại công sở, văn phòng làm việc…

Bạn có thể treo tranh cây tre trong nhà, văn phòng để tăng cường ý nghĩa tốt đẹp trên. Đối với công việc buôn bán, khi có sự hiện hữu của cây tre trong cửa hàng thì nó sẽ tạo năng lượng rất tốt cho chủ về sự bảo vệ và may mắn. Việc làm ăn của bạn sẽ vượt qua những giai đoạn khó khăn và ngày càng phát đạt.




Trong phong thủy, cây tre có nhiều ứng dụng khác nhau. Nếu không có cây tre bạn cũng có thể dùng hai khúc tre, mỗi khúc khoảng vài đốt, kết hợp cùng những đồ vật trang trí phù hợp với ngũ hành để tạo thành vật dụng đẹp mắt và treo trên cổng vào cửa hàng.

Lưu ý, khi treo hai khúc tre ngắn, hãy chặt bỏ mắt tre sao cho hai đầu đều rỗng. Ngoài ra, để tăng cường năng lượng của tre, bạn có thể cột dây ruy băng đỏ trên thân, cành của cây tre.

Ngày nay, một số cửa hàng, shop thời trang thường có xu hướng chọn cây xanh để trang trí. Họ chọn một vài cây tre nhỏ trồng trước cửa ra vào. Điều này rất có lợi về mặt phong thủy, có thể giúp công việc buôn bán, kinh doanh của cửa hàng thu được nhiều tài lộc.

Bố trí cây cảnh tại phòng ăn theo Phong Thủy


iệc làm xanh và điểm xuyết phòng ăn là rất quan trọng. Các cách làm xanh phòng ăn như trồng bồn cây xanh, treo hoa, chậu thu hải đường… đều có thể làm tăng sức sống cho phòng, và làm tăng không khí vui vẻ.

Ngày nay người ta rất coi trọng vấn đề sạch sẽ, vệ sinh trong ăn uống, vì vậy cây xanh trong phòng ăn tốt nhất dùng đất dinh dưỡng không vi khuẩn để nuôi dưỡng.


Nếu số người ăn ít, bàn ăn cố định thì có thể bày một bồn hoặc một bình cây cảnh xanh tươi ở giữa bàn. Nhưng không nên dùng các loài hoa thường xuyên có hoa nở rồi tàn nhanh.

Một góc của phòng ăn hoặc trên cửa sổ đặt thêm vài bồn hoa tươi tốt để khiến cho phòng ăn tràn trề sinh khí, giúp mở rộng khẩu vị của thực khách.

Việc đặt bồn cây, giỏ cây cảnh nhiều màu sắc phía trên các phân cách bằng gỗ để phân chia phòng ăn và các khu vực chức năng khác cũng là một cách hay để làm xanh không gian.

Vì vậy khi trang trí cây xanh trong phòng ăn còn cần phải chú ý đến tình trạng sinh trưởng của cây, hình dáng phải thấp nhỏ, như thế mới không gây trở ngại cho người ngồi đối diện trò chuyện giao lưu. Trong phòng ăn tránh để các loại cây có mùi hương quá đậm đà.

Nguyên tắc lựa chọn cây cảnh trang trí trong phòng ăn:

- Tùy vào nghề nghiệp, tính cách, sở thích của chủ nhà:

Do nhà ở chịu sự hạn chế của rất nhiều điều kiện khác nhau nên khi chọn cây cảnh đầu tiên phải xem xét những loại cây nào có thể thích nghi được không gian sinh tồn trong nhà mình, ví dụ ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, điều kiện gió…

Tiếp theo phải xem xét mình có thể chăm sóc nó ở mức độ nào. Nếu là những người bận rộn công việc mà lại trồng trọt một bồn cây yêu cầu phải chăm sóc tỉ mỉ thì kết quả chắc chắn không thể tốt được. Những người này nên chọn các loại cây có sức sống mạnh mẽ, không cần chăm sóc nhiều…

- Chọn cây chịu được bóng râm:

Do nhà ở thường là không gian kín nên lựa chọn cây cảnh tốt nhất là những cây ngắn lá, thích nghi được với râm hoặc bán bóng râm. Chú ý tránh những loại có hại.

Trong khu vực phòng ăn và bếp bạn nên bố trí các loại cây gọn, tán nhỏ và có chức năng khử mùi như: dương xỉ, ngũ gia bì,… Trong khu vực đặt bàn ăn nên có những chậu hoa màu sắc tươi sáng, kích thích sự tiêu hóa như: tía tô cảnh, đỗ quyên…

- Tỉ lệ thích hợp:

Phải phù hợp với chiều cao và chiều rộng của căn phòng. Quá to hoặc quá nhỏ đều có thể ảnh hưởng đến mỹ quan. Thông thường, diện tích phần xanh nhiều nhất trong phòng không được vượt quá 10% diện tích phòng, như thế căn phòng mới có được cảm giác rộng rãi, tránh làm cho không gian bị chật hẹp.

- Màu sắc của cây phải hài hòa với không gian nội thất:

Tốt nhất là sử dụng phương án đối lập. Ví dụ không gian là màu sáng thì chọn cây thường lá màu thâm trầm. Bối cảnh không gian màu nhạt thì chọn hoa lá màu sặc sỡ là tốt nhất. Như thế mới có thể làm nổi bật cảm giác về không gian.

- Không nên đặt cây trong các căn phòng có giấy dán tường hoa văn:

Những loài cây leo, bò không nên trồng trong chậu ở trên bàn mà nên treo lên thành gò. Đồ đạc theo kiểu Tây thích hợp dùng cách loại lan hiếm. Đồ dùng theo kiểu phương Đông thì thích hợp dùng bồn cảnh. 

Phối hợp hài hòa có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả nghệ thuật, làm cho nó sáng sủa, mới mẻ và đẹp mắt hơn.

- Xem xét đến cả đặc trưng tính cách của cây cảnh.

Khí chất của cây phải phù hợp, hài hòa với tính cách của chủ nhân và không khí trong phòng. Ví dụ: các loại cây lá nhỏ đem lại cảm giác thân thiện, cây mây cảnh nhiều gai cứng cỏi khiến người ta tránh xa.

Cây họ trúc có tính cách nhẫn nại chịu đựng, hoa làn kiều diễm ngát hương, cây thiết ngọc lan thanh cao thoát tục…

Theo Blog Phong Thủy
Ban ve Phong thuy

Lựa chọn cây trồng mang lại vận may


Theo phong-thuỷ, mộc trong ngũ hành chính là yếu tố mang sự sống, cây cối mang dương khí và quá trình sinh trưởng phát triển sẽ làm tăng thêm khí vượng cho không gian xung quanh.

Một vài chậu cây bổ sung thêm vào không gian sống sẽ tạo ra sự cân bằng, hài hòa.


Tuy nhiên để cây cối thực sự có tác động tốt đến cuộc sống của bạn thì cũng cần phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản như loại cây trồng, hướng đặt cây, màu sắc, thế cây…

Không phải loại cây nào cũng có thể dùng để trưng bày trong nhà, một số loại cây mang lại vận may nhưng số khác lại mang đến điềm xui, chính vì thế bạn cần phải tham khảo kỹ trước khi quyết định trồng cây gì trong nhà.

Một căn nhà có nhiều cây cối, hoa quả tươi xanh cũng đồng nghĩa với việc ngôi nhà đó có Phong Thủy tốt, bởi vì nó chứng tỏ dương khí được tích tụ trong nhà, mang đến sự thịnh vượng, hạnh phúc. 

Trồng cây là ý tưởng tốt nhưng nếu bạn không chăm chút, để cho khu vườn phát triển tự do, nhếch nhác, cây cối mọc um tùm, chúng sẽ phá hủy nguồn khí tốt đang tồn tại xung quanh nhà.

Đừng bao giờ để cây cối mọc lộn xộn và bừa bãi. Đừng để cỏ dại mọc chen lấn giữa các luống hoa. Luôn phải quét dọn sạch sẽ lá khô và những thứ rác khác trong vườn. 

Khi đưa ra lựa chọn những loại thực vật để xây dựng không gian xanh, bạn nên chọn các loại cây, hoa tùy theo tình trạng của đất cũng như ánh sáng và điều kiện khí hậu của khu vườn.

Theo phong thủy, một số loại cây mang đến vận may nhiều hơn các loại khác. Chẳng hạn như những loại cây ưa nước, lá tròn, đầy đặn hoặc loại cây có màu lá đậm tượng trưng cho tiền tài, giàu sang, mang đến may mắn nhiều nhất. 

Các loại cây thuộc loại như: Sung, lộc vừng, kim phát tài…mang lại cho bạn tiền bạc và sự thịnh vượng. Bạn có thể trồng chúng trong một chậu lớn và đặt gần cửa trước.

Cây phát lộc là loại cây mang đến sự giàu sang và may mắn về tiền bạc cũng nên được đặt gần cửa chính.

Theo Blog Phong Thủy

Ban ve Phong thuy

Kiến tạo sân vườn hài hoà phong thuỷ


Một khu vườn hoàn hảo là sự kết hợp tổng thể của mỗi công trình kiến trúc như non bộ, tiểu cảnh, cổng, hàng rào….ở từng khu vực sẽ đem đến những nguồn năng lượng riêng Dương khí hoặc Âm khí nên cần bố trí một cách hài hoà, hợp lý. 

1. Phong thuỷ cổng rào

Khi thiết kế cổng rào cách chọn phương vị cho cổng tương tự chọn vị chọn hướng cho nhà. Nên mở cổng thuận theo cung mệnh, gia chủ thuộc Tây Tứ Mệnh thì mở cổng tương ứng bốn hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc. Gia chủ Đông Tứ Mệnh thì mở cổng thuộc các hướng Bắc, Đông, Đông Nam và Nam. Vị trí cổng mở giống như cửa chính, tức là nhìn từ bên trong khu đất ra nên tránh bố trí thẳng với ngã ba hay thẳng với cửa chính.

Cổng nên có kích thước cân xứng với ngôi nhà. Cổng nên mở hướng vào trong, cân đối để tạo sự hiếu khách. Không nên trồng nhiều dây leo vì chúng sẽ che khuất cổng nhà.

Cổng cho gia chủ có ngũ hành thuộc Thổ nên có hình dáng vuông vức, kết hợp với tường rào xây gạch đá, theo gam màu vàng, nâu. Cổng cho gia chủ mệnh thuộc Kim nên làm có hình mái vòm, màu xám ghi, trắng, bạc, vật liệu nên thiên về kim loại. Cổng cho gia chủ mệnh Thủy thì sử dụng vật liệu màu chủ yếu sẽ là gam màu xanh biển và màu đen, hoa văn uốn lượn mềm mại. Những loại cổng làm bằng gỗ, sơn màu xanh lá cây với nhiều thanh song song phù hợp với gia chủ mệnh Mộc. Cổng có nhiều thanh nhọn, vát chéo và sơn màu đỏ, nâu hợp với gia chủ mệnh Hỏa.


2. Hàng rào hài hoà với kiến trúc nhà

Theo quan niệm của phong thủy học, tường không nên quá cao so với nhà vì đó là điềm không may, sẽ mang đến sự nghèo khó cho gia chủ. Tốt nhất không nên xây tường thấp quá 1,5m và cao hơn độ cao này quá nhiều.

Tường không nên xây quá gần nhà vì sẽ tạo cảm giác bức bối, vướng víu chân tay, hạn chế khả năng hứng ánh sáng và thông gió. Nếu điều này xảy ra sẽ tạo nên sự mất cân đối về năng lượng và là hướng vào nhà của âm khí.





3. Lối đi trong vườn 

Nên thiết kế lối đi theo dạng uốn khúc và trồng hoa hai lối đi. Chúng vừa làm đẹp cho khu vườn, vừa tạo ra dương khí, đem đến vận may cho gia đình. Tránh những vật có bề mặt không bằng phẳng. Chọn chất liệu chắc, vững và dễ đi. Những lối đi bằng gạch nên được lát theo nhiều kiểu khác nhau: thẳng, liên tục hay gợn sóng…



4. Vật trang trí thuận với kiến trúc xung quanh

Sân vườn nên đặt những biểu tượng mang tính thọ cao như sếu, hươu hay rùa trong vườn để đem đến sự trường thọ và sức khỏe cho gia đình. Đối với những hành lang lộ thiên trang trí thêm giàn dây leo và treo những giỏ hoa để đem lại nguyên khí. Chúng phải cân xứng với khu vườn. Nếu hành lang nằm phía sau nhà, hãy thiết kế một hòn non bộ nhỏ mô phỏng ngọn núi được thần rùa che chở. Đặt những bình gốm lớn với các biểu tượng của sự may mắn để thu hút khí. 




Đối với khu vườn trang trí bằng đá chỉ chọn những hòn đá tròn, không gây nguy hiểm. Không nên đặt những tảng đá thật to quá gần ngôi nhà. Điều này sẽ không đem lại may mắn cho các thành viên trong gia đình.

5. Phân biệt Ngũ hành sân vườn
Sân vườn bao gồm tất cả các hành trong phong thuỷ. Cụ thể, sân vườn tất phải bố trí nhiều cây cối nên đương nhiên chúng thuộc hành Mộc nhưng do màu sắc và hình dáng khác nhau, chúng còn có thể mang thêm nhiều hành khác nữa, vì thế cần phân biệt và phối hợp tốt các hành với nhau. 


Ví dụ, những loại cây có lá nhọn và màu đỏ (hoa, lá, trái) đều thuộc hành Hỏa và làm điểm nhấn nổi bật, tạo sự thu hút và ấm áp, tăng Dương tính cho khoảng sân đó. Vì thế, nếu gia chủ hợp với hành Hỏa, nên đưa các yếu tố này vào khoảng sân, đồng thời tạo một số vùng nền để hành hỏa nổi bật, ví dụ như bố trí mảng tường đá trắng hoặc vàng (Kim, Thổ), kết hợp mặt nước (Thủy) để giảm bớt tính hỏa nếu vượng quá. Những loại cây có lá tròn thuộc hành Kim .


Ngoài ra, các chất liệu xây dựng và hoàn thiện bề mặt sân vườn như sỏi cuội, đá, tấm đan bê tông, gạch lát đều thuộc về hành Thổ và cần đảm bảo tính chân thực của vật liệu để hành Thổ phát huy tác dụng trung hòa Trường Khí cho khoảng sân đó.

Thác nước, hồ nước trong vườn thuộc hành Thuỷ - một yếu tố gắn liền với cây xanh (Thủy sinh Mộc). Hơn nữa nếu xét về màu sắc, những mảng cây hoặc đá có màu xanh biển, màu đen, vật dụng gỗ hoặc gốm sơn đen đều rất dễ dàng bố trí xen lẫn trong vườn và tạo nên yếu tố Thủy. Dùng Thủy đi đôi với Mộc giúp khoảng sân hài hòa và phát huy tốt vai trò hỗ trợ, nuôi dưỡng Sinh Khí của toàn nhà.

Những bộ khung, dàn leo hay xích đu, bàn ghế bằng kim loại thuộc về hành Kim làm sáng sủa không gian vốn thiên về Âm do nhiều bóng râm, và tạo nên những bề mặt bắt sáng tốt hơn là vật dụng sậm màu.
 (KTS. Nguyễn Văn Thành - Công ty Tư vấn Kiến trúc và Xây dựng Trang Kim)
                                                                                                          Ban ve Phong thuy

Cây to trước cửa nhà, điều kiêng kỵ trong phong thuỷ


Xét về quan điểm hình thế, theo chuyên gia phong thủy, phần trước của ngôi nhà luôn cần sự quang đãng (minh đường – nơi sáng sủa rộng rãi), tránh các vật che chắn làm giảm tầm nhìn, ngăn cản sự lưu thông của sinh khí vào đại môn (cửa chính). Nếu có cây lá loà xoà trước nhà thìphong thủy xưa lập luận rằng như vậy tức là Mộc khắc Thổ. Nếu cây loại to sẽ có rễ lớn ăn vào làm hỏng nền nhà, đi lại dễ bị va vấp, loại cây lá nhiều sẽ dễ rụng đầy sân, bóng râm che khuất khiến nhà thiếu dương quang (ánh sáng mặt trời) từ đó suy ra gia chủ dễ gặp nhiều điều bất lợi.
cay xanh truoc nha Cây to trước cửa nhà, điều kiêng kỵ trong phong thuỷ
Đa phần nhà ở truyền thống của cha ông ta đều quay về hướng Nam hoặc Đông Nam là hướng gió chủ đạo, cây có nhiều lá trồng trước nhà sẽ cản trở gió lành. Vì thế, “trước cau sau chuối” là khuyến cáo trước nhà chỉ nên trồng cây cảnh hoặc cây mảnh, dáng cao, lá sáng (cau, dừa cảnh). Sau nhà là những cây lá dày rậm (như chuối, bàng…) để che bớt gió lạnh phương Bắc và Đông Bắc. Chẳng may nếu gia đình gặp chuyện không hay thì chắc chắn không thể vì một cây to trước cửa.
Những “kiêng kỵ” thường nói quá lên để mọi người trồng cây nên lưu ý đến các yếu tố như thẩm mỹ và sự lưu thông trong – ngoài. Không riêng gì cây to, nếu một miệng cống, trụ điện… nằm ngay trước cửa nhà thì cũng gây nhiều khó chịu về thẩm mỹ và sử dụng hằng ngày.
Nguồn: Phong Thuy – Phong Thuy Hoc – Phong Thuy Viet
                                                                                                          Ban ve Phong thuy

Cắm hoa đào ngày Tết dựa theo khoa học phong thủy từ ngàn xưa


Với mỗi gia đình miền Bắc, màu hồng phai hay thắm của những cành đào không bao giờ thiếu khi Tết đến. Nhưng cách cắm hoa, chăm hoa và cả hướng đặt bình nếu như làm theo đúngphong thủy, bạn đã mang cát lợi cho cả 365 ngày.
Hướng bình đào theo con giáp
- Nếu là năm Tý, Thìn, Thân nên đặt bình đào theo hướng Tây
- Nếu là năm Ngọ, Tuất, Dần nên đặt bình đào theo hướng Đông
- Nếu là năm Dậu, Sửu, Tỵ nên đặt bình đào theo hướng Nam
- Nếu là năm Mão, Mùi, Hợi, nên đặt bình đào theo hướng Bắc.
Mẹo chăm sóc đào theo phong thủy:
- Nên cho nước vào bình đào vừa phải, đừng để ít hay nhiều quá. Và cần nhớ thay nước cho đào để hoa luôn tươi. Màu sắc và độ bền của hoa đào cũng ảnh hưởng nhiều đến hòa khí, tình yêu, tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là vợ chồng.
- Hạn chế dùng hoa đào giả làm bằng giấy, nhựa, thủy tinh.
- Cần phải vứt hoa đi trước khi hoa héo ngay trong chính nhà bạn vào đầu năm mới. Trongphong thủy, nếu đầu năm mà chứng kiến hoa héo, trong nhà có sự chia cách hoặc tranh chấp.
- Màu sắc của bình cắm đào cũng nên theo phong thủy. Nếu đặt bình về hướng Bắc nên chọn màu xanh da trời, màu đen; Nếu đặt bình về hướng Đông Nam hay Đông nên chọn bình màu xanh ngọc, xanh lá cây; Nếu đặt bình phía Nam nên chọn bình màu đỏ hoặc tím; Nếu đặt bình hướng Tây, Tây Bắc nên chọn bình màu vàng hoặc trắng; Tây Nam và Đông Bắc nên sử dụng bình màu vàng nâu.
Nguồn: Phong Thủy Tổng Hợp
                                                                                                          Ban ve Phong thuy

Hoa tươi và phong thủy, ý nghĩa phong thủy của hoa tươi đẹp


Ai cũng biết hoa tươi với những gam màu ngọt ngào ấm áp sẽ làm tâm trạng thêm dễ chịu. Cắm hoa tươi trong nhà còn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe và sự hòa thuận trong gia đình.
- Theo phong thủy, hoa tươi luôn tạo sinh khí. Trong nhà càng chưng nhiều hoa tươi thì càng có nhiều sinh khí tốt đẹp. Tuy nhiên, khi hoa bắt đầu tàn úa thì phải thay ngay, để lâu ngày sẽ phá hỏng bầu không khí trong gia đình
- Hoa trong chậu mang lại nhiều sinh khí nhất nhưng cần phải được chăm sóc đặc biệt.
hoa tuoi dep 01 Hoa tươi và phong thủy, ý nghĩa phong thủy của hoa tươi đẹp
Phòng ngủ có cửa sổ lớn nhìn ra không gian rộng mở bên ngoài vào những ngày đầu đôngthêm lãng mạn với những cành hồng cắm đơn giản
hoa tuoi dep 02 Hoa tươi và phong thủy, ý nghĩa phong thủy của hoa tươi đẹp
Chiếc bàn có những cành hoa hoa nhỏ nhắn lung linh như những giọt nắng ấm áp tươi vui.
hoa tuoi dep 03 Hoa tươi và phong thủy, ý nghĩa phong thủy của hoa tươi đẹp
Bình hoa nơi cửa ngăn cách giữa hai phòng sẽ giúp bạn dừng lại một chút kịp thay đổi tâm trạng hiện có để hòa nhập với một không gian mới.
- Người mạng mộc thích hợp với những loại hoa màu, xám, xanh nước biển, màu lục. Mạng hỏa thích hợp với hoa màu đỏ hay xanh lục. Mạng thổ nên chưng hoa vàng hay đỏ. Mạng kim lại thích hợp với hoa trắng, vàng. Mạng thủy có thể trưng hoa trăng, xanh dương.
- Phòng ăn là chốn riêng tư sum họp hạnh phúc gia đình, nên chưng những loại hoa lá vui tươi, hương thơm nhẹ nhàng mang ý nghĩa hạnh phúc như hoa hồng, lan, huệ, cúc, không nên chưng những loại hoa mang ý nghĩa sầu nhớ hay màu sắc ảm đạm gây chứng khó tiêu, biếng ăn, không khí gia đình tẻ nhạt như sầu đông, violet, forget me not
hoa tuoi dep 04 Hoa tươi và phong thủy, ý nghĩa phong thủy của hoa tươi đẹp
Hoa tươi và phong thủy
- Cắm hoa ở phòng khách cần có tầm nhìn mở rộng phóng khoáng không bị hạn hẹp, gò bó, không gây sự nhàm chán đơn điệu: hoa loa kèn, hoa ly, hoa cẩm chướng. Phòng ngủ cắm hoa lan sẽ làm lưu thông không khí, tốt cho tình cảm vợ chồng.
- Những loại hoa hướng dương, mẫu đơn, giò phong lan nhẹ nhàng rất thích hợp cho phòng học trẻ em.
Nguồn: Phong Thủy Tổng Hợp
                                                                                                          Ban ve Phong thuy

Những cây xanh thích hợp đặt ở phòng ăn theo phong thủy


Việc làm xanh và điểm xuyết phòng ăn là rất quan trọng. Các cách làm xanh phòng ăn như trồng bồn cây xanh, treo hoa, chậu thu hải đường… đều có thể làm tăng sức sống cho phòng, và làm tăng không khí vui vẻ.
Ngày nay người ta rất coi trọng vấn đề sạch sẽ, vệ sinh trong ăn uống, vì vậy cây xanh trong phòng ăn tốt nhất dùng đất dinh dưỡng không vi khuẩn để nuôi dưỡng.
Nếu số người ăn ít, bàn ăn cố định thì có thể bày một bồn hoặc một bình cây cảnh xanh tươi ở giữa bàn. Nhưng không nên dùng các loài hoa thường xuyên có hoa nở rồi tàn nhanh. Một góc của phòng ăn hoặc trên cửa sổ đặt thêm vài bồn hoa tươi tốt để khiến cho phòng ăn tràn trề sinh khí, giúp mở rộng khẩu vị của thực khách.
Việc đặt bồn cây, giỏ cây cảnh nhiều màu sắc phía trên các phân cách bằng gỗ để phân chia phòng ăn và các khu vực chức năng khác cũng là một cách hay để làm xanh không gian.
Vì vậy khi trang trí cây xanh trong phòng ăn còn cần phải chú ý đến tình trạng sinh trưởng của cây, hình dáng phải thấp nhỏ, như thế mới không gây trở ngại cho người ngồi đối diện trò chuyện giao lưu. Trong phòng ăn tránh để các loại cây có mùi hương quá đậm đà.
cay xanh o phong an theo phong thuy Những cây xanh thích hợp đặt ở phòng ăn theo phong thủy
Nguyên tắc lựa chọn cây cảnh trang trí trong phòng ăn:
- Tùy vào nghề nghiệp, tính cách, sở thích của chủ nhà:
Do nhà ở chịu sự hạn chế của rất nhiều điều kiện khác nhau nên khi chọn cây cảnh đầu tiên phải xem xét những loại cây nào có thể thích nghi được không gian sinh tồn trong nhà mình, ví dụ ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, điều kiện gió…
Tiếp theo phải xem xét mình có thể chăm sóc nó ở mức độ nào. Nếu là những người bận rộn công việc mà lại trồng trọt một bồn cây yêu cầu phải chăm sóc tỉ mỉ thì kết quả chắc chắn không thể tốt được. Những người này nên chọn các loại cây có sức sống mạnh mẽ, không cần chăm sóc nhiều…
- Chọn cây chịu được bóng râm:
Do nhà ở thường là không gian kín nên lựa chọn cây cảnh tốt nhất là những cây ngắn lá, thích nghi được với râm hoặc bán bóng râm. Chú ý tránh những loại có hại.
- Tỉ lệ thích hợp:
Phải phù hợp với chiều cao và chiều rộng của căn phòng. Quá to hoặc quá nhỏ đều có thể ảnh hưởng đến mỹ quan. Thông thường, diện tích phần xanh nhiều nhất trong phòng không được vượt quá 10% diện tích phòng, như thế căn phòng mới có được cảm giác rộng rãi, tránh làm cho không gian bị chật hẹp.
- Màu sắc của cây phải hài hòa với không gian nội thất:
Tốt nhất là sử dụng phương án đối lập. Ví dụ không gian là màu sáng thì chọn cây thường lá màu thâm trầm. Bối cảnh không gian màu nhạt thì chọn hoa lá màu sặc sỡ là tốt nhất. Như thế mới có thể làm nổi bật cảm giác về không gian.
- Không nên đặt cây trong các căn phòng có giấy dán tường hoa văn:
Những loài cây leo, bò không nên trồng trong chậu ở trên bàn mà nên treo lên thành gò. Đồ đạc theo kiểu Tây thích hợp dùng cách loại lan hiếm. Đồ dùng theo kiểu phương Đông thì thích hợp dùng bồn cảnh. Phối hợp hài hòa có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả nghệ thuật, làm cho nó sáng sủa, mới mẻ và đẹp mắt hơn.
- Xem xét đến cả đặc trưng tính cách của cây cảnh.
Khí chất của cây phải phù hợp, hài hòa với tính cách của chủ nhân và không khí trong phòng. Ví dụ: các loại cây lá nhỏ đem lại cảm giác thân thiện, cây mây cảnh nhiều gai cứng cỏi khiến người ta tránh xa. Cây họ trúc có tính cách nhẫn nại chịu đựng, hoa làn kiều diễm ngát hương, cây thiết ngọc lan thanh cao thoát tục…
Nguồn: Tổng Hợp
                                                                                                          Ban ve Phong thuy

Gia tăng năng lượng trong vườn nhà


Những khu vườn rộng thường có các góc khuất trống trải. Để gia tăng nguồn năng lượng tích cực cho những khu vực này, bạn hãy chọn vài vật dụng sau đây:
- Đặt những viên đá lớn, chậu cảnh ở những góc vườn phía tây nam để tăng thêm tính ổn định, bền vững, đồng thời kích hoạt năng lượng thổ nơi đây.
- Không trồng cây trong khu vực tài lộc (hướng đông nam). Ở vị trí này, bạn chỉ nên đặt vài chậu cảnh lớn.
- Đài phun nước, hòn non bộ… biểu trưng cho sự trù phú.
- Các sản phẩm điêu khắc như tượng, phù điêu sẽ là vật hỗ trợ khả năng thành đạt của bạn.
- Sử dụng những vật tạo ra âm thanh và chuyển động khí như chuông gió giúp khuấy động năng lượng. Tuy nhiên, cần tránh dùng chuông gió bằng kim loại (biểu trưng cho hành kim) ở góc vườn hướng đông (thuộc hành mộc).
- Luôn bố trí đèn dọc theo những lối đi để kích hoạt nguồn năng lượng dương cho khu vườn của bạn.
Nguồn: Tổng hợp
                                                                                                          Ban ve Phong thuy