sponsor

sponsor
Theme images by kelvinjay. Powered by Blogger.

Âm dương ngũ hành

Breaking News

Tử Vi Trọn Đời

Thần Số Học

Phong thủy nhà cửa

Phong thủy văn phòng

Phong thủy nhà bếp

Hóa giải hung sát theo phong thủy

Lục thập hoa giáp

Lục thập hoa giáp

Âm dương ngũ hành

Âm dương ngũ hành

Đồ vật trang trí trong phong thủy

Đồ vật trang trí trong phong thủy

Chọn tên theo Can - Chi

Chọn tên theo Can - Chi

Cây và hoa trong phong thủy

Cây và hoa trong phong thủy

Chọn tên theo Can - Chi

Văn cúng khấn

Văn cúng khấn

Cúng Táo Quân Sao Cho Đúng?

 Sắp tới ngày 23 tháng chạp - Ngày tiễn Ông Công - Ông Táo (ÔC-ÔT) về trời, nhiều bạn có hỏi PTPK cách thức thực hiện như nào??? Vì vậy hôm nay PTPK hướng dẫn cách thức thực hiện lễ cúng này theo phong tục cổ truyền bạn đọc tham khảo.

 Theo phong tục của Việt Nam ta từ xưa đến nay, hàng năm đến ngày 23 tháng chạp là ngày mà những vị Thần Chủ coi sóc việc Bếp Núc, Họa - Phúc, Đất Đai... trong mỗi gia đình lại trở về Thiên Đình để báo cáo tình hình của gia đình đó trong năm. Để đưa tiễn ba vị Thần này về trời thì mọi gia đình đều làm lễ cúng dân gian gọi là Lễ Cúng Tiễn ÔC-ÔT (gọi tắt là Cúng ÔC-ÔT). Ngày trước thì ban thờ của ba vị này chỉ được lập và thờ cúng dưới bếp, ngày nay ở Miền Bắc nước ta đa phần là lập chung với ban thờ Gia Tiên, còn ở Miền Trung và Miền Nam thì phần nhiều vẫn theo lệ cũ tức là lập thờ cúng dưới bếp, cả hai cách thức này về mặt thờ cúng thì không ảnh hưởng nhiều tuy nhiên phải tuân theo các nguyên tắc Tâm Linh nhất định không nên sai phạm. Trở lại vấn đề của bài viết, vậy trong Lễ Cúng ÔC-ÔT chúng ta cần chuẩn bị như nào? và cách thức cúng ra sao cho đúng phong tục tập quán? 
 Trước tiên chúng ta cần chuẩn bị những thứ sau :
1) - Ba bộ mã gồm : ba bộ mũ cánh chuồn, ba đôi Hia tất cả màu đỏ, ba áo thum (áo dài) màu đen, ba quần cộc màu trắng. Hai bộ đàn ông tượng trưng cho hai Táo ông và một bộ đàn bà tượng trưng cho Táo bà. Hiện tại có thuyết nói màu quần áo phải phù hợp với Ngũ Hành của từng năm, chẳng hạn năm hành kim dùng màu vàng, hành thủy dùng màu xanh... là hoàn toàn sai theo phong tục từ xưa bạn đọc cần lưu ý điều này. 

2) - Một mâm cỗ được chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ. Mâm cỗ cúng ông Táo không nhất thiết phải cầu kỳ, nhưng phải đầy đủ món canh, món xào, xôi, giò chả, chè kho, hoa quả, thịt luộc, gạo, muối, rượu và 1 lọ hoa. 
3) - Ba con cá Chép sống, được thả vào trong chậu nước. Cá không nên nhỏ quá, nhưng cũng đừng to quá, chọn cá phải còn nguyên râu không được đứt.

4) - Tiền vàng mã, hương, oản, hoa quả, cau, trầu, chè khô, thuốc lá.
 Chuẩn bị xong xuôi, bày ra trước Án Thờ và tiến hành cúng, lưu ý cúng trước 12h trưa ngày 23, không nên cúng sau giờ này. Nếu nhà nào không thể tiến hành vào thời điểm này thì có thể cúng vào chiều ngày 22. Chúng ta không nên cúng quá sớm, cách trước ngày 23 nhiều quá.

✨Văn Cúng Táo Quân.

Duy!
Việt Nam Quốc, Tỉnh...., Thành...., Số Nhà.......
Con Kính Lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
Tín chủ chúng con là: …………
Ngụ tại: ………………………….
 Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, thành tâm sắm lễ, Nhục kê quí tửu, phù lưu thanh chước, kim ngân hương đăng, xiêm hài áo mũ cùng thứ phẩm chi nghi đốt nén tâm hương, trước án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.
 Phỏng theo lệ cũ, Chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án thụ hưởng lễ vật. ngài là vị chủ, ngũ tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo quân chứng giám. Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn thần, gia ân châm chước. Ban lộc ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
– Phục duy cẩn cáo!

* Sau khi lễ xong, đợi cho hương cháy hết còn 1/3 thì chúng ta pha một ấm chè, rót ra 5 cái chén dâng lên Án Thờ. Và hạ toàn bộ vàng mã mang ra đốt hết. Vừa hóa vừa khấn nôm : "Tín chủ con là.... ngụ tại..... xin kính dâng (kính biếu) xiêm hài áo mũ, kim ngân hương đăng. Cúi xin chư vị Táo Phủ Thần Quân hiển linh tiếp nhận"