sponsor

sponsor
Theme images by kelvinjay. Powered by Blogger.

Âm dương ngũ hành

Breaking News

Tử Vi Trọn Đời

Thần Số Học

Phong thủy nhà cửa

Phong thủy văn phòng

Phong thủy nhà bếp

Hóa giải hung sát theo phong thủy

Lục thập hoa giáp

Lục thập hoa giáp

Âm dương ngũ hành

Âm dương ngũ hành

Đồ vật trang trí trong phong thủy

Đồ vật trang trí trong phong thủy

Chọn tên theo Can - Chi

Chọn tên theo Can - Chi

Cây và hoa trong phong thủy

Cây và hoa trong phong thủy

Chọn tên theo Can - Chi

Văn cúng khấn

Văn cúng khấn
» » NGUYÊN LÝ NGŨ HÀNH




Sự kết hợp năng lượng của vũ trụ biến đổi khôn lường, mà mọi sự biến đổi luôn không giống nhau, cổ nhân khái quát nó bằng nguyên lý ngũ hành sinh khắc, coi đây là nguyên lý cơ bản của mọi sự biến đổi trong vũ trụ.

Ngũ hành tương sinh chia thành 5 loại:



  • + Kim sinh thuỷ
  • + Thuỷ sinh mộc
  • + Mộc sinh hoả
  • + Hoả sinh thổ
  • + Thổ sinh kim

  • Lý luận ngũ hành tương sinh

    Trong nguyên lý khoa học ngũ hành sinh khắc, nói kim có thể sinh thuỷ vì kim loại sau khi nóng chảy biến thành thể lỏng. Trong ngũ hành thì thể lỏng thuộc nước cho nên nói được kim sinh thuỷ. Còn thuỷ có thể sinh mộc vì rằng cây cối phải dựa vào nước để duy trì sự sống. Mộc có thể sinh hoả, trước đây người ta làm bếp củi nấu ăn, lấy cành cây làm củi đốt lửa, cành cây là một phần của cây vì vậy nói được mộc sinh hoả. Hoả có thể sinh thổ vì rằng sau khi dùng lửa để thiêu đốt thì vật chất sẽ biến thành tro bụi, tro bụi rơi vào đất vô hình trung làm cho đất dày lên. Thổ có thể sinh kim càng dễ lý giải, kim loại được lấy từ trong đất để luyện nên. 

    Ngũ hành thương khắc cũng chia thành 5 loại:


  • + Kim khắc mộc
  • + Mộc khắc thổ
  • + Thổ khắc thuỷ
  • + Thuỷ khắc hoả
  • + Hoả khắc kim


  • Lý luận ngũ hành tương khắc 

    Kim có thể khắc mộc, lưỡi rìu có thể chặt được cây, điều này ai cũng biết không cần phải giải thích thêm, mộc có thể khắc thổ, rễ cây không ngừng vươn rộng trong lòng đất, điều này cho thấy mộc khắc thổ. Thổ có thể khắc thuỷ, dùng đất làm đê, đập, mương để ngăn chặn hoặc nén dòng chảy của nước,  vì vậy nói thổ khắc thuỷ. Thuỷ có thể khắc hoả, vì nước dập tắt được lửa. Hoả có thể khắc kim vì lửa có thể làm nóng chảy kim loại. 

    Bàn về Ngũ hành


    + Hành Kim 

    Ứng dụng của hành Kim trong Phong thuỷ là rất mạnh mẽ. Nó đại diện cho sao Lục Bạc , Thất Xích được dùng để hoá giải các ngôi sao mang nhiều sát khí thuộc Thổ khí như : Ngũ Hoàng, Nghị Hắc. 

    Một số đặc điểm: 
    Hướng: Tây và Tây Bắc
    Địa Chi: Thân, Dậu
    Màu sắc: Trắng, bạc, đồng, vàng ánh kim. 
    Tính chất: Thành công, thông minh, sự công bằng
    Ngành, nghề: Kỹ thuật, máy móc, máy tính, ngân hàng, vàng bạc, chăm sóc da, nha kho. 
    Mùa: Mùa thu
    Bát quái: Càn, Đoài
    Thân thể: Phổi, hô hấp, ruột, da, răng

    + Hành Mộc 

    Trong phong thuỷ nó đại diện cho sao Tam Bích, Tứ Lục dùng tăng cường cho sao Cửu Tử cũng như các cung thuộc hành mộc và hoá giải sát khí do Thuỷ khí gây ra.  

    Một số đặc điểm: 
    Hướng: Đông và Đông Nam
    Địa Chi: Dần, Mão
    Màu sắc: Xanh lá cây, Lục
    Tính chất: Sáng tạo, đổi mới và sự độ lượng
    Nghành, nghề: Gỗ, nội thất, thợ mộc, thợ cắt tóc, ấn phẩm, thiết kế, sản phẩm giấy, trồng trọt, gia vị, dệt may, thời trang vv
    Mùa: Mùa Xuân
    Bát quái: Chấn, Tốn
    Thân thể: Gan, mật, chân, tóc, lông mày

    + Hành Thuỷ 

    Đại diện hành thuỷ là sao Nhất bạch, nó dùng tăng cường và kết hợp với Tứ Lục để tăng về học hành, tình duyên. Ngoài ra, hành thuỷ còn được ứng dụng hoá giải ác tính của Thất Xích.
    Một số đặc điểm: 
    Hướng: Bắc
    Địa Chi: Tý, Hợi
    Màu sắc: Màu xanh da trời, đen và xám
    Tính chất: Khôn ngoan, tình báo, hài hước
    Ngành, nghề: Vận chuyển, vận tải, du lịch, thủy sản, đồ chơi, thể thao, y tế, dọn dẹp, điều dưỡng, kỹ thuật âm thanh, thiết bị lướt sóng, ảo thuật, làm xiếc, điều tra viên, thiết bị chống cháy, báo cáo.
    Mùa: Mùa đông
    Bát quái: Khảm
    Thân thể: Thận, bàng quang, bộ phận sinh dục, xương, tai.

    + Hành Hoả 

    Sao Cửu Tử đại diện cho hành Hoả. Hành Hoả được dùng ở những phương vị mà hành Mộc là tử khí, sát khí. Ngoài ra, người ta thường dùng Hoả khí để tăng cường cát khi của sao Bát Bạch trong phong thuỷ.

    Một số đặc điểm: 
    Hướng: Nam
    Địa Chi: Tỵ, Ngọ
    Màu sắc: Màu đỏ, hồng.
    Tính chất: Năng lượng, sự nhiệt tình, sự can đảm, nhanh nhẹn và lịch sự.
    Ngành, nghề: Điện tử, năng lượng, truyền thông, đèn, giải trí, rượu, thực phẩm, xuất bản, văn phòng phẩm, văn học, photocopy.
    Mùa: Mùa hè.
    Bát quái: Ly.
    Thân thể: Mắt, tim, ruột non, máu, môi.

    + Hành Thổ

    Ba sao Nhị Hắc, Ngũ Hoàng và Bát Bạch đại diện cho hành này. Hành thổ được dùng tăng cường cho sao Lục Bạch và Thất Xích khi đang vượng khí. Và dùng hoá giải sao Cửu Tử khi nó suy khí.

    Một số đặc điểm:
    Hướng: Tây Nam và Đông Bắc và Trung tâm
    Địa Chi: Sửu, Thìn, Tuất, Mùi
    Màu sắc: Màu vàng và màu nâu
    Tính chất: Kiên nhẫn, trung thực, sự khôn ngoan, sự ổn định.
    Nghành, nghề: Bất động sản, xây dựng, khai khoáng, hoá chất, bảo hiểm, âm nhạc, tư vấn.
    Mùa: tất cả bốn mùa
    Bát quái: Khôn, Cấn
    Thân thể: Dạ dày, cơ quan tiêu hóa, cơ bắp, lá lách, xương hàm, mũi.

     Sưu tầm
    Ban ve Phong thuy

    «
    Next
    Newer Post
    »
    Previous
    Older Post

    No comments:

    Leave a Reply