sponsor

sponsor
Theme images by kelvinjay. Powered by Blogger.

Âm dương ngũ hành

Breaking News

Tử Vi Trọn Đời

Thần Số Học

Phong thủy nhà cửa

Phong thủy văn phòng

Phong thủy nhà bếp

Hóa giải hung sát theo phong thủy

Lục thập hoa giáp

Lục thập hoa giáp

Âm dương ngũ hành

Âm dương ngũ hành

Đồ vật trang trí trong phong thủy

Đồ vật trang trí trong phong thủy

Chọn tên theo Can - Chi

Chọn tên theo Can - Chi

Cây và hoa trong phong thủy

Cây và hoa trong phong thủy

Chọn tên theo Can - Chi

Văn cúng khấn

Văn cúng khấn

Mệnh 60 Hoa Giáp Và Ngũ Hành

- Giáp Tý, Ất Sửu: Hải trung kim. Ngũ hành của Tý đối ứng với thủy vượng, kim tử ở tý, tang mộ ở sửu.
- Bính Dần, Đinh Mão: Lư trung hỏa. Bính, đinh trong ngũ hành thuộc hỏa, lại được dần, mão thuộc mộc trong ngũ hành trợ giúp. Lửa trong lò mới sinh, vạn vật mới bắt đầu sinh trưởng. Trời đất như lò lửa, âm dương như than củi.

- Mậu Thìn, Kỷ Tỵ: Đại lâm mộc. Thìn biểu hiện cho đất đai hoang dã, tỵ đứng ngôi thứ 6 trong địa chi, mộc này có lợi, sinh cành lá xum xuê. Cây to xum xuê sinh ở nơi đất đai hoang dã.
- Canh Ngọ, Tân Mùi: Lộ bàng thổ. Mùi ngũ hành thổ sinh mộc, khiến cho ngọ ngũ hành hỏa được thành hỏa vượng. Thổ ngược lại phải chịu trở ngại. Thổ là nơi sinh mộc, mộc lại sinh hỏa, hỏa lại đốt thổ, cho nên thổ bị hại giống như đất bụi ven đường. Lộ bàng thổ nếu được thủy tưới có thể về với đất mà sinh vạn vật. Nếu được kim giúp thì xây dựng cung điện phú quý một thời.
- Nhâm Thân, Quý Dậu: Kiếm phong kim. Ngũ hành của thân, dậu là kim, đồng thời kim trong quá trình sinh trưởng vị trí lâm quan ở thân, đế vượng ở dậu. Kim sinh ra nếu thịnh vượng thì rất cứng, sự vật cương cứng không thể vượt qua được lưỡi kiếm.
- Giáp Tuất, Ất Hợi: Sơn đầu hỏa. Tuất, hợi ánh lửa chiếu sáng cực cao, lửa trên núi. Giáp, ất thuộc mộc. Nắng chiều tà mặt trời gác núi tỏa sáng lung linh. Sơn đầu hỏa có thể thông với trời, nên mạng này quý và hiển vinh. Nhưng cần núi có mộc, chỉ có hỏa không thì ánh lửa khó chiếu đến cửa trời. Ngoài ra lửa ở núi lại sợ thủy, nếu gặp đại hải thủy (Nhâm Tuất, Quý Hợi) tương khắc thì hung thần tới nơi.
- Bính Tý, Đinh Sửu: Giang hạ thủy. Thủy trong ngũ hành vượng ở tý, suy ở sửu. Thủy trong Bính tý, Đinh sửu gọi là nước ở khe suối, khi mới lăn tăn gợn sóng, tiếp sau là hợp thành dòng chảy xiết va vào đá mà tung toé, cuối cùng hợp với các nhánh thành dòng chảy về hạ lưu. Nước khe núi là nước trong thanh. Theo như trong sách, thủy này được sa trung kim (giáp ngọ, ất mùi), hoặc kiếm phong kim (nhâm thân, quý dậu) thì thích hợp. Thủy, hỏa không dung nạp nhau, thổ lại làm cho nước suối đục, cho nên không được gặp thổ và hỏa. Tốt nhứt là gặp giáp dần, ất mão (đại khê thủy) tương hợp tượng trung cho suối nhỏ hợp thành sông, càng chảy càng dài không phải lo nghĩ.

- Mậu Dần, Kỷ Mão: Thành đầu thổ. Thiên can mậu, kỷ ngũ hành thuộc thổ. Dần, mão ngũ hành thuộc mộc giống như tích thổ thành núi. Kinh đô của hoàng đế cư ngụ dùng đất đắp thành. Mệnh này kỵ nhâm tuất, quý hợi (đại hải thủy), mậu tý, kỷ sửu (tích lịch hỏa).
- Canh Thìn, Tân Tỵ: Bạch lạp kim. Kim hình thành trong đất mà sau lại ở cùng với hỏa. Tuy hình thái của kim đã bước đầu hình thành nhưng chưa cứng rắn, cho nên gọi là kim giá đèn. Khi này khí của kim vừa mới phát triển, giao hòa với tinh hoa của mặt trời mặt trăng mà kết khí của âm dương. Tính chất mới hình thành của kim giá đèn thích thủy như canh thìn, tân tỵ. Gặp ất tỵ trong số mệng gọi là "phong mãnh hổ cách" thi cử, học vấn có đường đi tốt đẹp. Nếu như gặp thủy thì nên gặp ất dậu, quý tỵ. Trong số mệnh cho là mệnh quý, nhưng bởi bạch lạp kim tính yếu cho nên sợ mộc khắc, trừ khi gặp được hỏa yếu thì lại cần có mộc trợ giúp.
- Nhâm Ngọ, Quý Mùi: Dương liễu mộc. Mộc tử ở ngọ, mộ tàng ở mùi. Mộc đã tử vong tàng mộ, chỉ có thể mượn thiên can nhâm, quý trong ngũ hành thủy để cứu sống. Nhưng rốt cuộc sức sống mộc vẫn yếu đuối giống như tằm nhả ngàn mối dây tơ. Cây dương liễu chỉ thích hợp với bính tuất, đinh hợi thuộc thổ, nhưng lại thích thủy chỉ trừ đại hải thủy. Bản tính dương liễu mộc yếu đuối gặp hỏa thì dễ chết yểu, đồng thời nếu gặp canh thìn, tân dậu (thạch lựu mộc) sẽ bị cây thạch lựu thịnh vượng áp chế khiến cho dương liễu mộc một đời bần tiện.
- Giáp Thân, Ất Dậu: Tuyền trung thủy. Kim kiến lộc ở thân, vượng ở dậu. Kim sau khi sinh thịnh vượng đến cực điểm thì dựa vào hỏa để sinh thủy, nhưng thủy khi mới sinh thì ít ỏi lại không vượng cho nên gọi là nước trong suối. Từ nguồn gốc của nó mà nói, có kim thì nguồn nước không bao giờ dừng. Lấy giáp ngọ, ất mùi (sa trung kim), canh tuất, tân hợi (thoa xuyến kim) là tốt, gặp thủy gặp mộc cũng tốt. Nếu như trong tứ trụ năm, tháng, ngày, giờ sanh nếu năm và giờ trụ đều có thủy, ngày tháng hai trụ đều có mộc như vậy gọi là mệnh đại phú đại quý.
- Mậu Tý, Kỷ Sửu: Tích lịch hỏa. Ngũ hành sửu thuộc thổ, ngũ hành tý thuộc thủy. Đây là hỏa trong thủy thuộc tính rồng thần, cho nên ví như lửa sấm sét, như điện chớp biến ảo vô cùng. Bản chất thủy hỏa vốn không bao dung nhau mà nay thủy hỏa hợp nhứt, sách xưa cho là một loại rồng thần, khi rồng thần đến không thể không có gió mưa sấm chớp, do đó tích lịch hỏa với thủy, thổ, mộc gặp nhau hoặc tốt hoặc không có hại. Kỵ gặp hỏa vì hai hỏa gặp nhau tính khô nên xấu.
- Bính Tuất, Đinh Hợi: Ốc thượng thổ. Bính, đinh ngũ hành thuộc hỏa. Tuất, hợi như cánh cửa trời. Hỏa đang chác lại ở trên cao, vậy thì thổ tự nhiên không ở bên dưới, cho nên gọi là đất ten mái nhà. Ở đây giải thích không được đúng lắm vì đất trên mái nhà chỉ là gạch ngói. Tuất, hợi gặp thủy hòa lại thành bùn, lấy hỏa nung mới thành gạch ngói xây nhà. Đất trên mái nhà là gạch ngói cần mộc là giá đỡ, sau mới cần kim để trang điểm. Phòng ốc kim huy hoàng là tượng trưng cho đại cát đại quý. Cho nên gặp kim lưỡi gươm, kim trang sức đều là mệnh phú quý. Nhà cửa sợ gặp hỏa hoạn cho nên ốc thượng thổ cũng sợ hỏa. Nhưng thiên thượng hỏa lại rất tốt vì tượng trưng cho ánh nắng mặt trời.

- Canh Dần, Tân Mão: Tùng bách mộc. Mộc trong ngũ hành trưởng thành ở dần, thịnh vượng ở mão. Mộc thế sinh thịnh vượng không phải loại yếu đuối, cho nên gọi là gỗ cây tùng, tích hyết hứng sương che nắng mặt trời, gió thổi qua vi vu như nhạc cụ, cành lá dao động như lá cờ bay. Cây tùng là loại cây có sức sống mãnh liệt, cho nên trong hỏa chỉ có bính dần, đinh mão là lửa trong lò, trong thủy chỉ có nhâm tuất, quý hợi đại hải thủy mới có thể hại được tùng bách mộc, ngoài ra tất cả đều vô hại. Gỗ cây tùng sợ gặp đại lâm mộc, dương liễu mộc, tuy cùng hành mộc nhưng chất không giống mà sinh lòng đố kỵ. Tùng bách mộc thích gặp kim, gặp nhau là đại quý. Ngoài ra còn có một loại mệnh cách gọi là "thượng tùng đông tú" tức là ba trụ tháng, ngày, giờ thuộc đông tú (nhâm, quý, hợi, tý thuộc đông) mệnh cách này là mệnh phú quý.
- Nhâm Thìn, Quý Tỵ: Trường lưu thủy. Thìn trong ngũ hành là nơi tích trữ nước, tỵ trong ngũ hành là nơi sinh kim. Trong ngũ hành kim sợ thủy, kim trong tỵ có hàm chất thủy bởi vì nơi tích trữ thủy gặp kim sinh thủy cho nên nguồn nước liên tục không ngừng mà gọi là nước sông dài. Nước sông dài ở đông nam lấy yên tĩnh làm quý. Nước sông dài th có cuồn cuộn không dừng, kim có thể sinh thủy cho nên nước sông dài gặp kim là tốt. Sợ ggạp thủy bởi thủy nhiều quá dễ gây lũ lụt, đồng thời thổ, thủy tương khắc thổ gặp bính tuất, đinh hợi, canh tý, tân sửu thì khó tránh được tai họa, cần phải có kim sinh thủy cứu ứng. Ngoài ra, thủy và hỏa cũng tương khắc nhưng cũng không tuyệt đối. Nước sông dài gặp giáp thìn, ất hợi lửa ngọn đèn và lửa trên núi, nhưng thìn là rồng, rồng lại gặp thủy ý là rồng về biển, mệnh cách cực tốt.
- Giáp Ngọ, Ất Mùi: Sa trung kim. Ngọ là nơi đế vượng của hỏa trong ngũ hành. Hỏa vượng thì kim suy. Mùi là nơi có hỏa suy, hỏa suy yếu kim mới có thể từng bước trưởng thành. Hỏa vừa suy, kim mới có hình cho nên lực không thể lớn mạnh mà gọi là kim trong cát. Kim này mới bắt đầu hình thành chưa thể dùng được cho nên cần có hỏa để luyện. Nhưng hỏa quá vượng thì kim bại, đồng thời cần phải có mộc lại khắc chế kim, khiến kim không thể tùy tiện mà thịnh suy. Đồng thời phải lấy hỏa trên núi, hỏa dưới núi, hỏa ngọn đèn tính ôn hòa luyện. Trong số mệnh cho rằng đây là mệnh cục của thiếu niên vinh hoa phú quý. Sa trung kim cần có thủy tĩnh, nếu nước sông dài và nước biển lớn thì ngược lại đem vùi cát đi. Cho nên cần phối hợp với nước khe núi, nước trong suối và nước trên trời mới tốt. Kim trong cát cũng sợ gặp đất ven đường, cát trong đất và đất vó ngựa vì sẽ bị chôn vùi.
- Bính Thân, Đinh Dậu: Sơn hạ hỏa. Thân là cửa mở xuống dưới đất, dậu là nơi về cửa thái dương, mặt trời xuống núi dần dần tối đi, cho nên gọi là lửa dưới núi. Mặt trời đã xuống núi thì tự nhiên gặp thổ, gặp mộc là tốt. Đó là ánh sáng mặt trời vào đêm không thích gặp lửa sấm sét, lửa mặt trời và lửa đèn.
- Mậu Tuất, Kỷ Hợi: Bình địa mộc. Mậu ý nghĩa là đồng bằng, hợi là nơi sinh ra mộc. Cây sinh ở đồng bằng thì không thể là một quần thể lớn rộng mà chỉ là từng đám cây nhỏ, cho nên gọi là cây ở đồng bằng. Cây đồng bằng thích mưa nhưng không thích sương giá băng tuyết, cũng không thích nhiều đất mà cũng không thích rộng rãi, thường bị người chặt phá vì vậy nên sợ kim, nếu gặp ki là bất lợi. Bình địa mộc thích thủy, thổ và mộc. Ngoài ra có một loại mệnh quý gọi là "hàn cốc hồi xuân" tức là người sinh ở mùa đông trong mệnh lại gặp dần, mão. Hai chi này đều thuộc mộc nên gọi là sinh trưởng của cây trong mùa đông là một loại quý mệnh.

- Canh Tý, Tân Sửu: Bích thượng thổ. Sửu là chính vị của thổ trong ngũ hành, nhưng tý là nơi thủy trong ngũ hành thịnh vượng. Thổ gặp thủy tràn lan mà biến thành bùn sình, cho nên chỉ có thể đắp đập mà gọi là đất trên tường. Đất dùng làm nhà, đầu tiên phải dựa vào xà cột cho nên gặp mộc sẽ tốt, gặp hỏa thì xấu, gặp thủy cũng là mệnh hay nhưng trừ gặp nước biển lớn. Còn với kim thì chỉ thích kim bạch kim.
- Giáp Thìn, Ất Tỵ: Phúc đang hỏa. Thìn là trời đã sáng, tỵ là sắp đến buổi trưa. Lửa ngọn đèn chính là lửa chiếu sáng ban đêm, không tách khỏi được với gỗ và dầu. Dầu trong ngũ hành thuộc thủy nên ngọn đèn gặp mộc gặp thủy là tốt. Đêm chủ âm do đó lửa ngọn đèn kỵ mặt trời. Lửa ngọn đèn có hai loại mệnh quý, một là "che đèn thêm dầu" gặp nước dưới giếng, nước dưới khe, nước sông dài. Và một loại "dưới đèn múa kiếm" gặp kiếm phong kim. Ngoài ra lửa ngọn đèn sợ gặp thổ, trong ngũ hành chỉ trừ bính tuất, đinh hợi. Phúc đăng hỏa thích hỏa nhưng trừ lửa sấm sét là lửa rồng thần tất phải có gió thổi làm tắt lửa đèn.
- Nhâm Dần, Quý Mão: Kim Bạch Kim. Dần, mão ngũ hành thuộc mộc là nơi mộc vượng. Mộc vượng thì kim bị suy yếu. Kim trong ngũ hành tuyệt ở dần, thai ở mão. Tóm lại kim ở đây mềm yếu không có lực cho nên gọi là kim loại trang sức. Mọi người dùng kim bạch kim làm đồ trang sức, người xưa dùng để phủ chữ trong các đền chùa và các khí cụ khác, ánh sáng của nó đẹp đẽ tôn quý. Nguồn gốc là do kim gia tạo thành. Kim bạch kim gặp đất trên thành, đất trên tường mới có cơ hội phát triển. Trong sách nói mệnh kim bạch kim gặp mậu dần (đất trên thành) gọi là "Ngọc trên núi". Quý mão trong kim bạch kim gặp kỷ mão gọi l "thổ ngọc đông thăng" đều là mệnh quý.
- Bính Ngọ, Đinh Mùi: Thiên hà thủy. Bính, đinh thuộc hỏa, ngọ là nơi ngũ hành hỏa vượng những nạp âm gọi thủy. Thủy từ trong hỏa sinh ra cho nên xem như nước trên trời. Nguyên khí lên cao, khí thế sung túc hóa thành mây mù rơi xuống thành mưa, thúc đẩy sự sinh trưởng của vạn vật. Nước trên trời vốn ở trên cao, cho nên kim, mộc, thủy, hỏa, thổ ở dưới đất không thể khắc chế được. Duy chỉ có canh tý, tân mùi là đất trên tường là tương xung với thiên hà thủy.
- Mậu Thân, Kỷ Dậu: Thành đầu thổ hay Đại dịch thổ. Thân là quẻ khôn, khôn trong bát quái ý nghĩa là đất. Dậu là quẻ đoài, đoài trong bát quá là đầm ao. Mậu, kỷ trong ngũ hành thuộc thổ, giống như bụi bay trong không khí, đất dịch chuyển. Nguyên khí dần dần hồi phục, vạn vật sinh mệnh thu lại đều giống như đất dịch chuyển quay về với mặt đất. Đất dịch chuyển thuộc mệnh cách tương đối cao quý, biểu hiện cho khuynh hướng quay về với bản tính. Đất chuyển dịch thích nước tương đối thanh tĩnh như nước giếng, nước dưới khe, nước sông dài. Thích kim thanh tú như kim trang sức, kim loại trắng. Có một số can chi khí vượng thế mạnh đất chuyển dịch gặp phải thì bị vùi chôn như gặp nước biển lớn, lửa trên núi, lửa dưới núi, lửa ngọn đèn. Gặp phải lửa sấm sét đành phải dùng thủy để hóa giải.

- Canh Tuất, Tân Hợi: Thoa xuyến kim. Ngũ hành kim suy tại tuất, bện tại hợi. Kim đã suy yếu lại bệnh, cho nên rất mềm yếu gọi là kim loại trang sức. Kim trang sức là vàng bạc liệu có phú quý không? không nhứt định là như vậy. Vạn vật cái quý nhứt là được bản tính tự nhiên, cho nên kim trang sức là vật để đeo trang sức đã bị nung nấu bị tổn thương. Kim trang sức sợ gặp hỏa, thích gặp nước giếng, nước khe núi, nước trong suối, nước sông dài là tốt. Nhưng sợ gặp nước biển lớn ví như đá rơi đáy biêNể Ngoài ra còn thích cát trong đất bởi vì thổ có thể sinh kim.
- Nhâm Tý, Quý Sửu: Tang thạch mộc. Ngũ hành tý thuộc thủy, ngũ hành sửu thuộc thổ sinh kim. Thủy có thể làm cho mộc sinh trưởng tươi tốt, những kim lập tức có thể chặt nó, giống như cây dâu vừa mới sinh trưởng bị người ta chặt cho nên gọi là gỗ cây dâu. Quá trình sinh trưởng của cây dâu nếu gặp cát trong đất, đất ven đường, đất chuyển dịch nơi sinh nó thì rất tốt. Gặp nước sông dài, nước dưới khe, nước trong suối sẽ giúp nó tươi tốt. Nếu gặp canh dần, tân mão gỗ cây tùng bách đây gọi là mạnh yếu giúp nhau, gặp gỗ cây liễu người ta gọi là "dâu liễu thành rừng" là cảnh an cư lập nghiệp. Gặp gỗ rừng lớn giống như nhánh sông gặp dòng sông là rất tốt. Chỉ có gặp gỗ đồng bằng, gỗ cây lựu sẽ bị tàn phá chèn ép là xấu.
- Giáp Dần, Ất Mão: Đại khê thủy. Dần, mão thuộc phương đông, dần là nơi gió đông thịnh vượng. Mão ở chính đông, nếu nước hướng chảy chính đông thì tha hồ thỏa thích trên đường tụ hội thành dòng chảy ra sông gọi là nước suối lớn. Nước suối lớn cần chảy về biển mà điều quan trọng là chảy liên tục không dứt. Do đó nước suối lớn nên gặp kim sinh thủy giúp. Nếu gặp các loại thổ khác sinh mộc đều không hay. Chỉ có nhâm tý, quý sửu là núi, lại gặp nước, trong sách gọi là "nước chảy quanh núi" mới là mệnh quý.
- Bính Thìn, Đinh Tỵ: Sa trung thổ. Thổ trong ngũ hành mộ ở thìn, tuyệt ở tỵ. Bính, đinh ngũ hành thuộc hỏa trưởng thành tại thìn, hiển thân tại tỵ. Thổ này ở thế mộ tuyệt nhưng hỏa lại vượng khiến cho nó có thể làm lại mới tất cả. Giống như những đốm trong khi đốt bay lên rồi rơi xuống thành thổ, cho nên gọi là cát trong đất. Cát trong đất có kim là quý, lại cần nước trong lọc kim ra, cho nên gặp nước, gặp kim là quý. Sa trung thổ thích gặp lửa trên trời có ánh thái dương bãi cát chạy dài cảnh mới đẹp. Lại thích gỗ cây dâu, cây dương liễi vì hai loại gỗ này cát mới có thể trồng nó, ngoài ra gặp các loại mộc khác đều không tốt.
- Mậu Ngọ, Kỷ Mùi: Thiên thượng hỏa. Ngọ là giai đoạn cực thịnh vượng của hỏa trong ngũ hành. Mùi, kỷ là nơi mộc sinh trưởng khiến cho thế hỏa càng vượng. Hỏa mạnh bốc cao gọi là lửa trên trời, là mặt trời nên thích gặp mộc, thủy, kim để điều hòa phối hợp biến hóa khiến cho thủy tươi, mộc tốt. Mộc giúp hỏa bốc cháy. Thiên thượng hỏa thích lửa ngọn đèn, ngoài ra với các hỏa khác đều tương khắc. Hỏa này gặp thổ, nếu có kim, mộc thì hình thành một mệnh cực quý. Lửa trên trời nếu đơn độc với thủy thì dễ hình thành thủy hỏa tương khắc.
- Canh Thân, Tân Dậu: Thạch lựu mộc. Thân biểu hiện cho tháng 7, dậu biểu hiện cho tháng 8. Khi này cây cối đã bắt đầu tàn lụi, chỉ có cây thạch lựu là kết trái. Thứ cây này vào mùa thu kết trái cho nên tính mộc cứng rắn, với thủy, mộc, thổ, kim qua lại có thể hòa hợp thành tốt. Duy chỉ có nước biển lớn thế thủy ào ạt gặp nó sẽ bần cùng, bịnh tật. Có thể gặp lửa trên trời, lửa sấm sét, lửa trong lò, những hỏa ấy dự báo điềm xấu. Gỗ thạch lựu thường bao hàm mệnh quý như người sinh tháng 5, lại có mang một hỏa gọi là "thạch lựu phun lửa". Gỗ gặp cây dương liễu gọi "hoa hồng liễu xanh".
- Nhâm Tuất, Quý Hợi: Đại hải thủy. Thủy trong ngũ hành tại tuất là giai đoạn đã thành thục, tại hợi cũng là giai đoạn này, do đó thủy ở đây thêm lực hùng hậu, đồng thời ngũ hành của hợi thuộc thủy biểu hiện của sông hồ đổ ra biển cho nên gọi là nước biển lớn. Biển mênh mông thế vô cùng tận không có gì có thể so sánh được. Đó là nơi quy tụ của các con sông cho nên các loại nước trên trời, nước sông dài, nước suối lớn gặp nước biển lớn đều tốt. Nhâm thìn trong nước sông dài phối hợp với nước biển lớn gọi là "rồng quay về biển" mệnh này phú quý một đời không ai so nổi. Đại hải thủy thích lửa trên trời vì mặt trời mọc ở biển đông. Thích kim đáy biển, và thích mộc gỗ cây dâu, cây dương liễu. Đại hải thủy thích đất dịch chuyển và đất bên đường. Ngoài ra tất cả đều không chịu nổi nước biển lớn, nước biển lớn gặp lửa sấm sét tạo thành thế nước sung hãn, phong ba bão táp. Mệnh người như vậy một đời lao khổ. Cho nên cần phải có thế núi hùng hậu để trấn giữ biển.

Thờ Cúng Đối Với Thai Nhi - Trẻ Mất Sớm Thế Nào?

 Một bạn trẻ có địa chỉ hòm thư #thanh85nh...@yahoo.com.vn và một số bạn khác mong muốn PTPK hướng dẫn cách thức xử lý khi trong gia đình không may có trẻ mất sớm. Vấn đề này hôm nay PTPK sẽ chia sẻ với mọi người, để mọi người làm cho đúng với tập tục và tín ngưỡng tâm linh của người Việt.
 Hiện nay một số người làm trong lĩnh vực tâm linh gọi những thai nhi hoặc trẻ mới sinh ra không may đã mất sớm là Cậu (Cô) Bé Đỏ, rồi cho gia chủ lập ban thờ, bát hương để thờ cúng... Đây là một cái hoàn toàn không đúng và trái với phong tục tập quán của người Việt. Trong tín ngưỡng thờ cúng và phong tục, văn hóa của người Việt ta không có khái niệm Cậu hay Cô bé đỏ nào cả, cái này hoàn toàn là do các "Thầy, Bà" chế ra. Những người mất trẻ hoặc những người không có gia đình đều được gọi chung là Bà Cô hoặc Ông Mãnh trong gia đình hay dòng họ. Tất cả những Thai Nhi nếu chưa được sinh ra đều chưa (không) thuộc về dòng họ đó, và dĩ nhiên sẽ không bao giờ được (phải) thờ cúng, những người yêu cầu gia đình lập bát hương thờ cúng thai nhi đó với bất kỳ lý do gì??? PTPK khẳng định đó là không đúng với tâm linh và phong tục của người Việt từ xưa đến giờ. Trong quá trình làm việc PTPK đã khảo nghiệm rất nhiều từ các dòng họ, trong các bài văn cúng, lễ nghi truyền thống... được lưu giữ truyền từ đời này qua đời khác trên khắp cả nước thì việc thờ cúng chỉ được thực hiện với những người từ đủ 10 tuổi trở lên, còn lại dưới tuổi này thì không phải thờ cúng riêng. Không phải tự nhiên mà người xưa nhiều vấn đề không bao giờ tính với người mất trẻ chẳng hạn như Trùng Tang. 
 Quan niệm dân gian cho rằng những người mất trẻ là những người chưa bị nhiễm ô bởi trần tục, năng lượng vẫn còn thuần khiết chưa bị nhiễm bởi sa khí. Chính vì thế khi mất đi họ thường mau chóng được siêu thoát và trở nên rất linh thiêng. Những người này trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt linh hồn thường hay được ra Đình ra Đền để đi hầu cận các quan hoặc được siêu thăng lên Thiên Giới làm một công việc gì đó. Đối với góc độ gia đình, dòng họ thì họ là người phù trợ về Tài Lộc (Bà Cô) và Sức Khỏe (Ông Mãnh). Để hiểu rõ hơn thì mời mọi người đọc lại bài viết của PTPK trước đây đã đăng tải trong bài viết : Bà Cô - Ông Mãnh là ai? 
 Vậy còn đối với những thai nhi chưa ra đời thì sao? quan niệm dân gian đối với trường hợp này như nào? Xin thưa với quý vị, theo quan điểm của Ông, Cha ta từ xưa. Tất cả những thai nhi nếu chưa được sinh ra và đặt tên (cái này rất quan trọng, ngày xưa còn có lễ đặt tên riêng được tổ chức long trọng), thì đều chưa thuộc về dòng họ đó. Người xưa cho rằng họ có thể là những người đầu thai lộn vào người mẹ, sau đó vì duyên nghiệp nên không thể (muốn) sinh ra nữa. Hoặc thậm chí là Ma, Quỷ được Thiên Giới cử xuống để đầu thai vào nhà đó đòi hoặc bắt, quấy phá nhà đó phải trả nợ do làm việc Ác, việc bất thiện... Nhưng nhờ thay đổi, sám hối, tích nhiều việc thiện... nên Thiên Đình triệu hồi. Như vậy chúng ta có thể thấy quan điểm rất rõ ràng của người xưa khi không lập thờ đối với thai nhi. Ở đây PTPK cũng phải nói thêm, hiện nay rất nhiều người trẻ nạo hút, phá thai một cách bừa bãi. Thì đều không thuộc những trường hợp này (ngày xưa chỉ có xảy thai tự nhiên). Và đây lại là một khía cạnh khác, việc này là Bất Thiện Nghiệp sẽ gây tổn hại phước báu, nghiệp lành và sức khỏe ghê gớm đối với những người nạo hút.

 Trường hợp tiếp theo đó là trường hợp trẻ được sinh ra, nhưng không may mất sớm thậm chí chỉ ở dương thế được vài ngày. Với trường hợp này thì người đó đã là người của dòng họ đó, và được gọi là Bà Cô - Ông Mãnh, những người này được thờ chung với Bà Cô - Ông Mãnh trong dòng họ, tuy nhiên khi cúng thì gia đình có người mất trẻ đó có thể kêu thêm rõ tên tuổi, hưởng dương của Bà Cô - Ông Mãnh đó. Trước khi đưa vào thờ chung thì gia đình phải có lễ đặt tên và kính trình gia tiên. Ở đây PTPK trích dẫn cho các bạn văn cúng lễ đặt tên này, để mọi người tham khảo.

✅Nghi Thức Cúng Đặt Tên Vong Thai Nhi (Trẻ Mất Sớm)

I) Chuẩn Bị : 

4.  Một đĩa hoa quả, gồm 5 màu: trắng (lê) , đỏ(hồng, quít), vàng ( chuối), xanh (cam), tím (nho). Số quả là số lẻ.
5.  Một lọ hoa: Nếu bốc bát hương bà cô ông mãnh và gia tiên thì phải hai lọ hoa, bà cô ông mãnh lọ hoa trắng tinh, gia tiên và thổ công thì hoa màu hoặc 5 bông hoa hồng
6.  Một đĩa: một quả cau ba lá trầu
7.  Tiền vàng: 3 lễ tiền vàng + 1đinh lễ tiền vàng
8.  Một cầu vàng màu vàng: 1000 vàng.
9.  Một cầu vàng màu đỏ: 1000 vàng.
10. Một bát nước lã sạch.

11. Một mâm cơm tùy ý. Có thể như sau :

* Một đĩa xôi đỗ.
* Con gà lễ, để nguyên con cho ngậm bông hồng ngang mồm.
* Một bát miến nấu long gà
* Chả cuốn (đa nem…), một đĩa rau xào, bát nước mắm, giò (chả), đĩa xôi (xôi gấc là tốt nhất).
* rượu rót ra 5 cái chén, chai rượu nên mở nắp.
* một bát xương hầm.
* cơm (có thể xới một ít ra 5 cái chén, hoặc xới ra một để chung trong bát to)
* 5 cái bát ăn cơm, 5 đôi đũa, thìa…

12. Vài món đồ chơi trẻ em.
13. Một ly sữa hoặc có thể mua hộp sữa tươi.

II) Văn Cúng :

 Bày toàn bộ đồ lễ ra trước ban thờ. Sau đó thắp 3 nén hương trên ban thờ rồi cúng như sau :

Duy!
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
 - Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Long Mạch cùng chư vị Tôn thần.
 - Con kính lạy Các cụ Tổ Khảo , Tổ Tỷ , Bá thúc huynh đệ , Cô di tỷ muội , đường thượng tiên linh các  hương hồn nội tộc , ngoại tộc.
Tín chủ con là:…………... và toàn thể gia quyến
Ngụ tại: Việt Nam quốc – tỉnh - …………….
  Hôm nay ngày lành tháng tốt, tín chủ con xin phép được làm lễ đặt tên cho Nam (Nữ) tử của chúng con. Sinh ngày…. Tại…. quê quán…… không may gặp đại hạn mất ngày …….. an táng tại :……… hưởng dương …. (tháng tuổi). Nay tín chủ con xin phép được đặt tên cho Nam (Nữ) tử tên là :…. Xin phép gia tiên dòng họ cho cháu được về với tổ tiên dòng họ.
Tín chủ con kính mời: ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
 Tín chủ con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
 Tín chủ con kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng
 Cúi xin phù hộ cho gia đình tín chủ con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.
Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Cẩn Cáo!

Phương Pháp Thanh Tịnh Tẩy Uế



Phương Pháp Thanh Tịnh Tẩy Uế

 + Phương pháp này là phương pháp ứng dụng của Mật Pháp chuyên dùng để Thanh Tịnh, Tẩy Uế, Trừ Tà, Trừ Năng Lượng xấu – đồng thời nạp lại năng lượng (gọi chung là Bao Sái). Đây là một phương pháp khá mạnh, và triệt để được dùng cho các trường hợp sau :

1)    Ban Thờ - Đồ Thờ, vật phẩm phong thủy, đồ trưng bày… mới trước khi đưa vào thờ cúng, sử dụng.
2)    Ban Thờ - Đồ Thờ cũ sử dụng lại.
3)    Ban thờ (đặc biệt là Ban Thờ Thần Tài), bị yểm bùa – âm binh – dính ngải.
4)    Bao sái Ban thờ - đồ thờ dịp cuối năm hoặc định kỳ.
5)    Khi làm ăn trì trệ, gia đạo lục đục… cần Bao sái lại Ban Thờ.
6)    Thanh tịnh – Tẩy uế - Trừ tà khí có trong Đồ cổ, các đồ có nguồn gốc âm khí, năng lượng xấu…
7)    Các vật dụng được sử dụng lại, đặc biệt các vật dụng mà người dùng trước có thể bị phá sản, tai nạn chẳng hạn như Két Sắt, Xe cộ,….
8)    Và còn rất nhiều ứng dụng có thể sử dụng phương pháp này để thanh tịnh – diệt trừ năng lượng xấu.

* Toàn bộ các đồ dùng (hương, nước, hồng hoa, hương nụ…) trong bài viết này mọi người có thể tìm mua dễ dàng tại các cửa hàng bán đồ mật tông. Tuy nhiên để có tác dụng và hiệu quả thì phải tìm mua tại các cửa hàng uy tín để đảm bảo hàng đúng chất lượng. Thêm nữa nếu được trước khi sử dụng hãy nhờ các vị Thầy tu theo Mật Tông gia trì toàn bộ đồ dùng trước khi sử dụng như vậy hiệu quả sẽ rất cao.

Bước 1 :

 Tại bước này chúng ta cần phân loại đồ cần xử lý, bao gồm đồ ngâm được nước (đồ đá, sứ…), đồ không ngâm được (đồ gỗ, đồng, hợp kim…).

Bước 2 :

 Đây là bước đầu tiên dùng để trục năng lượng xấu. Tại bước này chúng ta xử lý theo tính chất của từng loại mà chúng ta phân loại ở bước trên. Trước khi làm thì toàn bộ các đồ cần xử lý, chúng ta cần dùng nước và khăn sạch lau rửa toàn bộ. Sau đó tiến hành làm như sau :

 + Đối với đồ ngâm được nước :
    Chúng ta chuẩn bị chậu nước pha với muối (muối hột) sạch, với tỷ lệ 1/3 tức là 1 phần muối pha với 3 phần nước. Đảm bảo khối lượng nước vừa đủ để có thể ngâm ngập được toàn bộ đồ cần xử lý trong nước. Chúng ta ngâm như vậy liên tục một ngày một đêm, cứ 5 tiếng thay nước một lần.

+ Đối với đồ không ngâm được nước :
 Chúng ta dùng gừng tươi, giã nát. Sau đó cho rượu vào tạo thành một hỗn hợp. Dùng khăn sạch sau đó nhúng vào hỗn hợp đó và tiến hành lau sạch toàn bộ đồ cần xử lý. Lau xong lượt một chúng ta để khô và tiến hành lau lại như vậy khoảng 3 lần.

Bước 3 :

 Hoàn tất bước 2 thì đồ cần xử lý sơ bộ đã được tẩy uế, xử lý năng lượng xấu. Tại bước 3 là bước trừ tà, loại bỏ năng lượng âm, tà vong…
 Trước hết dùng phương pháp Hỏa Tịnh để xử lý. Dùng một cái bát sắt có tay cầm cách nhiệt sau đó dùng giấy Hỏa Tịnh (xem ảnh), đốt lên cầm huơ toàn bộ đồ cần xử lý.



(Giấy hỏa tịnh)



Chúng ta có thể đốt từ từ mỗi lần một ít giấy và huơ nhiều lần. sao cho hơ được hết toàn bộ vật cần xử lý. Đặc biệt với ban thờ cần hơ toàn bộ tất cả trên dưới mặt ban sao cho hơ được hết toàn bộ ban. Tùy vào số lượng vật cần xử lý ít hay nhiều mà ta dùng lượng giấy Hỏa Tịnh sao cho đủ.
Bước 4 :

 Sau khi hơ xong bằng giấy Hỏa Tịnh, chúng ta dùng hương bột thảo dược Thanh Tịnh – Trừ Tà (xem hình đính kèm), đốt lên sau đó dùng khói để xông toàn bộ đồ cần xử lý.

 Khi xông hương chúng ta lưu ý như sau :

-         Để dễ đốt hương chúng ta có thể sử dụng than hoa cho dễ cháy.
-         Mỗi lần đốt ít một, không đốt nhiều cùng lúc.
-         Xông làm sao cho khói hương bay lên tỏa đều vào đồ cần xử lý.
 
Bước 5 :

  Dùng nước Gia Trì có thể pha thêm với nước sạch, chú ý không nên pha quá nhiều để đảm bảo không bị quá loãng. Dùng nước này  lau hoặc rửa sạch đồ cần xử lý (với đồ ngâm được trong nước thì cho vào ngâm khoảng vài tiếng).
 Đây là hồn hợp nước đặc biệt gồm các thành phần : Quế, Hồi, Đinh Hương, Trầm, Thần sa – Chu sa, thảo dược, thuốc pháp, hàn the… sau đó được đun sôi với nước Tam Thủy (gồm nước sông + nước mưa + nước giếng). Sau đó nước được gia trì trên pháp đàn từ 3 đến 5 ngày các mật chú như : Đại Bi, Tiêu Tai Cát Tường, Tịnh Pháp Giới, Đại Luân Kim Cang, Chuẩn Đề…

* Chúng ta cũng có thể làm đơn giản hơn bằng cách mua sẵn Ngũ Vị Hương tại các hàng bán đồ thờ, sau đó dùng nước máy sạch đun sôi lên để nguội rồi tự gia trì chú Chuẩn Đề khoảng 108 biến. Tuy nhiên cái này PTPK cũng khuyến cáo chỉ dùng được cho các đồ xử lý đơn giản.

Bước 6 :

 Phơi khô toàn bộ đồ cần xử lý dưới ánh nắng, lưu ý những đồ không chịu được ánh nắng trực tiếp hoặc nhiệt độ cao thì ta có thể phơi dưới nắng nhẹ buổi sang và chiều. Tiếp theo dùng Hồng Hoa và hương nụ thảo dược đốt lên, dùng khói hỗn hợp đó để xông toàn bộ đồ cần xử lý. Chúng ta làm như sau :
 Có thể dùng hai vật dụng riêng, một để đốt hương nụ, một cho than hoa (than củi) đốt cháy sẵn và cho hồng hoa vào đó để đốt cháy hồng hoa. Khi xông lưu ý như sau :
- Đối với đồ thờ nhỏ chúng ta đặt trên một cái giàn cao vừa phải, sau đó đốt hỗn hợp đó bên dưới để khói bốc lên.
- Đối với đồ có kích thước lớn như Ban Thờ chúng ta có thể đặt dưới gầm ban, để cho khói của hỗn hợp đó bay lên.
 Bước này chính là bước Thanh Tịnh và Nạp khí lại cho toàn bộ đồ xử lý. Đây là bước cuối cùng và cũng là bước rất quan trọng vì giúp đồ xử lý Nạp Cát khí và đẩy toàn bộ năng lượng xấu còn lại sâu bên trong ra ngoài.

(Hồng Hoa)

(Hương Nụ Thảo Dược)


Thước Lỗ Ban.

➡️ Nói đến Thước Lỗ Ban không ai còn xa lạ gì trong ứng dụng Phong Thủy vào xây dựng, tuy nhiên trên thực tế có khá nhiều người không phân biệt được rõ ràng công dụng và cách dụng của từng loại thước được làm sẵn hiện nay. Nhiều người nói với PTPK rằng khi đo thì cứ chọn cả hai thước (thước rút hiện nay được tích hợp sẵn hai loại thước 39cm và 42,9 cm) đều vào cung đỏ (Tốt?) cho chắc ăn. Điều này có thể đúng trong một số trường hợp, tuy nhiên về cơ bản đó là cách sử dụng hoàn toàn sai và không thiết thực. Bởi trong xây dựng đôi khi canh từng Cm, bây giờ cứ phải cả hai thước đều chọn vào cung tốt thì rất khó; Hơn nữa loại thước (thước rút) trên thị trường hiện nay nhiều người áp dụng cả vào đo thông thủy (đo khoảng sáng) là sai hoàn toàn. Hôm nay PTPK sẽ hướng dẫn và chỉ dẫn cho các Bạn từng loại thước và cách sử dụng đúng.

➡️ Thứ nhất chúng ta xem qua tiểu sử của Thước Lỗ Ban. Thước Lỗ Ban (TLB) được một người tên là Lỗ Ban chế tác. Ông được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng. Có vài thuyết về lai lịch của ông. Lỗ Ban là thợ mộc giỏi của nước Lỗ (nay là tỉnh Sơn Đông - TQ) thời Xuân Thu (770-476 TCN). Tên ông là Ban (hoặc), họ là Công Thâu (cũng đọc Công Du) . Lỗ Ban nghĩa là “ông Ban người nước Lỗ”. 
Một thuyết khác cho rằng Lỗ Ban là người Đôn Hoàng , Túc Châu (nay là huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc), thời Chiến Quốc (475-221 TCN). Ông có tài nghệ tinh xảo, chế tạo diều gỗ cho người ngồi trên đó bay đi do thám thành trì nước Tống. 
Một thuyết khác lại cho rằng ông tên là Công Thâu Ban, thường gọi là Công Thâu Tử , vốn là con của Lỗ Mục Công (có sách chép là Lỗ Chiêu Công). Tương truyền Công Thâu Tử chế tạo nhiều loại máy móc, có thể dùng trong tác chiến, thí dụ như thang mây (vân thê) bắc lên tường thành để công phá thành. Mặc Tử là người chủ trương phản chiến, từng đánh bại Công Thâu Ban về kỹ thuật công phá thành. Sách Mặc Tử, thiên Công Thâu chép: “Công Thâu Ban làm thang mây cho nước Sở xong, sắp đem đi đánh Tống. Mặc Tử nghe tin, bèn đi suốt mười ngày mười đêm từ nước Lỗ đến kinh đô của nước Sở để yết kiến Công Thâu Ban. [...] Mặc Tử cởi đai lưng giả làm thành, lấy thẻ tre giả làm khí giới. Công Thâu Ban chín lần bày cách đánh thành giả ấy nhưng Mặc Tử chín lần cự lại. Công Thâu Ban dùng hết khí giới đánh thành mà Mặc Tử thì còn cách chống giữ. Công Thâu Ban chịu thua”. 

Theo các thuyết trên, từ điển Từ Hải nói nên xem Lỗ Ban và Công Thâu Ban là hai người khác nhau. Trong dân gian thường truyền tụng về sự linh nghiệm của bùa Lỗ Ban, thước Lỗ Ban, v.v... Thợ mộc và thợ xây dựng thờ Lỗ Ban làm tổ sư, ngày vía là 13 tháng 6 Âm lịch. 
✅ Thước Lỗ Ban hiện nay gồm có 3 loại thước :
+ Loại thứ nhất : 52 Cm chuyên dùng để đo Thông Thủy (đo khoảng sáng) tức đo Cửa, Cổng, Cửa Sổ, Ô Thoáng...
+ Loại thứ hai : 42,9 Cm chuyên dùng để đo Khối Xây Dựng trong Dương Trạch như Bếp, Bệ, Bậc, Bàn, Giường...
+ Loại Thứ ba : 38,8 Cm chuyên dùng để đo Âm Phần như Bàn Thờ, Tủ Thờ, Mồ Mả...
➡️ Ý Nghĩa các cung trên thước như sau :
1- Cung QUÝ NHÂN: NHẤT TÀI MỘC CUỘC. ( TỐT ).Tham lam tấn hoạnh tài.Ưng ý tự nhiên tai.Tác vật hà hội thứ.Phân minh kỳ bất sai. Cung QUÝ NHÂN còn có tên NHẤT TÀI MỘC CUỘC.Gồm có năm cung nhỏ là: Quyền lộc- Trung tín- Xác quan- Phát đạt- Thông minh.
Có nghĩa cửa mà đo được cung QUÝ NHÂN thì gia cảnh sẽ được khả quan, có người giúp đỡ, quyền thế, lộc thực tăng, làm ăn luôn phát đạt, người ăn ở bạn bè trung thành, con cái thông minh trên đường học vấn. Nhưng chớ quá tham lam, làm điều bất chánh thì sẽ bị mất hết.
2- Cung HIỂM HỌA: NHỊ BÌNH THỔ CUỘC. ( XẤU ).Cự môn hiếu phục thường.Du ký tẩu tha phương.Nhất thân ly tật bệnh.Dâm loạn nam nử ương.
Cung HIỂM HỌA còn có tên NHỊ BÌNH THỔ CUỘC.Gồm có năm cung nhỏ là: Tán thành- Thời nhơn- Thất hiếu- Tai họa- Trường bịnh.
Có nghĩa cửa mà đo được cung HIỂM HỌA thì gia cảnh sẽ bị tán tài lộc, trôi giạt tha phương mà sống vẫn thiếu hụt, con cháu dâm ô hư thân mất nết.
3- Cung THIÊN TAI: TAM LY THỔ CUỘC. ( XẤU ).Lộc tồn nhân đa lãm.Ly biệt hưu bất tường.Phu thê xung khắc mãnh.Nam nử đại gia ương.
Cung THIÊN TAI còn có tên TAM LY THỔ CUỘC.Gồm có năm cung nhỏ là: Hoàn tữ- Quan tài- Thân bệnh- Thối tài- Cô quả.
Có nghĩa cửa mà đo được cung THIÊN TAI thì gia cảnh coi chừng đau ốm nặng, chết chóc, mất của, cô độc, vợ chồng cắng đắng, con cái gặp nạn.
4- Cung THIÊN TÀI: TỨ NGHĨA THỦY CUỘC. ( TỐT ).Văn khúc chử vạn chương.Đời đời cận quân vương.Tài lộc tái gia phú.Chấp thằng lục lý xương.
Cung THIÊN TÀI còn có tên TỨ NGHĨA THỦY CUỘC.Gồm có năm cung nhỏ là: Thi thơ- Văn học- Thanh quý- Tác lộc- Thiên lộc.
Có nghĩa cửa mà đo được cung THIÊN TÀI thì gia cảnh rất tốt, chủ nhà luôn luôn may mắn về tước lộc, con cái được nhờ và hiếu thão. Cuộc sống luôn luôn được ăn ngon mặc đẹp, tiền bạc vô đều.

5- Cung NHƠN LỘC: NGŨ QUAN KIM CUỘC. ( TỐT ).Vũ khúc xuân lộc tinh.Phú quý tự an ninh.Tấn bửu an điền trạch.Thông minh trí tuệ sinh.
Cung NHƠN LỘC còn có tên NGŨ QUAN KIM CUỘC.Gồm có năm cung nhỏ là: Tử tôn- Phú quý- Tấn bửu- Thập thiện- Văn chương.
Có nghĩa cửa mà đo được cung NHƠN LỘC thì gia cảnh có nghề nghiệp luôn luôn phát triển tinh vi đắc lợi, con cái học giõi,gia đạo phú quý,tuổi thọ.
6- Cung CÔ ĐỘC: LỤC CƯỚC HỎA CUỘC. ( XẤU ).Liêm trinh tửu sắc thanh.Lộ vong nhân đánh tranh.Quân sư lâm ly tán.Đao kiếp mãnh tri hoành.
Cung CÔ ĐỘC còn có tên LỤC CƯỚC HỎA CUỘC. Gồm có năm cung nhỏ là: Bạo nghịch- Vô vong- Ly tán- Tửu thực- Dâm dục.
Có nghĩa cửa mà đo được cung CÔ ĐỘC thì gia cảnh bị hao người, hao của, biệt ly, con cái ngổ nghịch, trác táng, tửu sắc vô độ đến chết.
7- Cung THIÊN TẶC: THẤT TAI HỎA CUỘC. ( XẤU ).Phá quân chủ tung hoành.Thập ác tri nghịch hành.Phá gia tài thối tán.Phiền tất bất an ninh.
Cung THIÊN TẶC còn có tên THẤT TAI HỎA CUỘC.Gồm có năm cung nhỏ là: Phòng bịnh- Chiêu ôn- Ôn tai- Ngục tù- Quan tài.
Có nghĩa cửa mà đo được cung THIÊN TẶC thì gia cảnh nên đề phòng bịnh đưa đến bất ngờ, tai bay họa gởi, ngục tù, chết chóc.Phải sửa cửa ngay.
8- Cung TỂ TƯỚNG: BÁC BỜI THỔ CUỘC. ( TỐT ).Phụ đồng tể tướng tinh.Kim ngân mẩn thất đinh.Ngũ âm tài đính xuất.Công hầu phú quý kinh.

Cung TỂ TƯỚNG còn có tên BÁC BỜI THỔ CUỘC.Gồm có năm cung nhỏ là: Đại tài- Thi thơ- Hoạnh tài- Hiếu tử- Quý nhân.
Có nghĩa cửa mà đo được cung TỂ TƯỚNG thì gia cảnh được hanh thông đủ mọi mặt: Con cái, tiền tài, công danh, sanh con quý tử, thông minh, hiếu thảo.Chủ gia luôn được may mắn bất ngờ.
➡️ Như vậy chúng ta thấy ba loại thước được sử dụng khác nhau, cho từng việc chứ không thể dùng chung hay lẫn lộn. Khi dùng chúng ta lưu ý như sau :
✅* Chọn Các Cung Tương Ứng Với Từng Mục Đích
- Nếu nhà gia chủ xây để ở thì nên dùng chỉ số màu đỏ thước Lỗ ban có ý nghĩa như hút tinh (phúc đến), hỉ sự (vui mừng), lục hạp (hòa thuận)
- Đối với cửa hàng ăn uống thì dùng chỉ số thước đo Lỗ ban như thêm đinh (thêm người), đại cát (tốt lành).
- Đối với các công ty thì dùng: thuận khoa (thuận lợi), đăng khoa (lên chức), đại cát (tốt lành)
- Đối với chùa chiền thì: thiên đức (đức trời), thêm đinh (thêm người)
- Đối với nhà kho (đặc biệt là những nhà kho mang tính chất dự trữ quốc gia cho cả nước) thì dùng: thiên khố (kho của), tiến bảo (dâng báu), thuận khoa (thuận lợi), hỉ sự (vui mừng)
- Những cặp vợ chồng nào chung sống với nhau nhiều năm mà chưa có quý tử nối dõi thì gia chủ nên coi lại nhà cửa. Tốt nhất nên dùng số đỏ Lỗ ban này ví dụ như hút tinh (phúc đến), thiên đức (đức trời), nạp phúc (được phúc), đặc biệt là: thêm đinh (thêm người)
✅* Đo cửa:
- Đo kích thước thông khí trong lòng khung cửa, không đo cánh cửa
- Chỉ đo phần ô để đi lại, không đo các phần ô thoáng phía trên cửa
- Chiều cao từ đất lên đến dưới ngưỡng cửa (không kể ô thoáng)
* Đo đồ đạc, vật dụng:
- Đo kích thước phủ bì dài, rộng, cao hoặc đường kính
Đo chiều cao nhà:
- Đo từ mặt cốt sàn dưới lên mặt cốt sàn trên (bao gồm cả lớp lát sàn)
- Tổng chiều cao nhà thì cộng các chiều cao của từng tầng.
✅Như vậy đến đây PTPK đã chia sẻ và hướng dẫn cho các Bạn về TLB, mọi người hãy áp dụng cho chuẩn để mang lại cát tường, may mắn.

 ➡️ Xem thêm tại : phongthuyphikim.blogspot.com

Hình Thể Sát Trong Kiến Trúc Theo Phong Thủy

Theo "Dương trạch tam yếu" một số hình thể sát trong kiến trúc cần lưu ý như sau :
Trước cao, sau thấp gọi là thế nhà nhô đầu, chủ về cô quả, nghèo hèn. Hai bên sau nhà có hai dãy nhà thẳng, gọi là thế nhà xe đẩy. Nhà phía trước, phía sau thấp, ở giữa có tầng cao vọt lên, là thế hai đời chồng.

Phía sau gian nhà chính, tại mé đông, hoặc tây hoặc nam, hoặc bắc hay chính giữa có một, hai gian phòng nhô lên, là phạm "mai nhi sát" (họa chôn con). Bốn xung quanh nhiều phòng ốc, ở giữa là thiên tỉnh, ra vào không có cổng cửa, là phạm "giang thi sát" (họa gánh xác).

Phía sau nhà có căn nhà thẳng dọc, là phạm "xạ sát" (họa bị bắn). Nhà bên phải, bên trái thấp, ở giữa cao là phạm "xung thiên sát".
Nhà có hai dãy trước, sau, hai mé bên lại có hay dãy nhà chái nối liền hai dãy nhà chính lại, tạo nên sân giữa chính hình vuông, bốn góc chái nhà đâm vào nhau, là phạm vào "mai nhi sát" (họa chôn con).
Nhà có ba gian, gian ở giữa đặt bình phong là phạm "đình táng sát" (họa tang ma). Đằng trước hay đằng sau nhà bị nước từ mái nhỏ xuống thềm, chủ sinh bệnh tật về máu.
Trước nhà bị xà nhà, rường kèo, mái nhà chĩa vào, là phạm "xuyên tâm sát" (họa xuyên tim). Sau nhà, ở mé Bạch Hổ có một gian nhà ngang, là phạm phải "tự ải sát" (họa treo cổ).
Sau nhà có hình tựa như mũi tên lao thẳng vào là phạm phải "ám tiễn sát" (họa tên ngầm). Sau nhà, ở mé Thanh Long có một gian nhà ngang, là phạm phải "đầu hà sát" (họa nhảy sông).


Sau nhà chính làm hiên cao, lại có nhà chính hợp lại như hình chữ Công là phạm "công tự sát" (sát chữ Công). Cửa phía trước hay phía sau bị trụ cổng, tay nắm cổng, trụ tường hoặc chái nhà chiếu thẳng vào là phạm "cô độc sát" (họa cô độc).
Giữa hai dãy nhà phía trước và phía sau có một dãy nhà ngang nối liền hai đầu của hai dãy nhà là phạm "vong tự sát". Phía trên xà chính của nhà ở có thanh gỗ hình chữ Bát là thế phản nghịch.
Hai bên giếng trời ở phía trước hoặc phía sau bị hồi, đốc nhà chiếu thẳng vào, là phạm "kim tự sát" (sát chữ Kim), nếu ở phương tây lại càng thêm nghiêm trọng.

Tầng một của nhà ở phía trước phía sau đều có mái hiên đua ra, chủ về vợ chồng, anh em bất hòa. Trước cửa tường bao bốn phía, ở giữa mở một cổng, người ở hai nhà bên cạnh đều ra vào qua cổng này, tạo nên đường đi như hình chữ hỏa, bất lợi.
Trục cuốn trên cửa lộ ra ngoài, chủ về việc sản xuất làm ăn khó khăn. Một nhà mở liền ba cửa như hình chữ phẩm, chủ về điều tiếng tranh chấp. Hai cổng chính đối diện với nhau là thế cãi nhau, chủ về bất hòa. Trước cổng chính có nhiều ô cửa chiếu vào là bất lợi. Mái hiên phía trước nhỏ nước vào mái hiên phía sau, mái hai nhà nối liền nhau là bất lợi.
Mé bên trái, bên phải phía trước nhà có ao nước nhỏ, khi nước đầy, thì cao bên phải chảy sang ao bên trái, hoặc ao bên trái chảy sang ao bên phải, là thế "liên lệ nhãn" (mắt nối lệ), bất lợi.
Trước cửa phòng ngủ không nên đắp hòn giả sơn, vì sẽ phạm "trụy thai sát" (họa sảy thai). Trước cửa có bãi đá lởm chởm, là phạm "lỗi lục sát" (họa trắc trở). Trước cửa nhà có khu rừng rậm, là thế quái vật nhập môn.

Trước hoặc sau nhà có chùa miếu là bất lợi. Phương Lộc Tồn không nên có cây cối bị dây leo bao phủ, gọi là "cây thắt cổ". Trước cửa nhà có đường đi hình chữ Xuyên, tức ba đường dọc song song, là bất lợi.
Cổng chính bị đỉnh núi chiếu thẳng vào là phạm xuyên sát, đại kỵ. Phía trên giường có xà vắt qua là phạm "huyền châm sát" (sát do cây kim treo lơ lửng), chủ về tổn hại người nhỏ tuổi.
Nếu nhà ở tạo hình trước cao sau thấp là trái với trạng thái hòa thuận vợ chồng, chắc chắn sẽ gây xung khắc, chết chồng chết vợ, tức là thế góa bụa…

Các sát của dương trạch chỉ về bố cục của toàn thể khu nhà ở, đồng thời cũng theo bao quát đến từng chi tiết nhỏ trong kiến trúc, kết hợp cùng các hình thể, chúng ta sẽ càng hiểu và nắm bắt được dễ dàng hơn

Phật Tử Thờ Cúng Gia Tiên Sao Cho Đúng?

Một Bạn ở địa chỉ hòm thư "luongxuan...@gmail.com", và một số bạn có hỏi PTPK về vấn đề thờ cúng trong nhà, khi bản thân là một Phật Tử và có lập bàn thờ Phật. Thì thờ cúng Gia Tiên và thờ Phật như nào cho đúng? không bị lỗi đạo? Đây là một câu hỏi hay và có lẽ hiện nay cũng rất nhiều gia đình, quý A/C Phật tử gặp phải. Vì vậy thay vì trả lời riêng câu hỏi này PTPK đăng tải lên đây để mọi người có thể bổ xung thêm kiến thức, hiểu biết về vấn đề này, từ đó thực hành thờ cúng cho đúng. Tránh việc lỗi đạo cả hai (đạo phật, tín ngưỡng thờ cúng) thì việc thờ cúng không những trở nên vô nghĩa mà đôi khi còn làm cho gia đạo trở nên bất an, làm ăn thất thường, thậm chí tán gia bại sản... Trong khuôn khổ bài viết này PTPK chỉ dành cho những gia đình là Phật Tử. Dựa trên những kinh nghiệm, hiểu biết khảo nghiệm thực tế về vấn đề tâm linh trong suốt quá trình làm việc và dựa trên những kiến thức có được khi được học hỏi, trao đổi đàm thoại với những vị cao tăng, đại đức, các vị đạo gia và những đạo hữu như : Thầy Thích Viên Thành (trụ trì Chùa Hương trước đây), Thầy Bùi Long Thành (Võ Sư, Khí Công Sư và là đệ tử của Đại Sư Huệ Nghiêm), Đạo trưởng Lưu Quang Tuấn (Lưu Gia Đạo)... Hy vọng rẳng bài viết hữu ích với quý vị và các bạn.

1) Thờ Phật :

Là một Phật Tử chắc hẳn trong chúng ta ai cũng mong muốn có được một ban thờ Phật, để hằng ngày có thể chiêm bái, cúng dường và có nơi hướng đến tu tập. Trước đây có người từng hỏi PTPK : 
- "Có ý kiến cho rằng, Phật thì chỉ thờ trên Chùa không nên thờ Phật trong nhà - Ý kiến này liệu có đúng?" . 
PTPK trả lời ngay : 
- "Đây là một ý kiến hấp tấp, còn nếu người nói khăng khăng cho là đúng thì đó là một ý kiến tồi, và lộ rõ sự không hiểu biết sâu về Đạo Phật". 
Tại sao lại như vậy? chúng ta cùng xem xét, phân tích vấn đề. Thứ nhất : Phật hay Hình Tượng Phật không phải để thờ. Trong hầu hết tất cả các kinh điển chúng ta đọc và được nghe, không có khái niệm thờ Phật mà chỉ có sự chiêm bái, cúng dường lên Chư Phật, Chư Bồ Tát. Tức là về nghĩa đen chúng ta ngắm nhìn các tướng tốt của Đức Phật (gồm 32 tướng), về nghĩa bóng sâu xa hơn là ngắm nhìn lòng từ bi, mẫn cán, thanh tịnh của Chư Phật, để quán chiếu với tâm của ta. Từ đó chúng ta dâng cúng các vật phẩm có giá trị sử dụng như Nước, Thực Phẩm, Hoa, Y Phục, Hương thơm (để xông, để ngửi), thuốc men.... lên Chư Phật thể hiện sự kính trọng, chăm sóc... của ta với Bậc Thầy dẫn dắt của mình. Sau khi Đức Phật nhập diệt thì để cho các Đệ Tử của người có nơi hướng đến, chiêm bái, cúng dường trong quá trình tu tập nên mới có tranh ảnh, tượng pháp... Chứ cứ bảo ta tự tưởng tượng ra Phật để hằng ngày hướng đến thì khó quá, nhất là với những người mới bắt đầu tu học. Như vậy chúng ta thấy Ban Thờ Phật đơn giản chỉ là nơi ta lập nên để hằng ngày hướng đến Chiêm Bái, Cúng Dường... như lúc Đức Phật còn tại thế? hằng ngày ngắm nhìn tướng Pháp của Ngài để quán chiếu với tâm của ta, xem như Ngài đang hiển hiện, dõi theo công phu tu trì của ta hàng ngày. Chứ hoàn toàn không có ý nghĩa thờ cúng gì cả, sự thờ cúng theo nghĩa chúng ta đang hiểu (thờ thánh, thần, gia tiên...) mà áp dụng vào với Chư Phật thì đó là sai hoàn toàn, vậy nên tóm lại chúng ta chỉ cần hiểu Ban Phật chỉ là nơi để chúng ta hướng đến hàng ngày khi tu trì, trước mỗi thời cung phu chúng ta coi như đang ngồi trước Đức Phật ngắm nhìn, đảnh lễ, dâng vật phẩm lên Ngài thọ dụng rồi Tu Tập theo giáo lý ngài đã tuyên thuyết. Chứ đừng Khấn vái cầu xin Phật che chở, phù hộ cho mạnh khỏe, ăn nên làm ra... cái gì cả. Tất cả những cái đó theo quan điểm Phật Giáo thì đều là do nhân quả báo ứng, chúng ta cứ gieo nhân tốt ắt sẽ có lúc hưởng quả tốt, không phải xin ai cả. Nhất là xin Phật, PTPK dám chắc với các bạn, Phật chả cho gì các bạn đâu ngoài mỗi giáo lý dẫn dắt các bạn thoát khỏi luân hồi, sinh tử nếu các bạn chịu nghe và làm theo.

Như vậy đến đây các bạn có thể thấy ý kiến kia sẽ là ý kiến tồi nếu không cho ta được lập Ban Phật. Còn sẽ là hấp tấp nếu như vội vàng đưa ra chỉ định như vậy, bởi khi đã lập Ban Phật thì chúng ta phải giữ cho nhà chúng ta luôn Thanh Tịnh, Sạch Sẽ, Hòa Nhã... Có như vậy mới bày tỏ được sự kính trọng thật sự, và quyết tâm tu hành... ngược lại thì không nên bởi sẽ làm ảnh hưởng đến tất cả. Chúng ta thử tưởng tượng nếu coi như có Phật trong nhà, nhưng trong nhà luôn căng thẳng, cãi cọ thì liệu có nên??? Nhưng theo quan điểm của PTPK thì đã là Phật Tử dù có hay không Ban Phật chúng ta cũng đều phải giữ tất cả những điều trên trong gia đình, như thế mới là Phật Tử đúng nghĩa và sẽ không làm ảnh hưởng đến sự tu tập.
* Rồi! xong vấn đề Thờ Phật, bây giờ chúng ta xem xét sâu hơn quan điểm của Đạo Phật với sự thờ cúng. 
- Vấn đề thứ nhất : Đạo Phật cho rằng con người ta phải chịu luân hồi, sinh tử. Nghĩa là khi chết đi chúng ta sẽ phải tùy vào nghiệp lực mà sinh vào một trong 6 cảnh giới đã định, không có ngoại lệ nếu như chúng ta không thể tu tập lúc sống để vào được Niết Bàn thoát khỏi luân hồi, sinh tử, và một khi đã vào một trong 6 nẻo luân hồi thì chẳng còn gì ràng buộc với thân quyến, thực ra theo quan điểm Đạo Phật thân quyến lúc sống (bố mẹ, ông bà, chồng vợ, con cái, bạn bè...) đều do nhân duyên từ nhiều kiếp để gặp lại báo đáp, trả ân, đòi nợ... đến khi duyên hết thì sẽ tự tan chứ chẳng có gì ràng buộc cả.
- Vấn đề thứ hai : Đã quy y Phật tức đã theo Phật thì chúng ta không được quy y các loại quỷ, thần... nào khác. Hiểu rõ hơn thì tức là chúng ta đã theo Phật để học đạo, để thoát khỏi sinh tử... thì chúng ta không được lập thờ, hay theo học, nghe giảng... bất kỳ một loại đạo, quỷ, thần... nào.
- Vấn đề thứ ba : Chính là nhân quả. Tức là tất cả mọi thành quả tốt - xấu... đều do nhân duyên ta làm lúc trước mà thụ hưởng.
Như vậy chúng ta thấy nghĩa là chúng ta sẽ chẳng thể thờ (chẳng phải thờ) cúng ai cả ngay cả người thân trong gia đình, vong linh tổ tiên, ông bà... Và một điều hiển nhiên có thờ thì họ cũng chẳng thọ dụng được gì, khi mà họ đã đầu thai...chứ đừng nói đến việc thờ Thần (chẳng hạn Thần Tài). Càng không thể cúng bái, cầu xin các thần cho con cái này, cho con cái kia... Nếu chúng ta vi phạm tức là chúng ta đi ngược hay làm sai đi giáo lý của Đức Phật, như thế thì Phật Giáo chẳng có ý nghĩa gì với ta nữa. 
Qua phân tích trên chúng ta thấy rõ ràng quan điểm của Phật Giáo không có sự thờ cúng, cầu xin và càng không có tục đốt vàng mã, phong thủy hay bất kỳ cái gì khác. Chỉ có sự tu tập (có thể nhiều kiếp) theo giáo lý Đức Phật đã tuyên thuyết để thoát khỏi luân hồi mà thôi.
* Đến đây PTPK cũng xin nói thêm để quý Phật Tử được rõ. Riêng trong quan điểm của Phật Giáo Mật Tông thì có sự hỗ trợ từ các vị Thần, đóng vai trò là các vị Hộ Pháp, Bảo Hộ Phật Giáo hoặc các hành giả. Trong đó có cả hỗ trợ Tài Vận. Vấn đề này PTPK sẽ có bài viết riêng để mọi người hiểu rõ, tránh nhầm lẫn và hiểu nhầm.

2) Tín Ngưỡng Thờ Cúng :

Khi nói đến tín ngưỡng thờ cúng thì ai trong chúng ta đều hiểu, đây là một tập tục có từ lâu đời của người Phương Đông nói chung và của Việt Nam ta nói riêng. Xuất phát từ tự nhiên (những cái con người ngày xưa chưa lý giải được), từ sự hiếu lễ, uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên hoặc người có công với Đất Nước, Làng Xã... được phong Thần, Thánh. Tục lệ và Lễ Nghi trong thờ cúng được xuất phát và pha trộn giữa các giáo phái như Đạo Giáo, Nho Giáo, Đạo Mẫu, Đạo Khổng... trong quá trình phát triển những gì thích hợp được sử dụng đại trà, hòa quyện với những kinh nghiệm, tập tục trong dân gian lâu ngày trở thành phong tục, tập quán... của Dân Tộc hay vùng miền. Ở đây PTPK không đề cập quan điểm của từng giáo phái mà sẽ chỉ đề cập đến tín ngưỡng riêng trong thờ cúng Thần Linh - Gia Tiên của Dân Gian ta được các cụ từ xưa truyền lại. Thực tế PTPK đã có nhiều bài viết về vấn đề thờ cúng này, mọi người có thể tìm đọc lại ở các bài viết trước để hiểu sâu hơn.

Trước hết chúng ta phải hiểu trong quan điểm dân gian mỗi người chúng ta sẽ có 3 lần sinh ra và 3 lần chuyển hóa (chết đi) gọi là Duyên Nợ Ba Sinh. Lần thứ nhất sinh ra trên Dương Gian, lần thứ hai là sinh ra dưới Địa Phủ và lần thứ 3 là trên Thiên Giới. Cả 3 lần này là 3 lần sinh sống khác nhau, mỗi Kiếp là 100 năm. Khác với Phật Giáo - Dân Gian (Nho Đạo) cho rằng Linh Hồn có tính Huyết Thống, tức là khi chết xuống Âm Phủ được gọi là Ma có năng lực độ trì trong phạm vi gia đình, Khi lên Thiên Đàng sẽ có năng lực phù trì mạnh hơn phạm vi trong Dòng Tộc, Quốc Gia (những người được phong thần thánh...) Khi đến kiếp sống thứ 3 này Linh Hồn hoàn thành chu kỳ hấp thụ Nguyên Khí Đất Trời (hay còn gọi là Tu Luyện) trở nên Siêu Thoát, không còn phải Đầu Thai nữa mà là đấng Linh Tiên. 

Quan điểm Dân Gian cho rằng một năm ở Thiên Giới bằng 36 năm dưới trần gian và 36 năm trên trần gian bằng 100 năm dưới địa phủ. Vì vậy mới có chuyện Từ Thức gặp Tiên đến khi quay về chốn cũ thì đã 80 năm trôi qua. Cũng chính vì vậy người xưa tin rằng sau 36 năm thì không còn cần thiết đến mộ phần nữa, và có thể đem chôn người mới vào đó vì lúc đó linh hồn lên Thiên Giới thành tiên rồi, mộ phần không còn quan trọng, các Vong Linh lúc đó có thể quy tập thờ chung ở nhà thờ họ. Quan niệm như thế nên Người xưa xây mộ thường xây bằng loại gạch Bản, sau vài chục năm sẽ tự hủy (ngoại trừ những phần mộ vua chúa muốn lưu giữ lại). Ngày nay chúng ta theo phong trào xây mộ bê tông cốt thép không những tương lai không còn đất chôn mà khoảng 100 năm nữa có thể sẽ thành vô số mộ hoang, không ai chăm sóc. Đến đời Chút, Chít của Ta liệu có còn bao nhiêu % gia đình ra thăm mộ Tiên Tổ Khảo, Tiên Tổ Tỷ hương khói? Quê nhà của PTPK hiện nay có không ít gia đình có Cháu gọi người mất bằng Cụ mà đã có đứa không biết (chả quan tâm) mộ cụ ở đâu??? Người xưa mà như chúng ta ngày nay thì đã không có đất chôn từ lâu rồi.
Đến đây chúng ta thấy rằng quan điểm Tín Ngưỡng Dân Gian này, không có kiếp trước nào cả. Mà mỗi Linh Hồn đầu tiên ở Thể Phách gồm 9 Phách giao thức, mỗi Phách lưu giữ những giữ liệu của Vũ Trụ, năng lượng... kết nối với 7 Tinh Phách của tạng phủ con người, từ đó hình thành nên Phôi Thai. Địa Phủ cũng có 7 tầng Vía, Thiên Phủ cũng có 7 tinh tú kết nối thường hằng với 7 tinh Phách của con người. Khi chết đi linh hồn không xuống địa phủ ngay được mà phải qua 7 cửa ngục thất, mỗi cửa là 7 ngày. Như vậy tổng cộng sẽ là 49 ngày. 49 ngày này linh hồn chưa được chuyển hóa cuộc sống mới vì vậy nên mới phải cúng cơm, như lúc còn đang sống trên dương gian. Linh hồn nào Đức Độ thì có cuộc sống tốt đẹp, linh hồn nào phạm tội thì sẽ chịu hình phạt và giam cầm và nếu không chịu tỉnh thức thì sẽ càng bị đày xuống các tầng thấp hơn, trở nên ngu si đần độn thành linh hồn súc vật. Linh hồn của trẻ Sơ Sinh hoặc người chết trẻ (rất trẻ) thì sẽ được siêu thoát sớm nhất, chính vì vậy người xưa mới cho rằng Bà Cô Ông Mãnh linh thiêng là vì vậy.

Như vậy chúng ta thấy phong tục thờ cúng là để tưởng nhớ đến người đã mất, chết không phải là hết, mà vẫn có sự liên hệ mật thiết với những người thân sống ở một trong 3 thế giới Dương Gian - Địa Phủ - Thiên Phủ. Và như thế người xưa luôn quy tụ nghĩa trang của dòng họ mình, để tập trung những linh hồn cùng Huyết Thống được sum vầy bên nhau cũng có nghĩa là 7 tầng tinh thức luôn luôn giao hòa, đây chính là yếu tố "Dương Phù - Âm Trợ". Khoa Phong Thủy Âm Trạch cũng chính là để đảm bảo yếu tố này một cách tốt nhất, khi năng lượng tinh thức đủ mạnh thì chắc chắn dòng họ đó sẽ phát phúc, hơn người... Ngược lại nếu không thể kết hợp thì chắc chắn sẽ tan vỡ lụi bại vì không thể tương tác với nhau. Điều này cũng là để lý giải tại sao trong cuộc sống có người có thể cảm nhận, biết trước được tai họa (linh cảm) hoặc người thân gặp nạn thì rất nóng ruột, bồn chồn...
Từ những quan niệm trên trong quá trình thờ cúng và gửi đến người thân ở thế giới khác, người xưa luôn chuẩn bị các lễ vật đầy đủ, vàng mã, trang sức... theo quan điểm "Trần Sao - ÂM Vậy", từ đó mới có tục đốt vàng mã (thay thế cho đồ thật), cúng cơm, giỗ chạp... Cầu xin thần linh - gia tiên về phù trợ....và trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh, truyền thống của người Việt được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

3) Vậy Phật Tử Chúng Ta Phải Làm Sao?

Đến đây thì Quý Vị đã hiểu rõ sự khác biệt rất lớn trong quan điểm của Phật Giáo và Tín Ngưỡng. Nói một cách khác chúng ta không thể dung hòa hai thứ vào làm một, bởi vì hai quan điểm hoàn toàn khác xa nhau, cách làm khác nhau. Khi cố tình lồng ghép - bẻ cong thì hiển nhiên là lỗi Đạo được bên này mất bên kia. PTPK đã từng chứng kiến rất nhiều vị mồm thì cứ leo lẻo đọc Chú Đại Bi, kinh Phật... nhưng bày rất nhiều đồ ăn, thịt thà, bia rượu... đủ cả trên án thờ. Không hiểu người cúng nghĩ gì? Đại Bi Tâm Chú là thể hiện cả một tấm lòng Từ Bi - Bao Dung - thương chúng sinh hơn biển cả của Bồ Tát, thế mà nỡ phanh thây phơi bày thịt chúng sinh trước mặt sao??? Cho nên sẽ là điều dễ hiểu khi hiện nay càng ngày càng có nhiều gia đình bất ổn Con cái giết cha mẹ ông bà, vợ chồng đánh, giết nhau, loạn luân, coi thường đạo lý, làm ăn suy bại... mặc dù Phật Giáo hay chuyện thờ cúng hiện nay phát triển hơn bao giờ hết. Những năm 90 trở về trước, chúng ta không bao giờ thấy Sư Thầy đến Cúng, Lễ tại gia. Càng không có chuyện lên Chùa nhờ xem ngày lành tháng tốt, cũng chẳng cần có ban hộ niệm lúc sắp lâm chung, hay lập đàn Phật lúc Tang Gia... 

Ngươc lại nếu như chúng ta thờ cúng Tổ Tiên, Ông Bà... mà không có Lễ Mặn (Xôi, Thịt, Rượu...) hoặc vàng mã thì cũng sẽ là lỗi với đạo gia tiên, thờ cúng. Vậy khi đã là Phật Tử (theo Phật) chúng ta có được thờ gia tiên không? và khi thờ có được thực hiện các lễ nghi, tập tục theo cổ truyền không? câu trả lời xin thưa là "Có". 
Phật Giáo luôn đề cao chữ Hiếu làm đầu, khi chúng ta thờ cúng với mục đích nhớ ơn Tổ Tiên thì đó là Báo Hiếu. Hơn nữa quan điểm của Phật Giáo khá cởi mở khi cho phép được dung hòa thêm với các quan điểm khác. Điều này giúp cho Phật Giáo có thể bén rễ ở hầu hết mọi nơi, dung hòa mọi tôn giáo bản địa và không bị xung đột với quan điểm của từng vùng miền. Nhưng khi đã dẫn dắt người ta vào đạo thì lúc đó Phật Giáo mới định hướng tư tưởng tu tập cho chúng ta, vì vậy mới có thời kỳ Tam Giáo Đồng Nguyên. Nhưng xin nói thêm rất tiếc hiện nay lợi dụng quan điểm này của Phật Giáo mà có những vị Sư thản nhiên đi "Hầu Đồng", Vàng mã đốt tràn lan trong Chùa (vừa rồi giáo hội Phật Giáo phải lên tiếng đưa ra văn bản cấm không cho đốt vàng mã trong chùa), Bắt Ma Trừ Tà đủ kiểu cả... 
Như vậy đến đây Phật Tử chúng ta có thể thoải mái thờ Gia Tiên không sợ trái đạo. Tuy nhiên chúng ta phải thờ sao cho đúng, cố gắng tránh lỗi đạo? dưới đây là những lời khuyên của PTPK dành cho Quý Vị Phật Tử.
1) Nếu có thể hãy dành một không gian riêng để lập Ban Phật và Ban Thờ Gia Tiên ở hai nơi khác nhau. Điều này nói chung là tương đối khó nhất là nhà ở các thành phố.
2) Ban Phật phải luôn cao hơn Ban thờ Gia Tiên. Nằm về phía bên trái của Ban Thờ Gia Tiên (theo hướng Ban Thờ Gia Tiên nhìn ra), không đè lên (nằm trên) Ban Thờ Gia Tiên. Nếu có thể hãy Lập Ban Phật tại vị trí chính giữa gian nhà (phòng), còn Ban Thờ Gia Tiên nằm ở bên trái so với Ban Phật. Điều này để đảm bảo khi chúng ta thực hành nghi quỹ sẽ không gây ảnh hưởng tới Gia Tiên. Chẳng hạn khi chúng ta Lạy Phật, nếu Ban Thờ Phật bên trên Ban Thờ Gia Tiên thì vô hình chung Gia Tiên cũng sẽ nhận cái Lạy đó, điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho Gia Tiên và cho chính Công Đức của chúng ta.
3) Vào ngày Giỗ của vị Gia Tiên trước ngày Chính Giỗ (Cát Kỵ) theo tục lệ sẽ có Lễ Tiên Thường, tức là ngày giỗ trước, còn gọi là cúng cáo giỗ. Cúng cáo giỗ là để báo cho người đã khuất biết ngày hôm sau về hưởng giỗ, đồng thời là để báo với Thần linh, Thổ Địa nơi để mộ người đã khuất cũng như Công Thần Thổ Địa tại gia cho phép hương hồn người đã khuất được về hưởng giỗ. Vào ngày Tiên Thường này Phật Tử chúng ta hãy tổ chức Lễ Phật, cúng chay cầu siêu, hổi hướng công đức cho vị gia tiên đó. Rồi qua đến ngày hôm sau tức Giỗ Chính chúng ta không cúng Phật nữa (nếu có thời công phu tu tập vào buổi sáng, chiều... chúng ta cứ thực hiện như bình thường, xong rồi thì không dâng hương nữa). Đến giờ Giỗ thì chúng ta cứ dâng hương, cúng cơm cho Gia Tiên như bình thường. Đối với các Ngày Lễ tết khác trong năm cũng vậy, chúng ta cúng dường - tu tập thời khóa Phật xong xuôi rồi mới đến bày biện các đồ lễ cúng gia tiên.
4) Tất cả đồ cúng mặn, chúng ta mua sẵn ngoài chợ, không thực hiện sát sinh tại Gia vào bất kỳ lúc nào.
5) Đối với đồ vàng mã chúng ta có thể đốt, nhưng lưu ý hãy đốt thật ít không cần nhiều. Giống như chúng ta biếu ông bà, cha mẹ một chút tiền hoặc một bộ quần áo khi còn sống vậy. Với tâm tưởng như thế thì không vấn đề gì, còn ngược lại nếu lạm dụng vào vấn đề này thì quý vị đã không còn là Phật Tử đúng nghĩa nữa rồi.
6) Khuyên bảo tất cả người thân hãy tích đức, tu tập khi còn sống, bởi đạo Phật là dành cho Người Sống, không phải Người Chết. Khi chết rồi không nên lấy Đạo Phật ra tụng kinh hồi hướng, cầu cho vong linh siêu thoát làm gì cả, khi mà chính vong linh đó khi sống không chịu tu tập, tích đức... Chúng ta tụng kinh, trì chú hằng ngày thì bản thân lợi lạc, còn lại chỉ có một phần nhỏ là hồi hướng được cho hết thảy chúng sinh (bao gồm cả gia tiên của mình). Vì vậy việc Lập Đàn Cầu Phật giúp vong linh siêu thoát là vô nghĩa với cả Đạo Phật lẫn Tín Ngưỡng (không cần thiết). Quan điểm của Đạo Phật rất rõ ràng, có được Thân Người là Phúc Báo rất lớn, là phương tiện rất tốt giúp chúng ta tu tập, sau khi chết nếu vào cảnh giới Ngạ Quỷ hay Súc Sinh... thì còn tu gì nữa? Quan điểm của Đạo, Nho Giáo thì cũng rõ ràng đã sang một kiếp sống khác rồi thì cũng chả cần cầu gì cả. Có chăng thì khi tu tập chúng ta gửi đến Gia Tiên như một lời nhắn nhủ hướng tâm tu luyện để có được nguồn năng lượng sạch, xóa bỏ thanh trọc Sa Khí để linh hồn có nhiều Nguyên Khí.
Như vậy đến đây PTPK đã chia sẻ với các bạn quan điểm giữa Đạo Phật và Đạo Gia (Tín Ngưỡng), hy vọng rằng bài viết mang lại thêm kiến thức cho các bạn, giúp các bạn nhìn nhận rõ vấn đề để định hướng cho bản thân thờ cúng sao cho đúng và đạt được hiệu quả mong muốn.