sponsor

sponsor
Theme images by kelvinjay. Powered by Blogger.

Âm dương ngũ hành

Breaking News

Tử Vi Trọn Đời

Thần Số Học

Phong thủy nhà cửa

Phong thủy văn phòng

Phong thủy nhà bếp

Hóa giải hung sát theo phong thủy

Lục thập hoa giáp

Lục thập hoa giáp

Âm dương ngũ hành

Âm dương ngũ hành

Đồ vật trang trí trong phong thủy

Đồ vật trang trí trong phong thủy

Chọn tên theo Can - Chi

Chọn tên theo Can - Chi

Cây và hoa trong phong thủy

Cây và hoa trong phong thủy

Chọn tên theo Can - Chi

Văn cúng khấn

Văn cúng khấn

Chọn Ngày Theo Tinh Đẩu Tọa Thủ

Những việc như cưới xin, làm nhà cửa, xuất hành đi xa, khai trương cửa hàng, cửa hiệu, gieo mạ cấy lúa, tới tự, nhập học, xuất quân, an táng, v,v… người xưa đều phải chọn ngày tốt để thực hiện. Đại khái là ngày nào có nhiều cát tinh như Thiên Đức, Nguyệt Đức, Thiên An, Thiên Hỷ… hoặc là ngày trực khai, trực kiến, trực bình, trực mãn đó là ngày tốt. Ngày nào có những hung tinh như Trùng Tang, Trùng phục, Thiên Hình, Nguyệt Phá đó là ngày xấu.

Kỷ nhật là ngày sát chủ, ngày thụ tử, việc gì cũng phải tránh làm. Mỗi tháng có ba ngày là ngày năm, mười bốn, hai mươi ba, gọi là Nguyệt Kỵ, việc gì cũng nên tránh làm, nhất là kiêng giao hợp. Trong một năm lại có mười ba ngày gọi là ngày Dương công kỵ nhât, việc làm gì cũng nên tránh thực hiện trong những ngày đó.
Những ngày đó là:
Ngày 13 tháng giêng
Ngày 11 tháng hai
Ngày 9 tháng ba
Ngày 7 tháng tư
Ngày 5 tháng năm
Ngày 3 tháng sáu
Ngày 8, 29 tháng bảy
Ngày 27 tháng tám
Ngày 25 tháng chín
Ngày 23 tháng mười
Ngày 21 tháng một
Ngày 19 tháng chạp

Cổ nhân cho rằng phạm vào ngày những ngày này thì việc gì cũng thất bại, không thành công. Khi thực hiện điều gì, người xưa còn phải chọn ngày hợp mệnh, mà kiêng ngày tuổi.
Ngoài ra còn những ngày như Thập linh, Đức Hợp là tốt, ngày Thập Ác Đại Bại, ngày tứ Kỵ,  ngày Tứ Tuyệt là xấu.
Việc cưới hỏi nên chọn ngày Thiên Đức, Nguyệt Đức, kỵ ngày Trực Phá, Trực Nguy. Làm nhà nên chọn ngày Thiên Ân, Thiên Hỷ, kỵ ngày Thiên Hỏa, Địa Hỏa, Kim Lâu. Xuất hành nên chọn ngày Lộc Mã, Hoàng Đạo, kỵ ngày Trực phá, Trực Bế. An táng nên chọn ngày Thiên Hỷ, Thiên Đức, kỵ ngày Tử Khí Quan Phù v,v…
Còn việc chọn giờ bắt đầu thực hiện như lúc xuất hành, lúc ra ngõ đi cưới, lúc dựng nhà, lúc hạ huyệt, v.v… thảy đều phải chọn ngày hoàng đạo.

Cách Tính ngày tốt xấu cơ bản

Căn cứ theo tháng âm lịch và ngày can chi.

Các sao tốt:
Thiên Đức, Nguyệt Đức, Thiên Giải, Thiên Hỷ, Thiên Quý, Tam Hợp. Theo quan niệm xưa, những ngày có các sao này chiếu thì làm việc gì cũng tốt.
Ngoài ra còn có các sao:
Sinh Khí (thích hợp việc làm nhà, sửa nhà, động thổ); Thiên Thành (cưới gã, giao dịch tốt); Thiên Quan (xuất hành giao dịch tốt); Lộc Mã (xuất hành di chuyển tốt); Phúc Sinh (được phúc tốt); Giải Thần (giải trừ các sao xấu); Thiên Ân (được hưởng phúc ân, làm nhà, khai trương)…
Theo thứ tự lần lược từ tháng giêng, hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, mười một, chạp thì các sao tốt sẽ chiếu vào các ngày như sau:
Thiên Đức: Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi, Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi, Sửu, Mão. (có nghĩa là sao Thiên Đức chiếu vào những ngày Tỵ của tháng Giêng, ngày Mùi của tháng hai, ngày Dậu của tháng ba… các sao khác cũng xem như vậy.)
Nguỵêt Đức: Hợi, Tuất, Dậu, Thân, Mùi, Ngọ, Tỵ, Thìn, Mão, Dần, Sửu, Tý.
Thiên Giải: Ngọ, Thân, Tuất, Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Tý, Dần, Thìn.
Thiên Hỷ: Tuất, Hợi, Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu.
Thiên Quý: Dần, Thân, Mão, Dậu, Thìn, Tuất, Tỵ, Hợi, Ngọ, Tý, Mùi, Sửu.
Tam Hợp: Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ.
Sinh Khí: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Thiên Thành: Mùi, Dậu, Hợi, Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dầu, Mùi, Sửu, Mão, Tỵ.
Thiên Quan: Tuất, Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân.
Lộc Mã: Ngọ, Thân, Tuất, Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Tý, Dần, Thìn.
Phúc Sinh: Dậu, Mão, Tuất, Thìn, Hợi, Tỵ, Tý, Ngọ, Sửu, Mùi, Dần, Thân.
Giải Thần: Thân, Thân, Tuất, Tuất, Tý, Tý, Dần, Dẩn, Thìn, Thìn, Ngọ, Ngọ.
Thiên Ân: Tuất, Sửu, Dần, Tỵ, Dậu, Mão, Tý, Ngọ, Thân, Thìn, Thân, Mùi.

Thiên Ân: Tốt mọi việc
Vận hành theo ngày: Giáp tý, Ất sửu, Bính dần, Đinh Mão, Mậu thìn, Kỷ mão, Canh thìn, Canh tuất, Tân tỵ, Tân hợi, Nhâm ngọ, Nhâm thân, Quý sửu, Quý mùi

Thiên Thuỵ: Tốt mọi việc
Vận hành theo ngày: Mậu dần, Kỷ Mão, Canh dần, Tân tỵ, Nhâm tý
Ngũ hợp: Tốt mọi việc
Vận hành theo ngày: Mậu ngọ, Kỷ mùi, Tân dậu, Quý hợi
Sát cống, Trực tin, Nhân chuyên
Theo tài liệu Đổng - Công tuyến - Trạch nhật thì 3 sao này là 3 sao tốt nhất trong hệ thống Kim - Phù tinh. 3 sao này có thế giải được các sao xấu trừ Kim thần thất sát.
Ba sao này vận hành theo:  Mạnh (4 tháng đầu 4 mùa)
                                                                                Trọng ( tháng giữa 4 mùa) và
                                                                                Quý (tháng cuối 4 mùa) như sau:
Mạnh (tháng giêng, tư, bảy, mười):
Sát cống: các ngày: Đinh mão, Bính tý, Ất dậu, Giáp Ngọ, Quý Mão, Nhâm Tý, Tân dậu
Trực tinh: các ngày: Mậu thìn, Đinh sửu, Bính Tuất, Ất mùi, Giáp Thìn, Quý sửu, Nhâm Tuất
Nhân chuyên: các ngày: Tân mùi, Canh thìn, Kỷ sửu, Mậu tuất, Đinh mùi, Bính thìn

Trọng (tháng hai, năm, tám, mười một):
Sát cống: các ngày: Bính dần, Ất hợi, Giáp thân, Quý tỵ, Nhâm dần, Tân hợi, Canh thân
Trực tinh: các ngày: Đinh mão, Bính tý,Ất dậu, Giáp ngọ, Quý mão,Nhâm tý, Tân dậu
Nhân chuyên: các ngày: Canh ngọ, Kỷ mão, Mậu tý, Đinh dậu, Bính ngọ, Ất mão
 
Quý (tháng ba, sáu, chín, mười hai):
Sát cống: các ngày: Ất sửu, Giáp tuất, Quý mùi, Nhâm thìn, Tân sửu, Canh tuất, Kỷ mùi
Trực tinh: các ngày:Bính dần, Ất hợi, Giáp thân, Quý tỵ, Nhâm dần, Tân hợi, Canh thân
Nhân chuyên: các ngày: Kỷ tỵ, Mậu dần, Đinh hợi, Bính thân, Ất tỵ, Giáp dần, Quý hợi 
Các sao xấu:
Mỗi tháng (âm lịch) có ba ngày nguyệt kỵ là mồng 5, 14, 23 và 6 ngày tam nương là ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27).
Các sao xấu khác tính theo tháng âm lịch và ngày can chi như: Thiên Cương, Thụ Tử, Đại Hao, Tử Khí, Quan Phù (xấu trong mọi việc lớn); Tiểu Hao (kỵ xuất nhập, tiền tài); Sát Chủ, Thiên Họa, Địa Hỏa, Hỏa Tai, Nguyệt phá (kiêng làm nhà); Băng Tiêu Ngọa Giải (kiêng làm nhà và mọi việc lớn); Thổ Cấm (kiêng động thổ); Vãng Vong (kiêng xuất hành, đám cưới); Cổ Thần, Quả Tú (kiêng đám cưới);Trùng Tang, Trùng Phục (kỵ hôn nhân, mai táng, cải táng).
Theo thứ tự tháng giêng, hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, mười một, chạp thì các sau xấu chiếu như sau:
Thiên Cương: Tỵ, Tý, Mùi, Dần, Dậu, Thìn, Hợi, Ngọ, Sửu, Thân, Mão, Tuất.
Thụ tử: Tuất, Thìn, Hợi, Tỵ, Tý, Ngọ, Sửu, Mùi, Dần, Thân, Mão, Dậu.
Đại Hao, Tử Khí, Quan Phù: Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ.
Tiểu Hao: Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn.
Sát Chủ: Tý,Tỵ, Mùi, Mão, Thân, Tuất, Sửu, Hợi, Ngọ, Dậu, Dần, Thìn.
Thiên Hoả: Tý, Mão, Ngọ, Dậu, Tý, Mão, Ngọ, Dậu, Tý, Mão, Ngọ, Dậu.
Địa Hoả: Tuất, Dậu, Thân, Mùi, Ngọ, Tỵ, Thìn, Mão, Dần, Sửu, Tý, Hợi.
Hoả Tai: Sửu, Mùi, Dần, Thân, Mão, Dậu, Thìn, Tuất, Tỵ, Hợi, Tý, Ngọ.
Nguyệt Phá: Thân, Tuất, Tuất, Hợi, Sửu, Sửu, Dần, Thìn, Thìn, Tỵ, Mùi, Mùi.
Băng Tiêu Ngoạ  Hãm : Tỵ, Tý, Sửu, Thân, Mão, Tuất, Hợi, Ngọ, Mùi, Dần, Dậu, Thìn.
Thổ Cấm: Hợi, Hợi, Hợi, Dần, Dần, Dần, Tỵ, Tỵ, Tỵ, Thân, Thân, Thân.
Thổ Kỵ, Vãng Vong:  Dần, Tỵ, Thân, Hợi, Mão, Ngọ, Dậu, Tý, Thìn, Mùi, Tuất, Sửu.
Cô Thần: Tuất, Hợi, Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu.
Quả Tú: Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu, Dần, Mão.
Trùng Tang: Giáp, Ất, Mậu, Bính, Đinh, Kỷ, Canh, Tân, Kỷ, Nhâm, Quý, Mậu.
Trùng Phục: Canh, Tân, Kỷ, Nhâm, Quý, Mậu, Giáp, Ất, Kỷ, Bính, Đinh, Mậu.

Cửu thổ quỷ: Trong 60 ngày có 9 ngày xấu gọi là Cửu thổ quỷ, nhưng chỉ xấu khi gặp 4 ngày trực: Kiến, Phá, Bình, Thu còn gặp sao tốt thì không kỵ.
Các ngày: Ất dậu, Quý tỵ, Giáp ngọ, Tân sửu, Nhâm dần, Kỷ dậu, Canh tuất, Đinh sửu và Mậu ngọ (xấu đối với thượng quan, xuất hành, khởi tạo, động thổ, giao dịch)
(Chúng tôi đối chiếu: chưa kể các sao đại cát khác, đã có 2 ngày Mậu ngọ gặp ngũ hợp, ngày Canh tuất gặp Thiên Ân, ngoài ra còn có thể gặp nhiều sao tốt khác nên Cửu - Thổ - Quỷ không có gì đáng ngại)

Ly sào: Xấu đối với giá thú, xuất hành, và dọn sang nhà mới. Trong Ngọc hạp thông thư không thấy ghi ly sào nhưng trong dân gian còn tục tránh Ly sào. Theo Vạn bảo toàn thư thì trong 60 ngày đã có 14 ngày Ly sào. Chúng tôi đối chiếu thì trong 14 ngày trên đã có 8 ngày trùng với Tiên Thuỵ và Thiên ân.
Các ngày: Tất cả các ngày Mậu (Mậu tý, Mậu dần, Mậu thìn, Mậu ngọ, Mậu thân, Mậu tuất: 6 ngày) 3 ngày Kỷ: Kỷ sửu, Kỷ tỵ, Kỷ dậu. 3 ngày Tân: Tân sửu, Tân mão, Tân tỵ và 2 ngày Nhâm Tuất, Quý tỵ (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh không có Ly sào)
Hoả tinh: Vận hành theo Mạnh, Trọng, Quý: (chỉ xấu với lợp nhà và làm bếp)

Mạnh (tháng giêng, tư, bảy, mười): các ngày: Ất sửu, Giáp tuất, Quý mùi, Nhâm thìn, Tân sửu, Canh tuất, Kỷ mùi
Trọng (tháng hai, năm, tám, mười một): các ngày: Giáp tý, Quý dậu, Nhâm ngọ, Tân Mão, Canh tý, Kỷ dậu, Mậu ngọ
Quý (tháng ba, sáu, chín, mười hai): Nhâm thân, Tân tỵ, Canh dần, Kỷ hợi, Mậu thân, Quý hợi

Ghi chú: Các sao Sát cống, Trực tinh, Nhân chuyên, Ly sào không thấy ghi trong Ngọc Hạp thông thư. PTPK căn cứ Đổng Công tuyển trạch nhật và Vạn bảo toàn thư để  quý vị đối chiếu tham khảo

Tăng Cường Trí tuệ Học Tập Theo Văn Xương

Trong phong thủy để tăng cường trí tuệ kích thích sự thông minh sáng tạo chúng ta phải chú ý đến vị trí Văn Xương của ngôi nhà để bố trí phòng học, phòng đọc sách, kê bàn học tạo tiền đề cho sự thành công trong công việc, học tập của quý vị hoặc con cái.
1. Xác định vị trí Văn Xương

Theo cổ học thì sao Khuê là sao chủ quản việc văn chương, học thuật….Vị trí văn xương là vị trí mà sao khuê bay đến trong ngôi nhà.

Muốn xác định được vị trí văn xương ta phẩi căn cư vào trạch của nhà để xác định:

Việc xác định vị trí văn xương để thiết kế phòng học, phòng đọc sách...

Nơi tập trung trí tuệ của gia đình phải bố trí "kết cấu nhân trí” đó chính là “Nhân giả nhạo sơn, trí giả nhạo thủy” (người nhân nghĩa thích núi người trí tuệ thích nước) người ngồi trong phòng phải có núi sau, nước trước. Sau bàn phải có tường (chỗ dựa) tạo cảm giác an toàn không bị nhiễu, tâm lý yên bình, trí tuệ tập trung hướng định học tâp, đọc sách suy nghĩ tốt hơn…


2. Tìm vị trí bàn học

Mục đích của việc vận dụng thuật phong thủy trong sắp đặt phòng ốc trong nhà là để hấp dẫn sinh khí có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho sức khỏe, thành công và hạnh phúc của mỗi gia đình.

Chúng ta ai cũng quan tâm đến con cái, con cái khỏe mạnh thành đạt là mơ ước của các bậc cha mẹ. Vậy muốn con cái học tập đạt hiệu quả tốt thì việc tìm vị trí văn xương và bố trí bàn học cho trẻ là rất cần thiết. Để trẻ có thể tiếp nhận sự trợ giúp của sao Văn Xương, nhờ đó trẻ có được từ trường học tập tốt nhất “học một biết mười” hiệu quả tăng lên gấp bội.

PTPK muốn hướng dẫn qúy vị cách tìm hướng văn xương phù hợp cho trẻ nhằm mục đích thỏa mãn kỳ vọng của quý vị vào tương lai con trẻ.

Có nhiều quan điểm xác định vị trí văn xương (bàn học) cho trẻ; song PTPK hướng dẫn quý vị một cách tìm đáng tin cậy nhất :


Ví dụ: Trẻ sinh ngày 04/01/2006, tra lịch Vạn Niên, biết Can ngày là Quý Tị, tra bảng được hướng Mão. (Ngày 29 Quý Tỵ, tháng Tý, năm Ất Dậu) Mệnh Thủy sinh tháng Thủy, đắc lệnh, chú ý bổ sung Hỏa, Kim.


Ví dụ 2: Trẻ sinh ngày 08/05/2008, Can ngày là Mậu Thân, tra bảng được hướng Thân.(Mùng 4 Mậu thân, tháng Tỵ, năm Mậu Tý). Mệnh Thổ sinh tháng Hỏa, được sinh, rất tốt.

Ví dụ dựa trên lịch Tiết khí

Muốn phát huy tốt khả năng của trẻ cần phải áp dụng thêm những phương pháp tăng cường vận văn xương cho trẻ đó là những vật dụng phong thủy( tháp văn xương, biểu tượng Tam dương khai thái, đá thạch anh… cầu thủy tinh, tranh cát tường, trúc phú quý…).


Ngoài ra, còn phải dựa trên Ngũ hành, dụng thần của mỗi người mà bổ sung cho phù hợp. VD: Trẻ sinh vào ngày 04/01/2006, Can Quý (Thủy) tháng Tý (Thủy) - Vượng Thủy cần bổ sung thêm Hỏa, Kim và dùng Thổ để hạn chế… thêm Mộc để tiết bớt Thủy


3. Tăng vận văn xương

Trước hết, trong số các vị trí Văn Xương đã được xác định, nên ưu tiên chọn vị trí mà bàn học có chỗ dựa phía sau. Chỗ dựa tốt nhất là bức tường, nhưng cũng có thể là bình phong hoặc tấm bảng lớn. Theo lý luận phong thuỷ, bàn học không có chỗ dựa hoặc dựa vào cửa sổ sẽ tạo thành cách cục “hư không”, khiến trẻ không nhận được sự trợ giúp trong học tập, đồng thời sẽ phát sinh cảm giác lo lắng, bất an.
Bàn học đối diện với cửa sổ cũng không tốt, vì đây là cách cục “vọng không” (nhìn ra khoảng trống cao). Mặt khác, xét ở góc độ tâm lý và môi trường, khi bàn học đối diện với cửa sổ thì trẻ dễ bị những hoạt động ở bên ngoài thu hút, ảnh hưởng đến sự tập trung chú ý và hiệu suất học tập, nhưng sẽ không đáng ngại nếu cửa sổ có rèm che hoặc bên ngoài có phong cảnh đẹp, giúp trẻ thưởng thức cảnh quan để dưỡng mắt.
Trường hợp bàn học đối diện hoặc quay lưng với cửa ra vào sẽ hình thành cách cục “môn xung”, tạo ra những ảnh hưởng bất lợi đối với vấn đề học tập, nhưng mức độ tác động không lớn nếu có khoảng cách xa với cửa. Tuy nhiên, trẻ ngồi học đối diện với cửa ra vào cũng dễ bị tác động từ bên ngoài, dẫn đến phân tán tư tưởng, hiệu quả học tập không cao, dễ mắc lỗi.
Bàn học cũng cần tránh gần nhà vệ sinh, tránh kê trên hoặc dưới nhà bếp, nhà vệ sinh, vì như vậy sẽ làm vấy bẩn Văn Xương.
Thứ hai, phía trước bàn học nên có khoảng không gian tương đối rộng, vì phía trước bàn học được gọi là minh đường, minh đường rộng rãi, sáng sủa sẽ giúp sinh khí ngưng tụ, trẻ hấp thụ được nhiều sinh khí hơn. Đồng thời, tầm nhìn, suy nghĩ của trẻ cũng khoáng đạt, tư duy được mở rộng. Minh đường rộng rãi, sáng sủa còn tượng trưng cho triển vọng học tập tươi sáng của trẻ. Do đó, vật phẩm đặt trên bàn học không nên quá cao, nếu không sẽ che chắn mất tầm nhìn.
Lưu ý, minh đường cũng như phòng học không nên quá rộng, vì sinh khí sẽ bị phân tán, trẻ cũng dễ bị phân tâm. Ngược lại, minh đường chật hẹp, nhất là trường hợp bàn học quay mặt vào tường, có thể khiến tư duy của trẻ bị hạn chế.
Thứ ba, khu vực bàn học cần sạch sẽ, thông thoáng, trong lành, yên tĩnh và đảm bảo tính độc lập để trẻ tập trung học tập. Màu sắc xung quanh bàn học, đặc biệt là màu tường nên có gam màu nhạt, trong đó, màu xanh lục là màu tốt nhất cho việc học. Bởi lẽ, sao Văn Xương có ngũ hành thuộc Mộc, lấy màu xanh (ngũ hành thuộc Mộc) để trang trí cho khu vực học tập sẽ giúp nâng cao tác dụng tăng vượng cho vận Văn Xương. Mặt khác, xét từ phương diện sức khoẻ, màu xanh có thể bảo vệ thị lực, làm giảm sự nhức mỏi của mắt, đồng thời giúp trẻ phấn chấn về tinh thần, khiến hiệu suất học tập được nâng cao.
Có thể căn cứ vào ngũ hành của trẻ để lựa chọn màu sắc chủ đạo của khu vực học tập, ví dụ trẻ khuyết Hoả thì sử dụng màu hồng nhạt, khuyết Thổ thì sử dụng màu vàng nhạt, khuyết Kim thì sử dụng màu trắng sữa, khuyết Thuỷ thì sử dụng màu xám nhạt.
Thứ tư, để tăng vận Văn Xương, nên sử dụng một số vật phẩm phong thuỷ có lợi cho học tập tại khu vực bàn học. Hai vật phẩm phổ biến và mang lại hiệu quả cao là tháp Văn Xương và bút Văn Xương (1 hoặc 4 chiếc bút lông). Bày chậu hoa, cây cảnh xanh tươi trong phòng học của trẻ cũng có tác dụng trong việc nâng cao vận thế Văn Xương. Bên cạnh đó, phòng học của trẻ cần được trang trí đơn giản, trang nhã, trên tường có thể treo một số bức tranh đẹp, có ý nghĩa hoặc có tác dụng cổ vũ, khích lệ trẻ, giúp trẻ vui vẻ, thoải mái. Tủ sách không nên đặt quá nhiều sách, mà nên xen kẽ một số vật phẩm công nghệ nhỏ xinh (không phải đồ chơi), có tính vui nhộn mà trẻ yêu thích. Bàn học nên được làm bằng gỗ tự nhiên, hoặc gỗ ép được sơn nhẵn. Dưới chân trẻ nên trải thảm màu xanh.
Ngoài ra, vấn đề ăn uống cũng giúp tăng vận Văn Xương, chẳng hạn ăn xoài, đây là thực phẩm mang tính Hoả, có thể nâng cao năng lượng cho trẻ, giúp tinh thần dồi dào, nhất là đối với những trẻ học chịu áp lực trong học tập. Hoặc ăn cá, ăn óc lợn, giúp bổ não, tăng cường trí nhớ. Hay ăn thịt bò, thịt dê, giúp nâng cao sự tự tin, ý chí phấn đấu.


Xem Giờ Quý Nhân Đăng Thiên Môn

Phương pháp này xuất xứ từ môn Lục Nhâm Đại Độn, là một trong Tam Thức (Thái Ất, Kỳ Môn Độn Giáp, Lục Nhâm Đại Độn). Đây củng là một giờ linh trong Kỳ Môn Độn Giáp

Trong các phương pháp chọn giờ tốt, tốt nhất chính là giờ Quý Nhân (còn được gọi là Thiên Ất Quý Nhân) Đăng Thiên Môn. Trong môn Trạch Cát  cho rằng giờ Quý đăng Thiên Môn là giờ Thần Tàng Sát Ẩn. 

Trong phần mềm Phong Thủy - Lý số chúng tôi đã đưa ứng dụng này vào và tính toán chi tiết chính xác, tuy nhiên giờ này phải có sự kết hợp của một số yếu tố mới đem lại hiệu quả cao. Các bạn có thể liên hệ qua email ctytmdvthaothanh@gmail.com hoặc số điện thoại 0902190693 để được tư vấn miến phí.
Trong Lục Nhâm 12 Thiên Tướng theo thứ tự là
Quý Nhân, Đằng Xà, Chu Tước, Lục Hợp, Câu Trần, Thanh Long, Thiên Không, Bạch Hổ, Thái Thường, Huyền Vũ, Thái Âm và Thiên Hậu.




Cát Tướng
Quý Nhân Kỷ Sửu Thổ
Lục Hợp Ất Mão Mộc
Thanh Long Giáp Dần Mộc
Thái Thường Kỷ Mùi Thổ
Thái Âm Tân Dậu Kim
Thiên Hậu Nhâm Tý Thủy

Hung Tướng
Đằng Xà Đinh Tỵ Hỏa
Chu Tước Bính Ngọ Hỏa
Câu Trần Mậu Thìn Thổ
Thiên Không Mậu Tuất Thổ
Bạch Hổ Canh Thân Kim
Huyền Vũ Quý Hợi Thủy

Quý Nhân được chia làm 2 nhóm, Trú (ngày) Dạ (đêm), hay còn gọi là Đán (Sáng Sớm) Mộ (Chiều Tối), tức Quý Nhân Ngày (Quý Ngày) và Quý Nhân Đêm (Quý Đêm). Quý Ngày thuộc Dương, và Quý Đêm thuộc Âm. Quý Ngày cư ở các giờ ban ngày, và Quý Đêm cư ở các giờ ban đêm. Giờ ban ngày là từ Mão đến Thân, giờ ban đêm là từ Dậu tới Dần. Đặc biệt cho trường hợp giờ Mão và Dậu, vì là trục phân ngày đêm, nên 2 giờ này theo sách “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” được dùng cho cả ngày và đêm.


Ngoài vấn đề ngày và đêm, Quý Nhân còn căn cứ vào Nhật Can, và Nguyệt Tướng.
Theo bộ sách “Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành” thì

Quý Nhân Khởi Lệ

Canh Mậu Kiến Ngưu Dương, Giáp Quý Mùi Sửu Tường,
Ất Quý Thân Tý Thị, Kỷ Quý Thử Hầu Hương
Bính Quý Dậu Ngọ Chước, Đinh Quý Trư Kê Phương
Quí Quý Tầm Tỵ Mão, Nhâm Quý Thố Xà Tàng
Lục Tân Phùng Hổ Mã, Đán Mộ Định Âm Dương.

Chú Thích:
Các An Quý Nhân
Canh Mậu thấy Sửu Mùi, Giáp Quý Mùi Sửu rõ
Ất Quý Thân Tý đấy, Kỷ Quý Tý Thân hương
Bính Quý Dậu Ngọ vào, Đinh Quý Hợi Dậu phương
Quí Quý tìm Tỵ Mão, Nhâm Quý Mão Tỵ nương
Sáu Tân gặp Dần Ngọ, Sớm Chiều định Âm Dương

Theo như vậy thì ta có 

Canh Mậu, Sửu Mùi
Giáp, Mùi Sửu
Ất, Thân Tý
Kỷ, Tý Thân
Bính, Dậu Hợi
Đinh, Hợi Dậu
Quí, Tỵ Mão
Nhâm, Mão Tỵ
Tân, Dần Ngọ
(Mồi câu có hai chữ Địa Chi, chử đầu là thuộc Quý Nhân Ngày, chữ sau là thuộc Quý Nhân Đêm)



Nhật Can chữ đỏ là thuộc Quý Ngày, Nhật Can chữ xanh là thuộc Quý Đêm.
Quý Đêm và Quý Ngày đối xứng với nhau qua trục Thìn Tuất, cho nên các bạn chỉ cần nhớ vòng Quý Ngày thì có thể suy ra vòng Quý Đêm

Quý Nhân Ngày thì theo bản trên ta có

Ngày Giáp tại Mùi, ngày Ất tại Thân, ngày Bính tại Dậu, ngày Đinh tại Hợi (Quý Nhân không vào Thìn Tuất, Thiên La, Địa Võng), ngày Mậu, Canh tại Sửu, ngày Kỷ tại Tý, ngày Tân tại Dần, ngày Nhâm tại Mão, và ngày Quý tại Tỵ.

Quý Nhân Đêm thì theo bản trên ta có
Ngày Giáp tại Sửu, ngày Ất tại Tý, ngày Bính tại Hợi, ngày Đinh tại Dậu (Quý Nhân không bào Thìn Tuất), ngày Mậu Canh tại Mùi, ngày Kỷ tại Thân, ngày Tân tại Ngọ, ngày Nhâm tại Tỵ, và ngày Quý tại Mão.

Nguyệt Kiến và Nguyệt Tướng 

Tháng 1 Kiến Dần, Tiết Lập Xuân, Khí Vũ Thủy
Tháng 2 Kiến Mão, Tiết Kinh Chập, Khí Xuân Phân
Tháng 3 Kiến Thìn, Tiết Thanh Minh, Khí Cốc Vũ
Tháng 4 Kiến Tỵ, Tiết Lập Hạ, Khí Tiểu Mãn
Tháng 5 Kiến Ngọ, Tiết Mang Chủng, Khí Hạ Chí
Tháng 6 Kiến Mùi, Tiết Tiểu Thử, Khí Đại Thử
Tháng 7 Kiến Thân, Tiết Lập Thu, Khí Xử Thử
Tháng 8 Kiến Dậu, Tiết Bạch Lộ, Khí Thu Phân
Tháng 9 Kiến Tuất, Tiết Hàn Lộ, Khí Sương Giáng
Tháng 10 Kiến Hợi, Tiết Lập Đông, Khí Tiểu Tuyết
Tháng 11 Kiến Tý, Tiết Đại Tuyết, Khí Đông Chí
Tháng 12 Kiến Sửu, Tiết Tiểu Hàn, Khí Đại Hàn

Khí Vũ Thủy, Tiết Kinh Chập, Hợi Tướng (Đăng Minh)

Khí Xuân Phân, Tiết Thanh Minh, Tuất Tướng (Hà Khôi)
Khí Cốc Vũ, Tiết Lập Hạ, Dậu Tướng (Tòng Khôi)
Khí Tiểu Mãn, Tiết Mang Chủng, Thân Tướng (Truyền Tòng)
Khí Hạ Chí, Tiết Tiểu Thử, Mùi Tướng (Tiểu Cát)
Khí Đại Thử, Tiết Lập Thu, Ngọ Tướng (Thắng Quang)
Khí Xử Thử, Tiết Bạch Lộ, Tỵ Tướng (Thái Ất)
Khí Thu Phân, Tiết Hàn Lộ, Thìn Tướng (Thiên Cương)
Khí Sương Giáng, Tiết Lập Đông, Mão Tướng (Thái Xung)
Khí Tiểu Tuyết, Tiết Đại Tuyết, Dần Tướng (Công Tào)
Khí Đông Chí, Tiết Tiểu Hàn, Sửu Tướng (Đại Cát)
Khí Đại Hàn, Tiết Lập Xuân, Tý Tướng (Thần Hậu)

Cung Càn Hợi thường được gọi là Thiên Môn trong Lý Học Đông Phương, nên Quý Nhân Đăng Thiên Môn tức là đem Quý Nhân lên cung Hợi của 12 cung Địa Chi theo phương pháp Lục Nhâm Đại Độn.

Trước hết ta xem Can của ngày là gì, sau đó muốn tìm Quý Nhân Ngày hay Quý Nhân Đêm. Dùng Can ngày xem coi Quý Ngày hay Quý Đêm ở cung nào. Từ cung Quý Nhân đếm tới cung Hợi coi cách mấy cung, đếm thuận (hay đếm nghịch củng được). Sau đó bắt đầu từ cung Nguyệt Tướng cũng đếm thuận (hay nghịch) mấy cung. Dừng tại cung nào thì coi cung đó nằm trong giờ ban ngày hay ban đêm. Nếu tìm Quý Nhân Ngày Đăng Thiên Môn mà giờ rơi vào ban đêm thì kể như ngày đó không có Quý Nhân Ngày Đăng Thiên Môn vậy. Nếu tìm Quý Nhân Đêm Đăng Thiên Môn mà giờ rơi vào ban ngày thì kể như hôm đó không có giờ Quý Nhân Đêm Đăng Thiên Môn vậy.

Giờ ban ngày (Dương Quý) là Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, (Dậu)

Giờ ban đêm (Âm Quý) là Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu, Dần, (Mão)

Thí dụ: Ngày Giáp, khí Vũ Thủy, muốn tìm giờ Quý Đăng Thiên Môn ban ngày

Ngày Giáp Qúy Ngày tại Mùi, Khí Vũ Thủy Hợi Tướng. Từ Mùi đếm thuận đến Hợi (Thiên Môn) là 4 cung, vậy từ Hợi (Nguyệt Tướng) đi thuận 4 cung là giờ Mão. Vậy ngày Giáp, giờ Mão là giờ Quý Nhân Đăng Thiên Môn.

Thí dụ: Ngày Ất, củng khí Vũ Thủy, muốn tìm giờ Qúy Đăng Thiên Môn ban ngày
Ngày Ất Quý Ngày cư Thân, từ Thân đếm tới Hợi được 3 cung. Vậy từ Hợi (khí Vũ Thủy Hợi Tướng), đếm thêm 3 cung là cung Dần, nhưng giờ Dần là thuộc về giờ ban đêm nên Ngày Ất không có giờ Quý Đăng Thiên Môn cho ban ngày vậy.

Thí dụ: Ngày Mậu, củng khí Vũ Thủy, muốn tìm giờ Quý Đăng Thiên Môn ban ngày (Dương Quý)
Ngày Mậu Quý Ngày ở cung Sửu, từ Sửu đếm nghịch tới Hợi được 2 cung. Khí Vũ Thủy Hợi Tướng, vậy từ Hợi đếm nghịch thêm 2 cung là Dậu. Giờ Dậu, theo lẻ là giờ ban đêm không dùng, nhưng theo quyển “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” thì Mão Dậu là trục phân định ngày đêm, nên cả hai giờ Mão và Dậu đều được dùng cho cả ngày lẫn đêm. Cho nên giờ Dậu vẫn là giờ Quý Đăng Thiên Môn ban ngày, vì giờ Dậu có thể coi là ngày lẫn đêm. Tương tự với giờ Dậu thì giờ Mão củng vậỵ

Thí dụ: Ngày Đinh, tiết Tiểu Hàn Sửu Tướng, muốn tìm giờ Quý Đăng Thiên Môn cho ban đêm.

Ngày Đinh Quý Đêm cư cung Dậu, từ Dậu đếm thuận tới Hợi được 2 cung, vậy từ Sửu đếm thuận thêm 2 cung là giờ Mão, giờ Mão được dùng cho cả ngày lẫn đêm, cho nên ngày Đinh, tiết Tiểu Hàn, giờ Mão là giờ Quý Nhân Đêm Đăng Thiên Môn.

Phần Phụ: An 12 Thiên Tướng
Như nếu chỉ muốn an vòng Thiên Tướng vào 12 cung điạ chi, thì chỉ cần lấy cung Nguyệt Tướng đếm thuận đến giờ xem, được bao nhiên cung thì lấy cung Quý nhân củng đếm thuận bao nhiêu cung thì an Quý Nhân. Sau đó coi Quý Nhân an tại cung nào, thuộc cung Thuận hay Nghịch để biết phải an 11 Thiên Tướng còn lại theo chiều thuận hay chiều nghịch (kim đồng hồ) như sau:

Quý Thuận: Hợi, Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn
Quý Nghịch: Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất

Tức là khi Quý Nhân an vào các cung Hợi, Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, thì vòng 12 Thiên Tướng được an thuận theo chiều kim đồng hồ. Khi Quý Nhân an vào các cung Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, thì vòng 12 Thiên Tướng được an nghịch chiều kim đồng hồ

Ao hồ trong nhà họa nhiều hơn phúc
Theo phong thủy, có ao hồ trong khu vực nhà ở được xem như biểu tượng thu hút sự giàu có, nhưng cũng có nhiều điều phải lưu ý. Ao hồ theo cách nói của phong thủy học bao gồm cả giếng nước. Chúng đại diện cho yếu tố Thủy – tiền bạc, của cải. Vì vậy, có ao hồ trong khu vực nhà ở được xem như biểu tượng thu hút sự giàu có. Tuy nhiên, cần tuân theo nguyên tắc phong thủy nhằm tránh bất lợi cho gia chủ.

Nhiều nhà muốn đào một cái ao nuôi cá và tạo thế giàu sang nhưng không ngờ nó lại mang họa. Ngày xưa khi làm ăn phát đạt, ai cũng muốn xây một ngôi nhà thật đẹp, trong khuôn viên ngôi nhà đào một cái ao hoặc để nuôi cá chơi. Nhưng về khía cạnh phong thủy, ít ai biết rằng chính những cái ao đó lại mang họa đến nhiều hơn là phúc.
1. Một số kiểu ao hồ nên tránh
- Nếu bên Đông, bên Tây ngôi nhà đều có ao, người trong nhà thần kinh bất ổn.
- Đằng sau nhà có 2 cái ao, hoặc bên trái, bên phải hay trước nhà đều có ao. Phong thủy cho đó là thế chân rồng chân hổ giẫm lên nhau, ắt có tà dâm.
- Trước nhà, sau nhà có ao cũng rất hung, người xưa nói: “Tiền đường hạ cấp đường, nhi tôn huyền tiểu vong”, nghĩa là ao trước ao sau nhà, con cháu đoản thọ.
- 2 hoặc 3 ao liền nhau, gia chủ có nguy cơ đối mặt với tai họa.
- Nếu hình dáng ao trông như hoa mai thì chủ nhà dễ góa bụa.
- Vị trí và hình dạng ao không thống nhất cũng gây họa. Ví như: có cái lồi ra, có cái thụt vào hoặc hình như quả bầu, có cái nhỏ cái to nối liền nhau, bệnh tật và tai họa sẽ đến với nam chủ nhân. Người xưa thường nói “Thượng đường liên hạ đường, quả phụ thủ không phòng, phong tật bất ly sàng”, nghĩa là ao trên liền ao dưới, vợ góa giữ phòng không, ao to nối ao nhỏ, bệnh phong chẳng rời giường.
- Trường hợp ao hoặc bể bơi gần nhà, để ánh sáng mặt trời phản xạ được vào trong nhà, phong thủy học gọi cái ao hay bể bơi này là “gương soi chậu máu” hoặc “vạn đạo kim quang” chiếu vào nhà. Gặp trường hợp như vậy, người xưa nói trước sau cũng thất vận.
Có nhà đào ao trước cửa ở thế “gương soi chậu máu”, giữa cửa nhà có treo 1 cái gương to (để trấn trạch hoặc để chơi) thì sát khí càng mạnh, độ hung càng lớn.
Để hóa giải tình trạng “gương soi chậu máu”, nên thả bèo kín ao để giảm tia nắng khúc xạ vào nhà. Ngoài ra, có thể trồng cây trúc phía bờ ao đối diện ngôi nhà. Trúc dễ trồng, mọc nhanh, sẽ chắn những tia nắng khúc xạ vào nhà khi chiều tà, sát khí giảm hẳn.
- Một số gia đình có ao tù, nước không lưu thông, bẩn, không có lợi cho sức khỏe. Đồng thời theo phong thủy học, nơi đó cũng dễ gây nên hung tướng cho người ở. Trường hợp này tốt nhất là lấp ao. Nhưng trước khi lấp ao phải hút hết nước, làm cho ao khô đi, bốc hết bùn ở đáy ao.
- Nếu khuôn viên khu nhà rộng cần có ao thì phải bố trí ở hướng Đông Nam, cách nhà từ 18m trở lên. Nhưng tốt nhất là không có, mà có thì nên lấp. Có loại ao thuộc dạng chảy vòng quanh, xung quanh trồng cây mà không có đông người tụ tập hay khách sạn, nhà hàng… thì không phát sinh vấn đề gì. Nhiều khả năng lại biến thành cát tướng.
2. Ao hồ tốt theo phong thủy
- Ao hình bán nguyệt
Trước nhà có ao như vậy thì có tiền của. Người xưa nói, ao bán nguyệt sinh tiền, hàng nghìn kho lúa, trẻ con ngã không chết đuối. Tuy nhiên, cũng nên đề phòng trẻ em về nạn sông nước.
- Ao có hình vuông như nghiên mực
Người xưa nói: “Tiền đường tự nghiên trì, tử lục đăng cao đệ, đường thanh do như kính, quý sinh minh”, nghĩa là ao trước nhà giống cái nghiên mực, con cháu thi đỗ cao, nước ao mà trong như gương, sinh con quý và thông minh.
Trước nhà có ao như vậy là tốt, nhưng vị trí ao phải xa cửa nhà, sao cho ánh nắng chiều tà không được phản xạ tia nắng chiếu vào nhà.Trên đây là quan niệm của phong thủy học về ao, hồ, giếng nước đối với người ở, những quan niệm này chỉ có giá trị tham khảo khi nghiên cứu nhận thức của người xưa.


Luận Giải Cây Trước Cửa

Trong phong thủy, cây cối có ảnh hưởng nhất định trong không gian sống của con người, nó các tác dụng tích cực, nhưng cũng có rất nhiều điều tiêu cực cần phải lưu ý để tránh hoặc loại bỏ. Hãy cùng PTPK điểm các điều  kiêng kỵ về các loại cây trồng trước của nhà để người chọn nhà có thể lựa chọn nhà cho hợp phong thủy :




- Đào hạnh trước cửa nhà, trai gái rượu chè bừa bãi.
- Cửa đối diện với cây thùy dương, có người chết treo xà nhà.
- Độc thụ (một cây) chặn cửa, mẹ góa con côi.
- Cửa đối diện với giữa rừng cây, họa to bệnh nặng.
- Hai cây song đôi trước cửa, súc vật ốm, người khỏe.
- Cây một, trơ trụi, mẹ chồng con dâu bất hòa.
- Cây to cổ quái, khí thống danh bại.
- Rễ cây sưng phồng, đui điếc hôn mê.
- Cây to góc tường, lắm chuyện kinh hoàng.
- Bên trái có cây, bên phải không cây, lành ít dữ nhiều.
- Cây bên phải ra hoa đỏ, nhan sắc làm tan cửa nát nhà.
- Cây cong như bướu lạc đà, định tài đều giảm.
- Cây khô trước cửa, cháy nhà chết người.
- Cành cây bị dây leo quấn chặt, thắt cổ, đắm đò.


- Cây khô nóc nhà, đàn bà chết chồng.
- Cây to áp sát cửa, không có con gái, ít con trai.
- Cây ăn quả chỉ tươi tốt nửa bên trái, ốm đủ thứ bệnh.
- Cây ló ra phía ngoài, ắt bị tội đồ.
- Ngọn cây nhúng nước, có người chết đuối.
- Hai cây kèm hai bên nhà, chết người thân thuộc.
- Cây như trâu nằm, dầm sương lắm bệnh.
- Cây tiêu thường xuyên ở trước cửa, góa phụ lênh đênh cơ khổ.
- Trước cửa có cây chết, mất hết đường tiến thân

Cách Đặt Bếp Theo Huyền Không

Bếp là nơi chế biến thức ăn cung cấp năng lượng nuôi sống con người. Tức là nơi phát sinh và dẫn hỏa vào nhà. Cho nên nó liên quan mật thiết đến sức khỏe, dân số trong nhà đó. Vì thế cách bố trí bếp người ta thường tránh đặt bếp gần thuỷ như bồn rửa chén, vòi nước, bể nước, wc, tránh các xung sát như cầu thang, lối đi chiếu vào bên hông hay đằng trước, thậm chí vòi nước cũng không được chĩa vào bếp. Bởi vì những thứ này đều là thủy, mà thủy thì có thể làm tắt hỏa, dẫn đến nguy hại cho sức khỏe và nhân đinh trong nhà. Bếp còn không được nằm dưới xà nhà, hay nhà có nhiều tầng thì không được kê giường trên bếp hoặc wc cũng không được ở trên bếp, bếp không được để vào chỗ mà khi trước là wc vì nơi này đã trở nên ô-uế, Cầu thang cũng không được ở trên bếp



Theo Huyền không thì bếp đặt vào cung có sinh, vượng khí của sơn tinh sẽ làm cho người nhà khỏe mạnh, con cái mau thành đạt
Về vấn đề Thủy ở gần bếp thì hiện nay còn nhiều tranh cãi, chúng ta còn phải tiếp tục chiêm nghiệm. Tuy nhiên cũng có một vài ý sau:
- Nơi để bếp có sơn tinh là suy tử khí, nhưng hướng tinh là sinh vượng khí - Cần Thủy
- Bếp tại cung Ly (hướng Nam) hay sơn hướng tinh kết hợp thành hỏa hậu thiên hay hỏa tiên thiên (2-7); (7-2); (7-9); (9-7) - Cần Thủy
- Bếp tại cung có hướng tinh 6 hoặc 7 (hỏa khắc kim) - Cần Thủy
- Khu vực đặt bếp có sinh vượng khí của sơn tinh và Suy, tử khí của hướng tinh thì không được có thủy
- Khu vực đặt bếp có sao tử tôn tinh (3-4); (4-3) không được có thủy
- Bếp để ở khu vực có sơn hướng kết hợp thành tủy tiên thiên (1-6); (6-1) hoặc cung Khảm,...không được có thủy, sẽ dập tắt hỏa.

Về cầu thang và lối đi chiếu vào bếp thì lại cần coi tinh bàn như thế nào.
Đặt tinh bàn của nhà vào tâm của bếp. Nếu hướng cầu thang hay lối đi chiếu vào có sinh, vượng khí của hướng tinh thì được coi là tốt. Còn ngược lại nếu là suy tử khí của hướng tinh thì được coi là xấu.

Hướng bếp

Theo Huyền Không thì nơi để bếp chủ về sức khỏe và nhân đinh, còn hướng bếp là chủ về tài lộc. Nếu hướng bếp (phía lưng người nấu) có hướng tinh là sinh, vượng khí thì rất tốt cho tài lộc hoặc có hướng tinh là:
- Nhất bạch Thủy: được “Thủy hỏa ký tế” nên là bếp tốt.
- Tam bích, tứ lục Mộc: Mộc sinh hỏa nên cũng là bếp tốt.
- Bát bạch thổ: Hỏa sinh Thổ (bát bạch là cát tinh) nên là bếp tốt vừa.
- Cửu tử: tị hòa nên cũng tốt vừa.
- Nhị hắc, Ngũ hoàng: Cũng hỏa sinh thổ nhưng nhị hắc và ngũ hoàng là hung tinh nên là bếp xấu.
- Lục bạch, thất xích Kim: Hỏa khắc Kim nên là bếp xấu