sponsor

sponsor
Theme images by kelvinjay. Powered by Blogger.

Âm dương ngũ hành

Breaking News

Tử Vi Trọn Đời

Thần Số Học

Phong thủy nhà cửa

Phong thủy văn phòng

Phong thủy nhà bếp

Hóa giải hung sát theo phong thủy

Lục thập hoa giáp

Lục thập hoa giáp

Âm dương ngũ hành

Âm dương ngũ hành

Đồ vật trang trí trong phong thủy

Đồ vật trang trí trong phong thủy

Chọn tên theo Can - Chi

Chọn tên theo Can - Chi

Cây và hoa trong phong thủy

Cây và hoa trong phong thủy

Chọn tên theo Can - Chi

Văn cúng khấn

Văn cúng khấn

Biện giải 8 hướng và 24 phương vị

A. 8 HƯỚNG : 

HƯỚNG TỐT KIẾT TINH: HƯỚNG BẾP , HƯỚNG CỬA , HƯỚNG BÀN THỜ , HƯỚNG ĐẦU GIƯỚNG...

SANH KHÍ: thuộc THAM lang tinh, Dương Mộc, Thượng kiết. Phàm cung mạng hiệp được phương Sanh Khí này lợi cho việc làm quan, làm ăn mau giàu, nhân khẩu tăng thêm, khách khứa tới đông.

THIÊN Y: thuộc CỰ môn tinh, Dương Thổ, Thượng kiết. Phàm hiệp mạng được cung Thiên y và tạo tác nhà cửa, đường ra vào được Phương này thì giàu có ngàn vàng, không tật bịnh, nhơn khẩu, ruộng vườn, súc vật được đại vượng, khoảng một năm có của. 

DIÊN NIÊN (PHƯỚC ĐỨC): thuộc VÕ khúc tinh, Dương Kim, Thứ kiết. Phàm mạng được cung này, đường ra vào, phòng, nhà miệng lò bếp xoay vế phương Diên niên chủ về việc: trung phú, sống lâu, của cải, vợ chồng vui vẽ, nhơn khẩu, lục súc được đại vượng. 

+ PHỤC VÌ (QUI HỒN): thuộc BỒ chúc tinh, Âm Thủy, Thứ kiết. Phàm vợ chồng hiệp được cung Phục vì được Tiểu phú, Trung thọ, sanh con gái nhiều, con trai ít. Cửa lò bếp, trạch chủ nhà được phương Phục vì gặp năm có Thiên Ất Quy Nhơn đến Phục vì ắt sanh con quý, dễ nuôi (Muốn cầu con nên đặt lò bếp day miệng về hướng này).

HƯỚNG XẤU HUNG TINH: HƯỚNG NHÀ XÍ , HẦM PHÂN , SÂN PHƠI , GIẶT

+ TUYỆT MẠNG: thuộc PHÁ quân tinh, Âm Kim, Đại hung. Phạm cung Tuyệt mạng có thể bị tuyệt tự, tổn hại con cái, không sống lâu, bịnh tật, thối tài, ruộng vườn súc vật bị hao mòn, bị người mưu hại (người hà bị mưu hại: thương nhơn khẩu).

+ NGŨ QUỶ (GIAO CHIẾN): LIÊM trinh tinh, Âm Hỏa, Đại hung. bị hỏa hoạn, bịnh tật, khẩu thiệt, hao mòn ruộng vườn, gia súc, thôi tài, tổn nhơn khẩu. 

+ LỤC SÁT (DU HỒN): thuộc VĂN khúc tinh, Dương Thủy, Thứ hung. Nếu phương hướng nhà cửa phạm nhằm thì bị: mất của, cãi vã, hao mòn gia súc vườn ruộng, thương tổn người nhà. 

+ HỌA HẠI (TUYỆT THẾ): thuộc LỘC tồn tinh, Âm Thổ, Thứ hung. Phương hướng nhà cửa, cưới gả vân vân … phạm vào thì bị quan phi, khẩu thiệt, bịnh tật, của cải suy sụp, thương nhơn khẩu.




B. 24 PHƯƠNG VỊ : 

1. Vượng trang : Cao quý , tiền bạc của quí đến nhà, nhân khẩu, điền sản gia tăng 

2. Hưng phước : Dũng cảm, táo bạo. Sống thọ, ít tai nạn, may mắn

3. Pháp trường : Đại họa, chịu nhiều bi thương, lưu đày biệt xứ

4. Điên cuồng : Sinh ly tử biệt, dâm loạn điên cuồng, chơi bời trác tác, gia đạo chia lìa

5. Khẩu thiệt : Vợ chồng tranh nhau, anh em đấm đá, con cái bất hiếu

6. Vượng tâm : Gia đạo an lạc

7. Tấn điền : Phước lớn không dứt, tài vật, ruộng vườn nhà cửa súc tích

8. Khốc khấp : Người trong nhà chết non, phá hại tiền tài súc vật.

9. Cô quả : Trong nhà có quả phụ, người đi xa xứ

10. Vinh phú : Gia đình không có tai họa, phú quý vinh hiển

11. Thiếu vong : Con trai chết non, con gái tự vận hoặc là con cái chơi bời, phá gia

12. Xương dầm : Dâm dục, đắm say tửu sắc, vợ chuyên quyền

13. Thân hôn : Gia đạo hiền lương, tiền bạc, châu báu lâu dài

14. Hoan lạc : Tấn tài, lợi cho người nữ, điền sản, súc vật hưng vượng, phát phúc

15. Tuyệt bại : Cha con mỗi người một xứ, phá hại gia tài, tai nạn với nước, lửa

16. Vượng tài : Phú quý, phát đạt

17. Phước đức : Sinh con quí tử, thăng quan tiến chức, sản nghiệp tấn tới 

18. Ôn hoàng : Bệnh dịch, nữ sinh nở khó toàn

19. Tấn tài : Của cải gia tăng, làm gì cũng thành công 

20. Trường bệnh : Bệnh tật liên miên, tù tội lao khổ

21. Tố tụng : Rước lấy tai ương, bị người phá hại gia đạo tranh giành, lòng không yên ổn

22. Quan tước : Quyền cao chức trọng, nhà cửa vượng phát

23. Quan quý : Gia chủ vang danh, tài vật nhiều, sinh con quý tử 

24. Tự ái : Tai họa chiến tranh, kiện tụng, con trai thì bỏ xứ, con gái tai nạn lúc sinh nở

                                                                                                                 Sưu tầm
                                                                                                        Ban ve Phong thuy

ĐÔNG TỨ MỆNH VÀ TÂY TỨ MỆNH

Bát Trạch phong thủy 

quan niệm năm sinh của con người thành niên mệnh - còn được gọi là quẻ mệnh, chia thành Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh. 
Đông tứ mệnh bao gồm: quẻ Chấn (thuộc hành Mộc), quẻ Tốn (Mộc), quẻ Li (Hỏa), quẻ Khảm (Thủy).

Tây tứ mệnh bao gồm: quẻ Càn (Kim), quẻ Khôn (Thổ), quẻ Cấn (Thổ), quẻ Đoài (Kim).
Sự khác nhau của niên mệnh phụ thuộc vào năm sinh mỗi người và cách tính niên mệnh cũng có sự khác biệt theo giới tính.


2. Phương pháp tính niên mệnh 



Mệnh của nam giới

Lấy 100 trừ đi 2 số cuối của năm sinh, được bao nhiêu rồi chia cho 9, số dư chính là niên mệnh.
Ví dụ, niên mệnh của 1 người sinh năm 1965 là: 100 - 65 = 35; 35 : 9 = 3 (dư 8). Như vậy người này có niên mệnh là 8. 8 thuộc cung Cấn, do đó, niên mệnh của họ là mệnh Cấn.

Mệnh của nữ giới

Lấy 2 số cuối của năm sinh trừ đi 4, được bao nhiêu chia cho 9, số dư chính là niên mệnh.

Ví dụ, 1 phụ nữ sinh năm 1965 thì cách tính niên mệnh của là: 65 - 4 = 61; 61 chia cho 9 được 6 (dư 7). Vậy 7 chính là niên mệnh, số 7 thuộc cung Đoài, do đó, niên mệnh của người phụ nữ này là mệnh Đoài.

3. Sự kết hợp giữa quẻ và số 


Số 1 ứng với quẻ Khảm
Số 2 ứng với quẻ Khôn
Số 3 ứng với quẻ Chấn
Số 4 ứng với quẻ Tốn
Số 5 ứng với quẻ Khôn (đối với nam) và ứng với quẻ Cấn (đối với nữ)
Số 6 ứng với quẻ Càn
Số 7 ứng với quẻ Đoài
Số 8 ứng với quẻ Cấn
Số 9 ứng với quẻ Li.


4. Quẻ mệnh và phương hướng nhà

Những người có mệnh thuộc quẻ Đông tứ mệnh hợp với những ngôi nhà thuộc Đông tứ trạch.

Đông tứ trạch gồm: 

- Chấn trạch (nhà tọa hướng Đông quay sang hướng Tây)
- Tốn trạch (nhà tọa hướng Đông Nam quay sang hướng Tây Bắc)
- Khảm trạch (nhà tọa hướng Bắc quay sang hướng Nam)
- Li trạch (nhà tọa hướng Nam quay sang hướng Bắc).
Những người có mệnh thuộc quẻ Tây tứ mệnh có thể sống trong những ngôi nhà thuộc Tây tứ trạch.

Tây tứ trạch gồm:

- Càn trạch (nhà tọa hướng Tây Bắc quay sang hướng Đông Nam)
- Khôn trạch (nhà tọa hướng Tây Nam quay sang hướng Đông Bắc)
- Đoái trạch (nhà tọa hướng Tây quay sang hướng Đông)
- Cấn trạch (nhà tọa hướng Đông Bắc quay sang hướng Tây Nam).

                                                                                                              Sưu tầm
                                                                                                              Ban ve Phong thuy

NGUYÊN LÝ NGŨ HÀNH




Sự kết hợp năng lượng của vũ trụ biến đổi khôn lường, mà mọi sự biến đổi luôn không giống nhau, cổ nhân khái quát nó bằng nguyên lý ngũ hành sinh khắc, coi đây là nguyên lý cơ bản của mọi sự biến đổi trong vũ trụ.

Ngũ hành tương sinh chia thành 5 loại:



  • + Kim sinh thuỷ
  • + Thuỷ sinh mộc
  • + Mộc sinh hoả
  • + Hoả sinh thổ
  • + Thổ sinh kim

  • Lý luận ngũ hành tương sinh

    Trong nguyên lý khoa học ngũ hành sinh khắc, nói kim có thể sinh thuỷ vì kim loại sau khi nóng chảy biến thành thể lỏng. Trong ngũ hành thì thể lỏng thuộc nước cho nên nói được kim sinh thuỷ. Còn thuỷ có thể sinh mộc vì rằng cây cối phải dựa vào nước để duy trì sự sống. Mộc có thể sinh hoả, trước đây người ta làm bếp củi nấu ăn, lấy cành cây làm củi đốt lửa, cành cây là một phần của cây vì vậy nói được mộc sinh hoả. Hoả có thể sinh thổ vì rằng sau khi dùng lửa để thiêu đốt thì vật chất sẽ biến thành tro bụi, tro bụi rơi vào đất vô hình trung làm cho đất dày lên. Thổ có thể sinh kim càng dễ lý giải, kim loại được lấy từ trong đất để luyện nên. 

    Ngũ hành thương khắc cũng chia thành 5 loại:


  • + Kim khắc mộc
  • + Mộc khắc thổ
  • + Thổ khắc thuỷ
  • + Thuỷ khắc hoả
  • + Hoả khắc kim


  • Lý luận ngũ hành tương khắc 

    Kim có thể khắc mộc, lưỡi rìu có thể chặt được cây, điều này ai cũng biết không cần phải giải thích thêm, mộc có thể khắc thổ, rễ cây không ngừng vươn rộng trong lòng đất, điều này cho thấy mộc khắc thổ. Thổ có thể khắc thuỷ, dùng đất làm đê, đập, mương để ngăn chặn hoặc nén dòng chảy của nước,  vì vậy nói thổ khắc thuỷ. Thuỷ có thể khắc hoả, vì nước dập tắt được lửa. Hoả có thể khắc kim vì lửa có thể làm nóng chảy kim loại. 

    Bàn về Ngũ hành


    + Hành Kim 

    Ứng dụng của hành Kim trong Phong thuỷ là rất mạnh mẽ. Nó đại diện cho sao Lục Bạc , Thất Xích được dùng để hoá giải các ngôi sao mang nhiều sát khí thuộc Thổ khí như : Ngũ Hoàng, Nghị Hắc. 

    Một số đặc điểm: 
    Hướng: Tây và Tây Bắc
    Địa Chi: Thân, Dậu
    Màu sắc: Trắng, bạc, đồng, vàng ánh kim. 
    Tính chất: Thành công, thông minh, sự công bằng
    Ngành, nghề: Kỹ thuật, máy móc, máy tính, ngân hàng, vàng bạc, chăm sóc da, nha kho. 
    Mùa: Mùa thu
    Bát quái: Càn, Đoài
    Thân thể: Phổi, hô hấp, ruột, da, răng

    + Hành Mộc 

    Trong phong thuỷ nó đại diện cho sao Tam Bích, Tứ Lục dùng tăng cường cho sao Cửu Tử cũng như các cung thuộc hành mộc và hoá giải sát khí do Thuỷ khí gây ra.  

    Một số đặc điểm: 
    Hướng: Đông và Đông Nam
    Địa Chi: Dần, Mão
    Màu sắc: Xanh lá cây, Lục
    Tính chất: Sáng tạo, đổi mới và sự độ lượng
    Nghành, nghề: Gỗ, nội thất, thợ mộc, thợ cắt tóc, ấn phẩm, thiết kế, sản phẩm giấy, trồng trọt, gia vị, dệt may, thời trang vv
    Mùa: Mùa Xuân
    Bát quái: Chấn, Tốn
    Thân thể: Gan, mật, chân, tóc, lông mày

    + Hành Thuỷ 

    Đại diện hành thuỷ là sao Nhất bạch, nó dùng tăng cường và kết hợp với Tứ Lục để tăng về học hành, tình duyên. Ngoài ra, hành thuỷ còn được ứng dụng hoá giải ác tính của Thất Xích.
    Một số đặc điểm: 
    Hướng: Bắc
    Địa Chi: Tý, Hợi
    Màu sắc: Màu xanh da trời, đen và xám
    Tính chất: Khôn ngoan, tình báo, hài hước
    Ngành, nghề: Vận chuyển, vận tải, du lịch, thủy sản, đồ chơi, thể thao, y tế, dọn dẹp, điều dưỡng, kỹ thuật âm thanh, thiết bị lướt sóng, ảo thuật, làm xiếc, điều tra viên, thiết bị chống cháy, báo cáo.
    Mùa: Mùa đông
    Bát quái: Khảm
    Thân thể: Thận, bàng quang, bộ phận sinh dục, xương, tai.

    + Hành Hoả 

    Sao Cửu Tử đại diện cho hành Hoả. Hành Hoả được dùng ở những phương vị mà hành Mộc là tử khí, sát khí. Ngoài ra, người ta thường dùng Hoả khí để tăng cường cát khi của sao Bát Bạch trong phong thuỷ.

    Một số đặc điểm: 
    Hướng: Nam
    Địa Chi: Tỵ, Ngọ
    Màu sắc: Màu đỏ, hồng.
    Tính chất: Năng lượng, sự nhiệt tình, sự can đảm, nhanh nhẹn và lịch sự.
    Ngành, nghề: Điện tử, năng lượng, truyền thông, đèn, giải trí, rượu, thực phẩm, xuất bản, văn phòng phẩm, văn học, photocopy.
    Mùa: Mùa hè.
    Bát quái: Ly.
    Thân thể: Mắt, tim, ruột non, máu, môi.

    + Hành Thổ

    Ba sao Nhị Hắc, Ngũ Hoàng và Bát Bạch đại diện cho hành này. Hành thổ được dùng tăng cường cho sao Lục Bạch và Thất Xích khi đang vượng khí. Và dùng hoá giải sao Cửu Tử khi nó suy khí.

    Một số đặc điểm:
    Hướng: Tây Nam và Đông Bắc và Trung tâm
    Địa Chi: Sửu, Thìn, Tuất, Mùi
    Màu sắc: Màu vàng và màu nâu
    Tính chất: Kiên nhẫn, trung thực, sự khôn ngoan, sự ổn định.
    Nghành, nghề: Bất động sản, xây dựng, khai khoáng, hoá chất, bảo hiểm, âm nhạc, tư vấn.
    Mùa: tất cả bốn mùa
    Bát quái: Khôn, Cấn
    Thân thể: Dạ dày, cơ quan tiêu hóa, cơ bắp, lá lách, xương hàm, mũi.

     Sưu tầm
    Ban ve Phong thuy