sponsor

sponsor
Theme images by kelvinjay. Powered by Blogger.

Âm dương ngũ hành

Breaking News

Tử Vi Trọn Đời

Thần Số Học

Phong thủy nhà cửa

Phong thủy văn phòng

Phong thủy nhà bếp

Hóa giải hung sát theo phong thủy

Lục thập hoa giáp

Lục thập hoa giáp

Âm dương ngũ hành

Âm dương ngũ hành

Đồ vật trang trí trong phong thủy

Đồ vật trang trí trong phong thủy

Chọn tên theo Can - Chi

Chọn tên theo Can - Chi

Cây và hoa trong phong thủy

Cây và hoa trong phong thủy

Chọn tên theo Can - Chi

Văn cúng khấn

Văn cúng khấn

Phong Thủy Bàn Làm Việc

Muốn làm ăn phát triển, thuận buồm xuôi gió. Thì ngoài yếu tố Phong Thủy Đất đai, Nhà Cửa thì chúng ta cũng phải chú ý cẩn thận đến chính Bàn Làm Việc của cá nhân mình.

Theo khoa Phong Thủy thì trên bàn làm việc cũng có những "cung" mang những đặc điểm riêng biệt giúp công việc tiến triển theo nhiều chiều hướng khác nhau. Những cung vị này của Bàn Làm Việc, phụ thuộc vào chúng ta sắp xếp thế nào? mà sẽ ảnh hưởng đến Cát Hung trong công việc. Để các bạn hiểu rõ hơn và biết cách sắp xếp PTPK xin chia sẻ đôi điều về các cung này trên Bàn Làm Việc :
1. Vị trí này tượng trưng cho Quan lộc hoặc là nơi bắt đầu một ngày vì vậy không nên để vật gì ở đây. Vị trí này nên để trống nhằm mở ra các vận hội cho một ngày mới.
2. Cung Quan hệ thích hợp cho các tập sách quảng cáo và chi tiết của đối tác mà bạn sẽ gặp gỡ, tiếp xúc cho các dự án hiện thời của bạn.
3. Một chậu cảnh nho nhỏ đặt ở cung Huynh trưởng sẽ giúp không khí ở đây được tươi mát và tượng trưng cho sự trường thọ và ổn định.
4. Hồ sơ, sổ sách về kế toán và thu nhập nên đặt ở cung Thịnh vượng này, nhưng đừng đặt các tập chi phiếu ở đây vì chúng mang ý nghĩa tiền bạc sẽ rời khỏi tay bạn.
5. Sử dụng cung Trung tâm cho các công việc đang phải giải quyết rồi thu dọn chúng đi. Không nên xếp quá nhiều vật dụng thành một đống ở vị trí này.

6. Cung Quý nhân là nơi đặt điện thoại bàn và sổ địa chỉ liên hệ.
7. Cung Tử tức hoặc Dự án là nơi lý tưởng đặt những hồ sơ, dự án hiện thời.
8. Cung Học vấn và Tri thức – nơi để các loại sách báo tham khảo.
9. Đây là cung Danh vọng và phương vị Chu tước. Nên đặt một vật chặn giấy bằng thủy tinh hoặc pha lê ở chỗ này để biểu thị ranh giới của bàn làm việc và dự án hiện thời. Bạn cũng có thể đặt một tấm ảnh cá nhân ở đây hoặc bức tranh phong cảnh treo trên tường phía trước mặt sẽ tượng trưng cho các khả năng tương lai.
* Lưu ý : vị trí người ngồi (chủ) phải ở chính giữa bàn làm việc, còn vị trí của người đến làm việc (khách) phải ở hai bên Tả và Hữu, hoặc chỉ một bên Tả hay Hữu. Không được ngồi thẳng với vị trí Chủ.

Chọn Ngày Treo Gương Bát Quái Hậu Thiên.

Như chúng ta đã biết công dụng của hai gương Bát Quái Tiên Thiên và Hậu Thiên. Tiên Thiên chủ yếu dùng để hóa sát còn Hậu Thiên dùng chủ đạo để thay đổi hướng nhà, nhằm mục đích xoay hướng bản trạch khi phạm phải Du Niên xấu. Khác với gương Tiên Thiên thì gương Hậu Thiên ngoài việc dùng phải đúng cách (xoay quẻ phù hợp) thì một trong những yếu tố để làm cho gương phát huy công năng đó chính là tìm được ngày phù hợp để treo gương.


Với gương Tiên Thiên thì việc tìm ngày hóa sát đơn giản hơn chúng ta chỉ cần tìm một trong những ngày như : Ngày Hoàng Đạo, ngày thuộc Trực Trừ... cao cấp hơn thì chúng ta tìm ngày có giờ Tứ Đại Cát phù hợp, Đăng Quý Nhân hoặc Ngày Giờ Thái Dương... Còn với gương Hậu Thiên thì không phải như vậy bởi như đã nói chủ đạo mục đích của ta khi treo gương Hậu Thiên đó là xoay chuyển hướng Bản Trạch về cung tốt, những ngày giờ kể trên không đủ để chúng ta phát huy được sức mạnh nhằm xoay chuyển được Càn - Khôn như vậy, và khi đã không xoay chuyển được thì coi như treo gương chẳng có tác dụng gì. 
Có nhiều cách để ta tìm ngày này, ở đây PTPK chỉ dẫn một cách đơn giản nhất để mọi người có thể tự tính, tuy nhiên bạn vẫn cần có kiến thức nhất định về PT mới tính được. Đầu tiên chúng ta cần biết xoay quẻ của gương cho phù hợp, ở đây trong khuôn khổ bài này PTPK không đề cập lại đến cái này nữa, mọi người có thể tìm đọc lại bài viết của PTPK trước đây hoặc xem tại tại đây sau khi biết quẻ ta cần xoay chuyển, chúng ta dựa vào Hà Đồ Lạc Thư để biết sự tương ứng của cửu tinh với mỗi con số biểu diễn. Chẳng hạn Mệnh-quái là Càn thì Phục-vị ở hướng Tây-bắc (Càn), Sinh-khí ở hướng Tây (Ðoài). nhà ở phía Ðông (Chấn) thuộc Ngũ-quỉ. Để hóa giải Ngũ Quỷ ta cần đưa Càn vào thế chỗ Đoài, như vậy ta có quẻ Đoài ứng với Hà Đồ Lạc Thư Đoài có sao Thất Xích - số 7. 


Như vậy ta có số 7 tương ứng với mùng 7 âm lịch, đưa 7 vào trung cung an tuần tự theo vòng Lường Thiên Xích theo thứ tự số ngày có trong tháng, cứ ngày nào rơi vào cung Đoài, ngày đó ta sẽ sử dụng. Có một cách khác sử dụng phương pháp tương tự mà người xưa hay dùng đó là dùng quẻ cần thế, sau đó nạp giáp... để quy đổi ra Lục Thập Hoa Giáp sau đó mới an để tìm ngày Hoa Giáp tương ứng, phương pháp này cũng khá linh diệu PTPK sẽ trình bày ở bài viết sau.
Như vậy PTPK đã trình bày xong một phương pháp đơn giản để chọn ngày. Hy vọng sẽ giúp ích cho mọi người.

Kích Hoạt Tài Lộc Bằng Cung Thiên Lộc

  Khi đặt vật phẩm Phong Thủy Chiêu Tài, hay đặt ban thờ Thần Tài chúng ta đều biết muốn có hiệu quả vật phẩm đó ngoài việc phải qua các nghi thức tâm linh (Khai Quang, Dụng Thần...), chọn ngày tốt,... thì yếu tố quyết định cuối cùng đó là vật phẩm đó phải đặt được đúng phương vị Tài Lộc trong nhà có như vậy mới phát huy được công dụng của vật phẩm đó mang lại.



 Trên thực tế trong PT có nhiều phương pháp để tìm vị trí cát lợi này như : Cung tốt theo tuổi, theo Loan Đầu, cung có các sao sinh vượng hay tam cát, ngũ cát... Thậm chí dùng các phương pháp kiểm tra năng lượng thực tế để tìm khu vực có mật độ năng lượng cao, Tử Vi... Nhưng có một phương pháp khá tốt đã được PTPK áp dụng rất nhiều vào thực tế, mang lại hiệu quả thực nghiệm khá cao, đó chính là Thần Sát. Phương pháp này tổng hợp dựa trên khá nhiều phương pháp khác nhau như Trường Sinh, Cửu Tinh, Bát Tự...



Mục đích của phương pháp này là tìm ra nơi cư của phương vị Lộc. PTPK đã từng có bài viết về cách tính của phương pháp này để tìm phương vị Lộc Mã Quý Nhân, trong khuôn khổ bài viết này PTPK không đề cập lại cách tính cụ thể nữa, mọi người có thể tìm đọc lại bài viết cách tính này tại trang của PTPK. Ở đây PTPK chỉ đề cập đến phương pháp ứng dụng để đặt Vật Phẩm.

Ứng dụng tính phương vị Thiên Lộc


 Đầu tiên chúng ta phải tìm ra phương vị Lộc của từng người, chẳng hạn người Thiên Can là Giáp - Lộc sẽ tại  Dần, vậy Sơn Dần sẽ là phương vị Lộc của người đó, tiếp đó chúng ta dùng ngày, giờ, tháng có Lộc đến đóng cùng tại phương vị này. Đến ngày giờ đó chúng ta dùng bột tẩy uế hoặc rượu gừng, nước ngũ vị hương lau rửa sạch sẽ phương vị này. Tiếp đó dùng trầm hương hoặc hương thơm thắp liên tục trong vòng 15 phút. Cắt một miếng giấy hoặc vải đỏ lót vừa vật phẩm chiêu tài, dùng tinh dầu hay nước hoa, hoặc dầu gió nhỏ một vài giọt lên miếng giấy (vải) này, sau đó đặt vật phẩm lên trên.



 Nếu cùng có Mã đến hướng hay đến tọa của bản trạch, thì tốc phát sẽ rất nhanh chóng thường trong một tháng.

Gương Bát Quái

Có một số bạn và gia chủ vừa qua có nhờ PTPK tư vấn về gương Bát Quái, cách dùng cũng như công năng của gương. Vì hiện nay có rất nhiều loại gương khác nhau, đáp ứng các nhu cầu hóa giải cho từng trường hợp khác nhau. Vì vậy mọi người không khỏi lúng túng khi chọn cho mình một loại gương phù hợp để treo. Hôm nay PTPK có bài viết nhỏ về các loại gương này, nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn công năng của từng loại gương và cũng là đáp ứng theo yêu cầu của một số bạn muốn PTPK viết một bài về vấn đề này.

Trước hết Gương Bát quái nói chung có công năng hóa giải nhà ở bị xung sát, những điềm xui gở, chỗ nào bị phạm sát thì treo bát quái ở chỗ đó, ví dụ treo trước cửa chính, hướng nhà, cửa sổ, cửa phụ...Chỉ cần hướng mặt của bát quái vào đúng điểm (phương) tạo sát, thì sẽ có thể hóa giải được. Gương Bát Quái có nhiều loại, tùy mục đích khác nhau mà có các loại gương khác nhau, thậm chí chất liệu làm gương cũng khác nhau, tùy theo phương vị treo gương để chọn chất liệu cho phù hợp. Chẳng hạn các phương vị thuộc Kim thì phải treo gương chất liệu bằng đồng như Đoài (Tây), Càn (ĐB), hoặc phương vị tương sinh như Khảm (Bắc). Phương Ly (Nam) thì treo gương bằng gỗ hoặc sứ, gốm...
Tùy theo công năng của chúng mà người ta phân loại như sau :
1- Gương bát quái phẳng
   Gương phẳng trong Phong Thuỷ có tác dụng phản xạ lại luồng hung khí chiếu đến. Gương phẳng chuyên dùng hoá giải tất cả các sát khí chiếu đến. Gương phẳng hoá giải được hầu hết các hướng nhà xấu, gặp sát khí chiếu, hướng không hợp mệnh cung của gia chủ…


2- Gương bát quái lõm
 Gương bát quái lõm thu những cát khí trước nhà như ao, hồ, sông, biển. Gương bát quái có biểu tượng Tiên Thiên Bát Quái hội tụ được năng lượng, có tác dụng trấn áp tà khí, biến hung thành cát. Gương Bát Quái lõm thường dùng để Hóa Giải các trường hợp cầu thang đổ ra đường, nhà nhìn từ cửa trước thông thẳng ra cửa sau. Và gương Bát Quái lõm là loại có thể treo trong nhà.


3- Gương lồi : 

 Gương có tác dụng phản xạ lại luồng khí chiếu đến. Gương được dùng trong trường hợp hướng bị phạm vào các hướng xấu hoặc kỵ tuổi gia chủ. Thích hợp khi nhà đối diện có công cụ hóa sát chĩa thẳng vào nhà mình, tác dụng của nó là phản xạ lại toàn bộ sát khí của đối phương. Gương Lồi chỉ đặt ngoài nhà và không chiếu vào người, nếu không biến cát thành hung. Gương Bát Quái phẳng và lồi thường dùng để Hóa Giải các trường hợp Thương Sát, Hỏa Hình Sát, Đỉnh Tâm Sát, Tam Xoa Sát. Nhưng tùy trường hợp mà sử dụng loại nào (vì Hình Sát nhỏ không nên dùng gương Bát Quái lồi) và thêm những công cụ khác trên gương.


4- Gương Bát Quái Hổ Phù 

  Thường dùng để Hóa Giải Ngũ Hoàng Sát, Tam Xoa Sát, Thương sát, Đỉnh Tâm Sát, Thích Diện Sát.

5- Gương Bát Quái Trấn Trạch : 

 Là loại gương thường làm bằng đồng, 1 mặt có in hình Bát Quái, mặt kia vẽ 1 Phù Trấn Trạch hoặc với 2 thanh thư hùng Thất Tinh Kiếm. Ngoài các công năng Hóa Giải như gương Bát Quái thường ra, nó thường dùng cho trường hợp nhà đối diện các nhà tang lễ, trại giam, bệnh viện, nghĩa trang…nói chung là những nơi có sự chết chóc.


6- Gương Bát Quái Chuẩn Đề (Phù Chuẩn Đề)

Là loại gương (Phù) một mặt in hình Phật Chuẩn Đề với 18 tay cầm 18 món Vật Phẩm, mặt kia là dạng cầu cộng với bài chú Chuẩn Đề. Đây đúng ra là Vật Phẩm Hóa Giải của Mật Tông Tây Tạng, công năng của nó rất mạnh. Ngoài những tính năng đặc biệt như gương Bát Quái Trấn Trạch ở trên, nó còn dùng cho trường hợp nhà ở mà trước đây chủ trước xài Lỗ Ban nuôi “binh”, hoặc nhà có Âm binh quấy phá. Đây là loại gương có thể treo trong nhà.

7- Gương Bát Quái Đại Đế :

 Là loại gương một mặt có in hình Vô Cực Đại Thiên Tôn (chính là Ngọc Hoàng Đại Đế) với Phù Trấn Trạch, mặt kia in hình Bát Quái. Gương này ngoài những công năng đặc biệt bên trên của các gương kia còn có sức Hóa Giải các hình tượng Thập Tự Giá khổng lồ đối diện nhà, các nhà đối diện treo gương có hình Tử Vi Đại Đế cưỡi trên Kỳ Lân cầm gương Bát Quái chiếu sang nhà mình.



8- Ngoài ra Guơng Bát Quái còn có loại gương Hậu Thiên. Dùng để xoay hướng nhà khi hướng nhà phạm vào các hướng xấu như Tuyệt Mạng, Ngũ Quỷ, Họa Hại... lúc này ta xoay các quẻ trên gương để xoay hướng nhà sang Du Niên tốt phù hợp với từng loại Du Niên xấu cần hóa sát.

* Trên đây là một số loại gương hay dùng trong Phong Thủy khi hóa sát, và còn rất nhiều loại gương khác nhau nữa. Lưu ý chung khi dùng gương Bát Quái như sau : 

+ Gương Bát Quái phải chọn chất liệu phù hợp với phương vị treo.
+ Khi Hóa Sát dùng Gương Tiên Thiên còn xoay chuyển hướng dùng Hậu Thiên.
+ Gương phải được Khai Quang và chọn ngày giờ trước khi treo.

Dùng Vật Phẩm Trong Phong Thủy Như Nào Cho Đúng?

  Khi làm việc, hay tiếp xúc - học tập với các chuyên gia trong Phong Thủy nói riêng và trong các vấn đề Tâm Linh nói chung, chúng ta hay gặp các khái niệm Thanh Tịnh - Nạp Khí - Tẩy Uế - Khai Quang... vậy thực chất đó là gì? có công dụng gì? và tác dụng ra sao? thì hẳn trong số các gia chủ hoặc những người mới tìm hiểu về lĩnh vực này còn nhiều thắc mắc, hoặc có thể hiểu một cách mơ hồ không rõ ràng, dẫn tới có những khái niệm không chính xác và hay hiểu theo ý nghĩa của sự mê tín. vậy trong khuôn khổ bài viết nhỏ này PTPK tôi xin cô đọng lại các khái niệm, nhằm giúp gia chủ và những bạn nào bước vào nghiên cứu có được kiến thức cơ bản nhất và có sự định hướng trong quá trình học tập về công việc này trong Phong Thủy.



Trước hết sau khi khảo sát về Phong Thủy Âm Dương Trạch , chúng ta đưa ra các phương án hóa sát (ở đây trong khuôn khổ và mục đích bài viết này thì PTPK chỉ nói đến việc sử dụng các Linh - Vật Phẩm để hóa sát) chúng ta cần phải biết một trong những việc đầu tiên là làm cho các Linh - Vật Phẩm (LVP) của chúng ta phải có một nguồn năng lượng hoặc một sự hấp thụ mãnh mẽ, có như vậy thì mới có thể thay đổi trường khí cho một khu vực cần hóa sát, hay một khu vực cần tăng cường cát khí. Một LVP mua về mà chúng ta đem đặt thì chỉ có hình tướng, chứ không có khả năng làm thay đổi trường khí nơi đó, bởi bản thân LVP đó chỉ có nguồn năng lượng rất thấp, hỗn tạp, uế tạp... từ chính vật liệu làm nên LVP đó. Như vậy LVP đó chỉ có tác dụng trưng bày chứ không hề có tác dụng hóa sát, hay tăng cường cát khí, thậm chí trong một số trường hợp còn trở thành hung họa.
Mấu chốt trong PT đó chính là Năng Lượng (Khí). Những nguồn Năng Lượng này sẽ tác động đến con người, trong bất cứ môi trường và hoàn cảnh nào. Nếu con người luôn hấp thu được Cát Khí tức nguồn năng lượng tốt và mạnh mẽ, thì người đó luôn có sức khỏe dồi dào, đầu óc minh mẫn nên tài lộc, công việc cũng trôi chảy. Ngược lại những người ở trong khu vực có nguồn năng lượng thấp hoặc xấu (như Phóng Xạ, Khí Độc...) thì hiển nhiên người đó có sức khỏe kém, đầu óc luôn căng thẳng nên kéo theo sẽ xuất hiện gia đình luôn cãi vã, như vậy làm sao tài lộc và công việc suôn sẻ được?? Xuất phát từ thực tế trên nên PT Lý Khí được hình thành và phát triển, nhằm mục đích nắm bắt được từng vị trí, phương vị mức năng lượng tốt xấu ra sao? để từ đó xây dựng bố trí nhà cửa,mồ mả.. sao cho luôn đón được cát khí và xử lý, tránh né khu vực tử khí. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ trên thực tế xây dựng, bố trí chúng ta khó (thậm chí không thể) lúc nào cũng có thể xây dựng theo ý muốn, luôn luôn lấy được cái tốt, tránh cái xấu. Vì vậy việc dùng LVP để hóa sát hay tăng cường cát khí là điều đương nhiên không thể tránh khỏi.



Qua những điều trên chúng ta thấy vai trò rõ ràng của LVP, ở những nơi Tử Khí chúng phải phát ra một nguồn năng lượng tốt đủ mạnh để có thể hóa sát phương vị đó, thậm chí hấp thụ chuyển hóa năng lượng xấu thành tốt, năng lượng xấu càng mạnh thì năng lượng chế hóa từ LVP càng phải cao. Ngược lại những nơi Cát Khí thì LVP phải hấp thụ và phát tán năng lượng tốt này ra khắp bản trạch, để góp phần triệt tiêu những năng lượng xấu trong nhà. Như vậy chúng ta thấy vai trò hóa sát của LVP chính là năng lượng phát ra từ chúng,mà bản thân vật liệu, hình dáng, màu sắc của chúng tạo nên... Một LVP chúng ta mua về, bản thân chúng đã có những năng lượng nhất định, tuy nhiên không nhiều và đa phần là hỗn tạp và uế tạp. Tại sao lại như vậy? bởi vì đầu tiên là chất liệu tạo nên chúng. Có rất nhiều loại vật liệu khác nhau để làm LVP, chẳng hạn : Nhựa, Đất, Đồng, Gỗ, Hợp Kim...Những thành phần này chúng ta thấy cái gốc là đều được khai thác từ tự nhiên, qua quá trình chế biến vào tạo ra, như vậy chúng vẫn mang các thành phần tạp chất có trong chúng, và theo thời gian hấp thụ những nguồn năng lượng của khu vực đó. Chẳng hạn như với Đất rất có thể Đất đó được khai thác gần khu vực nghĩa trang, Các Mỏ - Quặng, hoặc thậm chí là gần khu vực uế tạp như cống, rãnh, nước thải, hầm bể phốt... Hoặc trong quá trình chế biến nguyên liệu sẽ bị lẫn các thành phần này. Và khi đã được tạo hình, qua tay biết bao người, và được để tại các nhà kho cửa hàng mà nơi đó rất có thể có nguồn năng lượng xấu bị hấp thụ vào, trong đó thậm chí là năng lượng của các vong. Những vật phẩm này khi chúng ta thỉnh về mà bày biện ngay thậm chí có một số được đem lên ban thờ (đồ thờ cúng), thì như vậy vô hình chung lợi bất cập hại là lẽ đương nhiên. Để loại bỏ, xử lý điều này trong các LVP thì trước tiên chúng ta phải qua một công đoạn đó chính là Thanh Tịnh, nhằm đảm bảo một cách tối đa nhất là LVP đó sạch sẽ cả về nghĩa đen và nghĩa bóng. Có nhiều cách để Thanh Tịnh Vật Phẩm và cũng nhiều công đoạn trong việc này, chẳng hạn phải xử lý ngâm qua nước muối (đồ sành, sứ, đá...), rửa bằng rượu gừng, quế hồi... và rửa qua nước đã được gia trì nhằm trục xuất các vong (nếu có trong đó).. Nhằm đảm bảo vật phẩm đó "sạch sẽ".
Bước tiếp theo chúng ta sẽ cần Nạp Khí (Nạp năng lượng) cho vật phẩm. Tại sao phải nạp? bởi vật phẩm có một nguồn năng lượng rất thấp, và hỗn loạn. Trừ một số vật phẩm có sẵn nguồn năng lượng cao như : đá thạch anh, đá PT, gỗ lâu năm... nhưng vẫn phải trải qua công đoạn này. Khi qua công đoạn này thì năng lượng của LVP đã được định hình, và có lâu bền, mạnh mẽ hay không? chính là phản ánh qua khả năng hóa sát của chúng. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào người Nạp Khí cho chúng, chính vì vậy công đoạn này đòi hỏi người "Nạp" phải có một trường năng lượng rất lớn để "Truyền" vào LVP, người đó phải là người luyện tập lâu năm các môn năng lượng như : Khí Công, Cảm Xạ, Thiền Năng Lượng,... Và dân gian thường hay nói các thầy hóa giải cao tay hay không? chính là mấu chốt này. Vật phẩm sau khi được "Thầy" Nạp Khí thường sẽ được đặt trên đàn tràng hoặc ban thờ Thánh,Thần.. cái này do môn tu luyện của vị thầy đó và tiếp tục gia trì để có thể hấp thụ linh khí của chư vị.



Qua công đoạn Nạp Khí sẽ là công đoạn Khai Quang hoặc Dụng Thần, tùy theo loại vật phẩm, chẳng hạn như Tượng, hoặc Linh Vật như Tỳ Hưu, Thiềm Thừ,.. sẽ được Khai Quang. Các trận pháp hoặc vật khí như Hồ Lô, Gậy Như Ý, Chiêu Tài Tiến Bảo, Thái Sơn Thập Cảm Đương.. sẽ được dụng thần, chúng ta hiểu giống như Hô Thần Nhập Tượng mục đích của công đoạn này là nhằm làm cho các LVP đó luôn luôn được hấp thụ năng lượng tương ứng từ chính hình tượng của LVP đó đại diện như tượng Phật, Quan Công..., hoặc với các Vật Phẩm không mang hình ảnh đại diện sẽ luôn có được năng lượng gia trì của vị nào đó. Bất kể vật khí nào cũng đều phải qua công đoạn này thì mới có được sự hấp thụ lâu dài, đặc biệt là với những vật khí có tính chất bảo hộ, trừ tà. Có như vậy thì mới có sự linh ứng và công năng.
  Như vậy PTPK đã hé mở,giới thiệu sơ bộ đến mọi người những công việc cần làm trước khi hóa sát đối với LVP, bây giờ mọi người đã có thể hiểu tai sao có người hóa giải được, có người không. Hoặc có người hóa giải chỉ được một thời gian ngắn rồi đâu lại vào đấy, mặc dù cùng làm trên một Vật Phẩm, hay cùng Bốc Bát Nhang...

Phật Bản Mệnh

  Mỗi con người sinh ra, theo quan niệm của người xưa đều có một vị Phật Độ Mệnh hay còn gọi là Phật Bản Mệnh. Phật Bản Mệnh gồm có tám vị Bổn Tôn trong Phật Giáo, quản 12 địa chi (12 con giáp) dựa theo nhân duyên để được từng vị Độ Mạng, khiến chuyển hung thành cát, sự nghiệp hanh thông, gia đình hạnh phúc, có sức khỏe, tránh mọi bệnh tật.
 Vì lý do đó nên người ta thường hay mang hình ảnh các vị Bổn Tôn tương ứng bên mình thông qua các vòng dây đeo cổ, tranh ảnh trong túi ngực. Hoặc thậm chí là các tôn tượng trưng bày trong nhà. Dưới đây PTPK xin trích dẫn từng Vị Phật Bổn Tôn độ trì cho tuổi con Giáp nào? để giúp bạn đọc tra cứu và tham khảo.
Tuổi
Sửu
Dần
Mão
Phật bản mệnh
Quán Âm Thiên Thủ
Bồ Tát Hư Không Tạng
Bồ Tát Hư Không Tạng
Bồ Tát Văn Thù
Tuổi
Thìn
Tỵ
Ngọ
Mùi
Phật bản mệnh
Bồ Tát Phổ Hiền
Bồ Tát Phổ Hiền
Bồ Tát Đại Thế Chi
Đại Nhật Như Lai
Tuổi
Thân
Dậu
Tuất
Hợi
Phật bản mệnh
Đại Nhật Như Lai
Bất Động Minh Vương
Bất Động Minh Vương
Phật A DI ĐÀ


Tương truyền, Quán Âm đã từng phát lời thề trước Phật A Di Đà độ tất cả chúng sinh thoát khỏi bể khổ luân hồi, nếu như phá vỡ lời thề thì thân này tan thành nghìn mảnh. Sau này, ngài độ hóa được chúng sinh trong đại kiếp, nhưng vẫn thấy vô số chúng sinh chịu sự đau khổ trong luân hồi, ứng lời thề mà thân vỡ thành 1000 mảnh.

Trong Mạn đà la Thai tạng giới, Bồ Tát Hư Không Tạng là chủ tôn của viện Hư Không Tạng. Đây là viện thứ 10 trong 12 đại viện của Mạn đà la Thai tạng giới, vị trí ở sau viện Trì minh. Sự biểu hiện ở viện này là từ bi và trí tuệ hợp nhất, hàm chứa muôn đức, có thể ban cho chúng sinh tất thảy sự trân quý và kiêm đủ trí đức, lấy phúc đức làm căn bản.



Bồ Tát Văn Thù biểu thị ý nghĩa của trí tuệ Phật Đà, đó là hình tượng nhân cách hóa của trí tuệ. Các bậc đại sư Phật giáo ở Ấn Độ và Tây Tạng đều lấy Bồ Tát Văn Thù làm Bản tôn tu trì. Như đại Luận sư Nguyệt Xứng và Đại sư Tông Khách Ba nổi tiếng về tư tưởng Trung quán đều coi Bồ Tát Văn Thù là Bản tôn tu trì. Phật giáo cho rằng, tu trì pháp môn của Bồ Tát Văn Thù có thể nhanh chóng đạt được sự gia trì, từ đó dễ dàng có được trí tuệ thế gian và xuất thế gian.



“Phổ” có nghĩa là tất thảy, ở khắp nơi, “Hiền” có nghĩa là tối diệu thiện. Phổ Hiền nghĩa là nguyện hạnh do tâm Bồ đề khởi lên được phổ chiếu khắp nơi, thuần nhất, diệu thiện. Điều đó ngụ ý rằng: Đem diệu nghĩa thuần thiện phổ cập đến tất thảy các nơi, đó là tâm nguyện và chức trách của Phổ Hiền.


Bồ Tát Đại Thế Chí: Phật bản mệnh tuổi Ngọ


Theo ghi chép trong Quán Vô Lượng Thọ kinh, vị Bồ Tát này lấy ánh sáng trí tuệ phổ chiếu tất thảy, khiến cho chúng sinh rời xa ba cõi ác, đạt được sức mạnh vô thượng. Vì khi ngài di chuyển, thế giới thập phương như đang xảy ra một cơn địa chấn, cho nên mới gọi là Đại Thế Chí.



Đại Nhật Như Lai, tên tiếng Phạn là Vairochana, dịch là Phật Ma Ha Tỳ Lô Giá Na, còn gọi là Phật Tỳ Lô Giá Na. Biểu thị Phật Đà từ bi ban cho chúng sinh sự gia trì vô lượng ánh sáng Phật. Giống như mặt trời của dân gian, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, hiền ngu, tốt xấu, đối với vạn vật trên mặt đất đều phổ chiếu bình đẳng. Ngài là Bản tôn, đồng thời là Phật căn bản tối thượng được Mật giáo cung phụng.



Theo sự truyền thừa của Mật giáo, Minh vương là Như Lai vì nhiếp phục kiếp nạn để độ hóa chúng sinh và tuyên dương chân ngôn diệu pháp mà biến hiện thành chư tôn tướng phẫn nộ. Bất Động Minh Vương lại là Ứng, Hóa thân của Đại Nhật Như Lai, thụ giáo mệnh của Như Lai, thị hiện tướng phẫn nộ, thường an trụ trong lửa tam muội, tiêu trừ chướng nạn và sự ô uế trong ngoài, tiêu diệt tất thảy ma quân oán địch.



Trong kinh Phật cho rằng, Phật quang minh vô lượng, thọ danh vô lượng, nên trong Phật giáo Hán truyền và Tạng truyền đều được tôn sùng, có vô số người cúng dường cầu trường thọ. Từ tục ngữ: “Nhà nhà thờ A Di Đà, hộ hộ bái Quán Thế Âm” là có thể biết được địa vị của Phật A Di Đà.
Trong cuộc sống, vận khí con người có thịnh có suy. Phúc chẳng đến nhiều mà họa tới như thác lũ. Trước việc họa phúc đời thường, con người không thể không tin vào mệnh số. Dân gian thường có câu: “Nam đeo Quán Âm, nữ đeo Phật”. Người con trai đeo đá hình Quán Âm, có nghĩa mong muốn bạo khí trong người giảm bớt, tăng thêm lòng từ bi, thương yêu mọi người. Người con gái đeo đá hình đức Phật là mong muốn đoạn trừ thành kiến, giảm bớt sự đố kỵ, tăng trưởng tâm bao dung đôn hậu, giống như đức Phật Di Lặc thuần phát, hỉ xả. Trên thực tế, pháp không định tướng, Phật pháp vô biên, Phật và Bồ Tát chẳng hề có sự phân biệt cao thấp. Sao cần phải phân biệt đeo đá Quán Âm hay Phật làm gì?
Khi được sinh ra, con người thường có một vị Phật, Bồ Tát hộ thân. Biết được điều đó mà chuyên tâm tích phúc tích thiện, không làm những điều trái với lương tâm, kiến thành hướng tới Bản tôn cầu nguyện thì mọi hung họa cũng qua đi. Lúc đó, đá hộ mệnh có hình tượng Bản tôn mới phát huy được tác dụng. Khế hợp nhất thể với trường khí của con người, thúc đẩy sự nghiệp phát triển, gia đình hạnh phúc, xã hội an khang. Sách Liễu phàm tứ huấn cũng nói rõ về việc chuyên tâm làm việc phúc cũng có thể cải được mệnh số. Nếu người đeo đá Bản tôn hộ mệnh chuyên làm việc ác, tìm mọi cách chia rẽ, phá quấy người khác thì chẳng cứ sau này phải nhận quả báo mà có thể ứng hiện ngay trước mắt, trong đời này, kiếp này. Thật đáng thương vậy.





Ngũ Hoàng Năm Đinh Dậu 2017

Mỗi năm theo Phong Thủy Huyền Không mỗi phương vị sẽ có một sao đến phương vị đó, chủ quản phương vị đó. Tùy theo tính chất tốt xấu của sao mà phương vị đó trở nên tốt hay xấu theo. Gặp sao tốt thì ta cần kích hoạt để tạo trường khí tốt luân chuyển trong nhà, gặp sao xấu đặc biệt các sao cực xấu thì ta cần chế hóa và để phương vị đó thật yên tĩnh. trành làm phương vị đó bị động mạnh mà dẫn đến phát tán các trường khí xấu làm ảnh hưởng đến bản trạch và phát sinh tai họa.
Nhưng nói là như thế, còn thực tế sẽ có những năm sao Đại Hung sẽ đóng vào những phương vị có động khí mạnh như tại hướng nhà (đặc biệt là cửa chính, cổng...) Khi nằm vào phương vị (PV) này thì tác hại rất lớn, do toàn bộ trường khí xấu luôn bị khuấy động phát tán thường xuyên, và vì vậy mà gia trạch sẽ bị các ảnh hưởng tương ứng theo tính chất các sao như : Ốm đau bệnh tật, làm ăn thua kém, thị phi, gây gổ, tai nạn... Trong năm Đinh Dậu này có một sao Đại Hung đóng tại cung Ly (hướng Nam) là một trong những sao xấu nhất trong Phong Thủy đó chính là Ngũ Hoàng Đại Sát (NH). Năm nay NH còn tác hại gấp nhiều lần do đóng tại PV đắc địa do cung tương sinh. Vì vậy những nhà năm nay hướng LY (hướng Nam) phải cần thiết hóa giải nếu không sẽ gặp nhiều rắc rối do NH sinh ra, những nhà không phải hướng Ly nhưng có NH đóng tại các phòng Tiết Minh quan trọng cũng phải hóa giải như : phòng khách, bếp, phòng ngủ, làm việc...
Ngũ Hoàng hay còn gọi Ngũ Hoàng Đại Sát là một đại sát tinh Mậu Kỷ chuyên tổn đinh hao tài lớn, nhẹ thì ốm đau, nặng thì hao vài người. NH phá nhiều nhất là vào những năm Tỵ, Ngọ, Mùi, Tuất. Mỗi năm tác hại nhiều nhất vào tháng tư, tháng năm, tháng sáu và tháng chín.
* Về màu sắc: thuộc màu vàng.
* Về Ngũ Hành Thuộc : Thổ
Để hóa giải NH chúng ta có nhiều cách, nhưng tựu chung là dùng các pháp khí vật phẩm bằng Kim Loại đặc biệt là bằng đồng, như xâu tiền, chuông gió, Tỳ Hưu, tranh ảnh đồng... Tại các phương vị này chúng ta không nên dùng những thứ có hỏa khí như : Đèn, nhang, thảm, rèm hay tranh ảnh có màu đỏ,... hoặc nếu có dùng thì càng hạn chế càng tốt.