sponsor

sponsor
Theme images by kelvinjay. Powered by Blogger.

Âm dương ngũ hành

Breaking News

Tử Vi Trọn Đời

Thần Số Học

Phong thủy nhà cửa

Phong thủy văn phòng

Phong thủy nhà bếp

Hóa giải hung sát theo phong thủy

Lục thập hoa giáp

Lục thập hoa giáp

Âm dương ngũ hành

Âm dương ngũ hành

Đồ vật trang trí trong phong thủy

Đồ vật trang trí trong phong thủy

Chọn tên theo Can - Chi

Chọn tên theo Can - Chi

Cây và hoa trong phong thủy

Cây và hoa trong phong thủy

Chọn tên theo Can - Chi

Văn cúng khấn

Văn cúng khấn

Lễ cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời

Lễ cúng giao thừa (Lễ trừ tịch) 

Giao thừa là thời khắc mà trời đất giao hoà, âm dương hoà quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới. Đối với người Việt Nam phút giao thừa thật thiêng liêng và trang trọng. Lễ Trừ tịch được cử hành đúng vào lúc giao thừa (hết giờ hợi ngày 30 sang giờ Tý mở đầu ngày Mồng một Tết). 

Theo phong tục của người Việt Nam từ cổ xưa, tại thời điểm giao thừa nhà nhà đều cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà. 

A. LỄ CÚNG GIAO THỪA NGOÀI TRỜI 

Cung giao thua ngoai troi

Ý nghĩa: 
Người xưa tin rằng: mỗi năm có một vị hành khiển trông coi việc nhân gian, hết năm thì vị thần năm cũ lại bàn giao công việc cho vị thần năm mới, nên phải cúng giao thừa ở ngoài trời để tiễn đưa thần năm cũ và đón rước thần năm mới. có 12 vị hành khiển và 12 phán quan (phán quan là vị thần giúp việc cho các vị hành khiển). Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại. vương hiệu của 12 vị hành khiển và các phán quan là: 

Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan. 

Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan. 
Năm Dần: Nguy Vương Hành khiển, mộc tinh hành binh chi thần, tiêu tào phán quan. 
Năm Mão: TrịnhVương Hành khiển, thạch tinh hành binh chi thần, liễu tào phán quan. 
Năm Thìn: Sở Vương Hành khiển, hoả tinh hành binh chi thần, biểu tào phán quan. 
Năm Tị: Ngô Vương Hành khiển, thiên hao hành binh chi thần, hứa tào phán quan. 
Năm Ngọ: Tần Vương Hành khiển, thiên mao hành binh chi thần, ngọc tào phán quan. 
Năm Mùi: Tống Vương Hành khiên, ngũ đạo hành binh chi thần, lâm tào phán quan. 
Năm Thân: Tề Vương Hành khiển, ngũ miếu hành binh chi thần, tống tào phán quan. 
Năm Dậu: Lỗ Vương Hành khiển, ngũ nhạc hành binh chi thần, cự tào phán quan. 
Năm Tuất: Việt Vương Hành khiển, thiên bá hành binh chi thần, thành tào phán quan. 
Năm Hợi: Lưu Vương Hành khiển, ngũ ôn hành binh chi thần, nguyễn tào phán quan. 

Chú ý là trong các bài văn khấn giao thừa khi dâng hương ngoài trời đều khấn danh vị của các vị quan hành khiển cùng các vị phán quan nói trên, năm nào thì khấn danh vị của danh vị của quan hành khiển năm ấy. 

Sắm lễ
Lễ cúng giao thừa ngoài trời gồm: hương, hoa, đèn nến, trầu cau, quần áo, mũ thần linh và mâm lê mặn. với thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng. . . tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà. 

Mâm lễ cúng giao thừa giao thừa phải được chuẩn bị chu đáo, trang trọng với lòng thành kính. 

Vào đúng thời điểm giao thừa,' người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rồi khấn vái trước án. 

Văn khấn có thể viết vào giấy để đọc, sau khi hết 3 tuần hương thì hoá tờ giấy viết văn khấn cùng vàng mã dâng cúng. 

VĂN KHẤN GIAO THỪA NGOÀI TRỜI 
Nam mô a di đà phật! 
Nam mô a di đà phật! 
Nam mô a di đà phật! 

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương 
- Con kính lạy Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật 
- Con kính lạy HoàngTthiên, Hậu Thổ, chư vịTtôn thần. 
- Con kính lạy Ngày Cựu niên Đương cai Hành khiển. 
- Con kính lạy Đương niên Thiên quan (năm nào khấn danh vị của vị Hành khiển năm ấy) năm………… các Ngài NGũ phương, Ngũ thổ, Long Mạch, Táo quân, chư vị Tôn thần. 

Nay là phút giao thừa năm…………… 

Tín chủ (chúng) con là:………… 

Ngụ tại:………… 
Giao thừa chuyển năm 
Năm cũ qua đi 
Năm mới đã đến 
Tam dương khai thái 
Vạn tượng canh thân. 

Ngài Thái Tuê Tôn thần trên vâng lệnh thượng đế giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh, tảo trừ yêu nghiệt. 

Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc nhân ngày đầu xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sắm sửa hương hoa phẩm vật dâng lên trước án, cúng dâng phật thánh dâng hiến Tôn thần, đốt nén hương thơm, thành tâm bái thỉnh. 

Chúng con kính mời: ngài cưu niên đương cai Ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần; ngài bản cảnh thành hoàng chư vị dại vương, ngài bản xử thần linh thổ địa, phúc đức chính thần, các ngài ngũ phương, ngũ thổ, long mạch tài thần, các bản gia táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin các vị giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận, làm ăn phát đạt. 

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám, Phù hộ độ trì. 

Nam mô a di đà phật! 
Nam mô a di đà phật! 
Nam mô a di đà phật!
B. Lễ cúng giao thừa trong nhà 

Lễ cúng giao thừa được cử hành đúng thời khắc giao thừa, kết thúc năm cũ, chuyển sang năm mới. 

Ý nghĩa: 
Lễ cúng giao thừa được cử hành đúng thời khắc giao thừa, kết thúc năm cũ, chuyển sang năm mới. Cúng giao thừa là một nghi lễ thành kính và trang trọng, toàn thể thành viên trong gia đình đứng trước bàn thờ gia tiên cầu khấn cho một năm mới được khoẻ mạnh, vạn sự may mắn tốt lành. 
Sắm lễ

Lễ vật trong lễ cúng giao thừa gồm: 
- Hương hoa, vàng mã; 
- Đèn nến; 
- Trầu cau; 
- Rượu; 
- Bánh kẹo; 
- Mâm cỗ mặn ngày Tết đầy đặn, thơm ngon, tinh khiết. 
Sau khi cung kính bày lễ lên bàn thờ thì đốt nến (đèn), thắp nén hương thơm và thành kính cầu khấn. 

VĂN KHẤN GIAO THỪA TRONG NHÀ 

Nam mô a di Đà Phật! 
Nam mô a di Đà Phật! 
Nam mô a di Đà Phật 
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. 
- Con kính lảy Đức Dương lai hạ sinh Di lặc Tôn Phật. 
- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần. 
- Con kính lạy Long Mạch, Táo quân, chư vị Tôn thần 
- Con kính lạy - Các cụ tổ tiên nội, ngoại chư vị Tiên linh. . 
Nay phút giao thừa năm.............................................. 
Tín chủ (chúng) con là............................................... 
Phút giao thừa vừa tới, giờ Tý đầu xuân, đón mừng nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, dâng lên trước án, cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn thần, tiến cũng Tổ tiên, đốt nén hương, thành tâm kính lễ. 
Chúng con xin kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long Mạch Tài thần, các ngài Bản gia Táo quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này giáng lâm trước hương án thụ hưởng lễ vật. 
Con lại kính mời các cụ Tiên lnh Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội, nội ngoại Gia tộc, chư vị Hựơg linh, cúi xin giáng về linh sàng thụ hưởng lễ vật. 
Tín chủ chúng con lại kính mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ, y thảo thụ mộc ngụ tại đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước hương án thụ hưởng lễ vật. 
Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho toàn thể gia chủ 
Chúng con năm mới tốt lành, sức khoẻ dồi dào, tấn tài tấn lộc, vạn sự tốt lành, vạn điều như. 
Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì. 
Nam mô a di Đà Phật! 
Nam mô a di Đà Phật! 
Nam mô a di Đà Phật! 


Tại sao cúng Giao thừa ngoài trời?

Lẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa.
Giao thừa là gì? Theo từ điển Hán Việt của Ðào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này, có lễ trừ tịch.
* Lễ trừ tịch
Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt đầu qua năm mới. Vào lúc này, dân chúng Việt nam theo cổ lệ có làm lễ trừ tịch. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch". Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.
* Cúng ai trong lễ giao thừa
Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Lễ giao thừa được cúng ở ngoài trời là bởi vì các cụ xưa hình dung trong phút cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương luôn có quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được), thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì.
Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.
* Sửa lễ giao thừa
Người ta cúng giao thừa tại các đình, miếu, các văn chỉ trong xóm cũng như tại các tư gia. Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời. Một chiếc hương án được kê ra, trên có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có thêm chiếc mũ của Ðại Vương hành khiển.
Ðến giờ phút trừ tịch, chuông trống vang lên, người chủ ra khấu lễ, rồi mọi người kế đó lễ theo, thành tâm cầu xin vị tân vương hành khiển phù hộ độ trì cho một năm nhiều may mắn. Các chùa chiền cũng cúng giao thừa nhưng lễ vật là đồ chay. Ngày nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành kính như xưa nhưng bàn thờ thì giản tiện hơn, thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà.
* Tại sao cúng Giao thừa ngoài trời
Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có trí như quan toàn quyền. Năm nào quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật...Trái lại, gặp phải ông lười biếng, kém cỏi, tham lam thì hạ giới chịu mọi thứ khổ.
Các cụ hình dung phút ấy ngang trời quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được) thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì. Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà Trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới.
Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà..
* Lễ cúng Thổ Công
Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ cũng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa.
* Mấy tục lệ trong đêm trừ tịch
- Sau khi làm lễ giao thừa, các cụ ta có những tục lệ riêng mà cho đến nay, từ thôn quê đến thành thị, vẫn còn nhiều người tôn trọng thực hiện.
- Lễ chùa, đình, đền: Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình và nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.
- Kén hướng xuất hành: Khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.
- Hái lộc: Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là "lấy lộc" của Trời đất Thần Phật ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.
- Hương lộc: Có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó về cắm và bình hương bàn thờ nhà mình.Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.
- Xông nhà: Thường người ta kén một người "dễ vía" trong gia đình ra đi từ trước giờ trừ tịch, rồi sau lễ trừ tịch thì xin hương lộc hoặc hái cành lộc ở đình chùa mang về. Lúc trở về đã sang năm mới và ngưòi này sẽ tự "xông nhà" cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Nếu không có người nhà dễ vía người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông nhà trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem lại sự may mắn dễ dãi.

                                                                                  Ban ve Phong thuy

Văn cúng Tất niên

Lễ tất niên được tiến hành vào chiều ngày 30 Tết. Trong ngày 30 Tết, nhà thà đều dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón Tết. Lễ tất niên được cúng vào chiều 30 Tết 


http://baoquangngai.com.vn/dataimages/201101/original/images414117_c1.jpg


Ý nghĩa:


Lễ tất niên được tiến hành vào chiều ngày 30 Tết. Trong ngày 30 Tết, nhà thà đều dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón Tết. Đầu tiên phải lau chùi, trang hoàng, bày biện bàn thờ, với hương, hoa tươi, đèn nến đầy đủ. Sau đó, trang hoàng nhà cửa với hoa, cành đào, chậu quất.. . Sau khi công việc chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đầm ấm, thiêng liêng, vui vẻ xong thì gia chủ phải chuẩn bị mâm cỗ cúng Tất niên.

Sắm lễ:

Mâm lễ cúng Tất niên gồm:

- Hương hoa, vàng mã;

- Đèn nến;

- Trầu cau;

- Rượu;

- Bánh chưng;

- Cỗ mặn với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon, tinh khiết, bầy biện đầy đặn, trang nghiêm.

VĂN KHẤN LỄ TẤT NIÊN

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

- Con kính lạy HoàngThiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn phần.

- Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương

- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, ngũ thổ Long Mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân cùng tất cả các vị Thần linh cai quản ở trong xứ này.

- Con kính lạy Chư gia Cao Tằng TỔ Khảo, Cao Tăng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ……….

Hôm nay là ngày 30 tháng chạp năm……….

Tín chủ (chúng) con là:…………

Ngụ tại:……….

Trước án kính cẩn thưa trình:

Đông tàn sắp hết

Năm kiệt tháng cùng

Xuân tiết gần kề

Minh niên sắp tới.

Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

                                                                                        (Theo Camnanggiadinh)
                                                                                     Ban ve Phong thuy


Văn cúng ông Táo ( ngày 23 tháng chạp)

I. Lễ cúng tiễn ông Táo (ngày 23 tháng Chạp)

Ý nghĩa: Người Việt xưa cho rằng: trong mỗi gia đình đều có vị thần bếp (còn gọi là TThần Táo Quân - Vua Bếp) trông nom cuộc sống của họ.

Thần Táo Quân gồm 3 người, hai táo ông và 1 táo bà. Hàng năm cư đến ngày 23 tháng Chạp (tháng 12 âm lịch), Thần Táo Quân cưỡi cá chép lên thiên đình (để bẩm báo với Ngọc Hoàng mọi việc tốt, xấu trong năm của từng người trong gia đình, nên ngày 23 tháng Chạp được gọi là ngày Tết ông Táo. Ngày nay, vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, nhà nhà đều thành kính săm sửa lễ vật để tiễn ông Táo lên chầu Trời.

Sắm lễ

Việc cúng tiễn ông Táo được thực hiện tại gia. Lễ cúng ông Táo gồm có.

+ Một mâm cỗ mặn, bánh kẹo, trầu cau, rượu. . .

+ Ba bộ mũ áo, hia hài táo quân cùng vàng nén.

+ Ba con cá chép sống để táo quân cưỡi bay lên Trời

VĂN KHẤN ÔNG TÁO LÊN CHẦU TRỜI

(23 tháng Chạp)

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư hật mười phương

Con kính lạy ngài đông trù tư mệnh táo phủ thần quân. tín chủ (chúng) con là:

Ngụ tại:……………

Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai giá, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Chú ý: Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá trở ông Táo lên chầu trời.

(Theo Camnanggiadinh)

II. Lễ cúng ông Táo và bài khấn Nôm ngày 23 tháng Chạp
Ông Táo còn gọi là Táo Quân hay Thổ Công là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ. Không những ông là vị thần định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ mà còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Theo dân gian, ông Táo hay Thổ Công gồm có 3 vị (hai ông, 1 bà), có nơi còn gọi là Vua Bếp. Tương truyền, xưa có người tên là Trọng Cao, lấy vợ là Thị Nhi, ăn ở với nhau đã lâu mà không có con, sinh ra buồn phiền, xích mích. Một hôm Trong Cao đánh vợ, Thị Nhi bực tức bỏ nhà ra đi, gặp Phạm Lang và cùng nhau nên vợ nên chồng.
Trọng Cao ân hận, bỏ công ăn việc làm đi khắp mọi nơi tìm vợ và trở thành người hành khất sống qua ngày. Một lần Trọng Cao vào một nhà xin ăn, được bà chủ mang cơm ra đãi, Trọng Cao nhận ra bà chủ là vợ mình, Thị Nhi cũng nhận ra người hành khất chính là Trọng Cao - chồng cũ của mình. Hai người ân hận, hàn huyên thổ lộ tâm tình. Sợ Phạm Lang về bắt gặp nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn vào đống rơm ngoài vườn để nàng tìm cách thu xếp cho êm đẹp.
Trọng Cao đi đường xa mệt mỏi nên ngủ thiếp trong đống rơm. Lúc Phạm Lang về, nhớ đến việc thiếu tro bón ruộng, liền châm lửa đốt đống rơm. Sự việc xảy ra quá bất ngờ, Thị Nhi chạy ra thấy vậy liền nhảy vào đống lửa chết theo Trọng Cao. Thấy vợ chết cháy, Phạm Lang thương xót tiếp tục nhảy vào đống lửa đang cháy đỏ và cả ba đều chết cháy.
Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm Táo Quân và giao cho Phạm Lang là Thổ Công trông coi việc trong bếp, Trọng Cao là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn Thị Nhi là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.
Phong tục thờ cúng Táo công cũng từ đấy mà có. Thường thì bắt đầu từ chiều 22 hoặc sáng 23 tháng Chạp, các gia đình làm lễ để ông Táo lên chầu trời, tấu trình mọi việc của gia chủ, đến trưa 30 Tết thì ông Táo lại có mặt ở hạ giới để tiếp tục công việc.
Từ sự tích trên nên sắm mũ Thổ Công thường có 3 chiếc, một của nữ thần, 2 của nam thần có cánh chuồn, kèm theo là áo và hia cùng bệ bằng giấy. Theo sách "Nam Định địa dư chí" của tiến sĩ đốc học Khiếu Năng Tĩnh thế kỷ XIX, mục phong tục thì mũ và áo của Táo Quân mầu vàng. Nhưng có sách lại nói màu sắc tùy thuộc từng năm, ứng với các hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Bài vị thờ Táo Quân thường chỉ đề: "Đông trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân" hoặc: "Bản Thổ phúc đức Tôn Thần" (vị thần định sự phúc đức cho gia đình). Cũng có nơi lại ghi bài vị: "Định phúc Táo Quân" (ông Táo định việc phúc). Phúc đức này do gia chủ và người trong nhà tạo ra trong từng năm, tức là ăn ở, cư xử xấu hay tốt trong một năm.
Theo tiến sĩ Khiếu Năng Tĩnh, ông Táo là vị thần được Thượng đế phân công cai quản ở một nhà nên Táo Quân là vị chủ thứ nhất của mỗi nhà (Đệ nhất gia chi chủ) nên khi cúng lễ kêu cầu việc gì đều phải khấn Táo Quân trước để ông Táo biết việc làm của gia chủ rồi mới khấn lễ Gia tiên. Với những nơi sùng tín, người ta cúng Thổ Công mỗi tháng hai lần vào dịp tuần rằm và mồng 1 hàng tháng. Lễ cúng đơn giản thường là hương hoa, trầu cau, rượu. Cũng có khi người ta cúng đồ mặn (xôi, gà hoặc chân giò) khi gia đình có việc cần cầu xin.
Lễ cúng Táo Quân quan trọng nhất là 23 tháng Chạp. Ngày này ông Táo sẽ lên Thiên Đình trình báo với Ngọc Hoàng mọi việc tai nghe mắt thấy ở trần gian trong năm qua để định phúc, họa cho từng nhà. Do niềm tin này mà người ta tự nhắc nhủ phải sống sao cho hợp đạo lý để cả nhà được bình yên, hưởng phúc lành. Đồng thời, lễ cúng ông Táo Quân chầu trời được cử hành chu đáo, kính cẩn và lễ vật thịnh soạn.
Lễ vật cúng Táo Quân ngày 23 tháng Chạp gồm có mũ, áo, hia, giấy vàng, giấy bạc, trầu nước, hoa quả, cỗ mặn ( xôi, rượu, thịt), một con cá chép sống. Lễ xong phóng sinh con cá chép ra ao, hồ cá sẽ hóa rồng đưa Thổ Công lên trời.
Bài khấn nôm ngày 23 tháng Chạp
Hôm nay là ngày.....tháng.... năm..
Tên tôi ( hoặc con) là... cùng toàn gia ở số nhà... phố.... Phường...quận... thành phố hoặc ở thôn...xã....huyện.....tỉnh.
Kính lạy đức " Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân"
(Có thể khấn thêm)
" Thổ địa Long mạch Tôn Thần"
" Ngũ phương ngũ thổ Phúc đức Chính Thần"
Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối chạp.
Gia đình sửa lễ bạc dâng lên
Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ
Kính mong Thần tâu bẩm giúp cho:
Bên trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp.
Cảm thông xin tấu thực thà
Cầu mong giúp đỡ lợi lạc
Người người no ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng
Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác
Muôn trông ơn đức vô cùng
Cẩn cốc ( vái 4 vái).
(Theo Nguyễn Thị Nhi - Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam)

                                                                                     Ban ve Phong thuy

Văn khấn tổ tiên


I. Văn khấn tổ tiên ngày mồng Một tết


                Nam mô a di Đà Phật!

                Nam mô a di Đà Phật!

                Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lảy Đức Dương lai hạ sinh Di lặc Tôn Phật.

- Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc Huynh Đệ, đương thượng Tiên linh và các hương hồn nội tộc ngoại tịch.........................................................

Tín chủ (chúng) con là:..............................................

Ngụ tại ..........................

Nay theo tuế luật, âm dương vận hành, tới tuần Nguyên Đán, đầu xuân năm mới, con cháu tưởng nhớ ân đức Tổ Tiên như trời cao biển rộng. Hôm nay ngày mồng Một tháng Giêng năm . .... . . . . . . .. . ., tín chủ con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, hương hoa nước quả, thắp nén hương thơm, thành hình dâng lên trước án. 

Tín chủ con có lời kính mời các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc, Đệ Huỳnh, Cô Di, Tỷ Muội, nam nữa Tử Tôn nội, ngoại, cúi xin các vị thương xót con cháu, phù hộ độ trì con cháu năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết được hưởng điềm lành.

Tín chủ con lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong đất này cùng về hâm hưởng, xin ban cho sức khoẻ đồi dào, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì.

                Nam mô a di Đà Phật!

                Nam mô a di Đà Phật!

                Nam mô a di Đà Phật!

II. Lễ chạp (Lễ tạ mộ ngày 30 Tết)

Ngày 30 tết, mọi gia đình thường ra mộ tổ tiên và người thân đã khuất để lễ tạ Thổ thần, đắp thêm đất lên mộ, sửa sang mộ, rước vong linh Gia tiên về đón năm mới.

Ý nghĩa:

Ngày 30 tết, mọi gia đình thường ra mộ tổ tiên và người thân đã khuất để lễ tạ Thổ thần, đắp thêm đất lên mộ, sửa sang mộ, rước vong linh Gia tiên về đón năm mới. Gia đình khi ra mộ lễ sẽ chuẩn bị lễ để cúng. Lễ này gọi là lễ Chạp. Những gia đình trong năm có người mất thì đến lễ Chạp nên tiến hành cẩn thận hơn những năm khác.

Nếu gia đình không có điều kiện ra mộ, thf có thể rước Gia tiên về đón năm mới theo cách: bày cỗ lên bàn thơn, đền, hương hoa dâng cúng vào trưa (giờ Ngọ) ngày 30 Tết, rồi khấn Tổ tiên về dự hưởng Tết với gia đình.

Sắm lễ:

Mâm cỗ cúng gia tiên phải được chuẩn bị chu đáo, bao gồm:
- Hương hoa, trầu cau.
- Vàng mã.
- Lễ mặn hoặc lễ ngọt tùy theo gia chủ chuẩn bị. Mâm cúng lễ phải đầy đặn, bày biện cẩn thận mang ra ngoài mộ hoặc bầy lên bàn thờ gia tiên.

VĂN KHẤN LỄ CHẠP

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

- Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.

- Con kính lạy ngày Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương.

- Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần.

- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài TIền Chu tước, Hậu Huyền vuc, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong xứ này.

Con kính lạy hương linh cụ:…………………..

Hôm nay là ngày 39 tháng Chạp, năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến.

Tín chủ (chúng) con là:…………..

Ngụ tại:…………..

Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa nước quả,kim ngân bạc vàng, trình cáo Tôn thần, kính rước vonglinh bản gia tiên tổ chúng con là:...........................................

có phần mộ táng tại…………

về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiện, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa. Âm dương cách trở

Bát nước nén hương.

Thành tâm kính lễ

Cúi xin chứng giám

Phù hộ độ trì

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật! 


                                                                                     Ban ve Phong thuy
                                                                                               

Cúng hóa vàng

Văn Khấn lễ Tạ năm mới lễ Hóa vàng

Theo truyền thống xưa, lễ Tạ năm mới được tiến hành khi kết thúc Tết, còn gọi là lễ Hoá Vàng. 

Ý nghĩa: 

Theo truyền thống xưa, lễ Tạ năm mới được tiến hành khi kết thúc Tết, còn gọi là lễ Hoá Vàng được tiến hành vào ngày mồng ba Tết hoặc ngày khai hạ mồng bảy Tết. 

Sắm lễ: Lễ vạt dâng cúng trong lễ tạ năm mới gồm: 
- Hương, hoa, nước, quả (ngũ quả). 
- Trầu cau; 
- Rượu; 
- Đèn, nến; 
- Lễ ngột, bánh kẹo; 
- Mâm cỗ mặn: xôi, gà, bánh chưng, các món Tết đầy đủ, tinh khiết. 

Văn khấn tạ năm mới 

Nam mô a di Đà Phật! 
Nam mô a di Đà Phật! 
Nam mô a di Đà Phật! 

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chứ Phật, Chư phật mười phương 


- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. 
- Con kính lạy Ngài Đương niên, ngài Bản cảnh Thành hoàng, các ngài Thổ địa,Táo quân, Long Mạch, Tôn thần. 
- Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại Tiên linh. 
Tín chủ (chúng) con là:.............................................. 
Ngụ tại:............................................ ........................ 

Hôm nay là ngày mồng 3 tháng giêng năm ............. 

Tín chủ con thành tâm sắp sửa hương hoa nước quả kim ngân vàng bạc, phẩm vật trà tửu dâng lên trước án, kính cẩn thưa trình: 

Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hoá kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn Tiên linh trở về âm giới. 

Kính xin phù hộ độ trì cho con cháu được chừ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng 

Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì. 

Nam mô a di Đà Phật! 
Nam mô a di Đà Phật! 
Nam mô a di Đà Phật
!

II. Ý nghĩa lễ Hóa vàng
Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, tục hoá vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hoá vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới vô hình bên kia sống gần với dương gian. Theo tục lệ người Việt cổ, ngày hóa vàng được chọn là ngày mùng 7 tháng Giêng, bởi lẽ người xưa cho rằng đó là ngày của loài người (nhân nhật). Theo “Phương sóc chiêm thú” cùng một số địa chí thì ngày mùng 1 là ngày của gà, mùng 2 là ngày của chó, mùng 3 là ngày của lợn, mùng 4 của dê, mùng 5 của trâu, mùng 6 của ngựa, mùng 7 của loài người và mùng 8 của thóc lúa.

Ngày nay, để phù hợp với điều kiện sống người ta không nhất thiết phải hóa vàng vào ngày mùng 7 mà có thể sớm hơn. Việc chọn ngày làm lễ hóa vàng tùy thuộc vào mỗi gia đình, nhưng chủ yếu bắt đầu từ mùng 3 đến khoảng mùng 10 Tết Nguyên đán. Điều quan trọng nhất là phải có lễ tạ gia tiên, gia thần và chư vị thánh thần, phật. Vì theo quan niệm dân gian, có lễ tạ thì tấm lòng của chủ nhà mới được người âm chứng giám, phù hộ cho gia đình mạnh khỏe, phát đạt.

Ngày lễ tạ rất quan trọng trong dịp Tết Nguyên đán của người Việt. Theo quan niệm dân gian, trong dịp Tết, các bậc gia thần, gia tiên luôn ngự trên ban thờ, vì thế đèn hương không bao giờ được tắt. Các thức dâng cúng phải đợi đến ngày hóa vàng mới được đem xuống (trừ những thứ dễ  thiu như thịt, xôi...). Nếu đèn hương bị tắt, nhất là việc hạ lễ vật trước khi lễ tạ sẽ phạm phải điều bất kính. 

Sau khi lễ, việc hóa vàng cũng phải hóa riêng. Phần tiền, vàng của gia thần phải hóa trước, vàng của tổ tiên hóa sau để tránh nhầm lẫn. Tục xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài ba cây mía dài. Dân gian cho rằng đây là đòn gánh để các linh hồn mang hàng hóa.


                                                                                     Ban ve Phong thuy