sponsor

sponsor
Theme images by kelvinjay. Powered by Blogger.

Âm dương ngũ hành

Breaking News

Tử Vi Trọn Đời

Thần Số Học

Phong thủy nhà cửa

Phong thủy văn phòng

Phong thủy nhà bếp

Hóa giải hung sát theo phong thủy

Lục thập hoa giáp

Lục thập hoa giáp

Âm dương ngũ hành

Âm dương ngũ hành

Đồ vật trang trí trong phong thủy

Đồ vật trang trí trong phong thủy

Chọn tên theo Can - Chi

Chọn tên theo Can - Chi

Cây và hoa trong phong thủy

Cây và hoa trong phong thủy

Chọn tên theo Can - Chi

Văn cúng khấn

Văn cúng khấn

Long Mạch



Trong phong thủy, long mạch là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Long mạch là địa mạch mạnh mẽ, mềm mại, thoắt ẩn thoắt hiện như rồng. Địa mạch lấy hướng núi sông làm tiêu chí. Vì vậy, các nhà phong thủy gọi địa mạch là long mạch, là khí mạch đi theo mạch núi.

Nói về long mạch phải phân biệt mạch chính và mạch nhánh. Tìm được mạch chính mà lại đặt huyệt ở mạch nhánh là không cát.

Long mạch có quan hệ mật thiết với các núi, gò của huyệt mộ. Nếu chân long (long mạch chính) thì cần có nhiều gò núi bảo vệ. Nếu có nhiều gò núi hộ vệ, chủ về sự phú quý. Nhưng nếu mất khí của long mạch là đại hung.

Nhận đúng long mạch sau đó phải quan sát thủy khẩu (gò, núi xung quanh hoặc ở giữa cửa sông), Án Sơn (núi che chắn phía trước huyệt mộ), Triều Sơn (núi ở phía trước nhưng xa huyệt mộ hơn Án Sơn), minh đường (khoảng trống phía trước huyệt mộ), Thanh Long (gò, núi ở bên trái huyệt mộ), Bạch Hổ (gò, núi ở bên phải huyệt mộ).

Thế của long mạch lấy mềm mại, linh hoạt làm quý. Long mạch lên xuống trùng trùng, uốn lượn như cá nhảy chim bay gọi là sinh long, là địa huyệt cát. Nếu long mạch thô thiển, ngang, ngược, cồng kềnh, uể oải như cây khô, cá chết là tử long, là địa huyệt hung.

Nhà phong thủy chia long mạch thành các loại: cường long, nhược long, phì long, thuận long, nghịch long, tiến long, thoái long, bệnh long, kiếp long, sát long, chân long, giả long, quý long, tiện long…

Long mạch được núi vây quanh dày đặc là sự bao bọc, hộ vệ tốt hay còn gọi là có tình - không lệch, không đi ngược. Hình thế long mạch được xem là cát thì phải đoan trang, nho nhã, tú lệ. Nếu chủ (long mạch chính) và khách (long mạch nhánh) không phân biệt được rõ ràng, núi mọc lung tung, đá núi lộn xộn, hình thù kỳ quái là ác hình. Nơi đây an táng rất hung, là đại kỵ.



Mạch núi căn cứ vào hướng núi được chia làm 5 loại, tức 5 thế:

- Thế chính: long mạch phát ở phương Bắc, hướng tới phương Nam.
- Thế nghiêng: long mạch phát ở phương Tây, hướng lên phía Bắc, Bắc có huyệt hướng về Nam.
- Thế nghịch: long mạch nghịch thủy hướng lên rồi theo dòng nước đi xuống.
- Thế thuận: long mạch theo thủy chảy xuống rồi lại nghịch thủy đi lên.
Thế hồi: long mạch trở về Tổ Sơn (nơi phát nguồn của long mạch bao gồm hàng loạt núi kế tiếp nhau: Thái Tổ Sơn, Thái Tông Sơn, Thiếu Tông Sơn).

Dựa vào hướng lượn lượn vòng, có thể chia long mạch làm 2 loại:

- Dương long: long mạch từ Thái Tổ Sơn lượn vòng theo hướng chiều kim đồng hồ.
- Âm long: long mạch từ Thái Tổ Sơn lượn vòng ngược chiều kim đồng hồ.

Một cách chia âm long và dương long khác là căn cứ vào phương hướng của dòng chảy 2 bên mạch núi:

- Dòng nước từ 2 bên mạch núi chảy đi, nếu dòng từ bên trái chảy sang bên phải, long mạch là dương long.

- Dòng nước từ bên phải mạch núi chảy sang bên trái, long mạch là âm long.

Cụ thể hơn, theo hình thái của mạch núi có thể chia long mạch làm 9 loại:

- Hồi long: hình thế long mạch quay đầu về Thái Tổ Sơn, như rồng liếm đuôi, hổ quay đầu.

- Xuất dương long: hình thế long mạch phát tích ngoằn ngoèo như thú xuất lâm, như thuyển vượt biển.

- Giáng long: hình thế long mạch như rồng từ trên trời lao xuống.

- Sinh long: hình thế long mạch vòng cung, mạch nhánh nhiều như chân rết, như dây leo.

- Phi long: hình thế long mạch tụ tập như nhạn bay ưng lượn, 2 cánh mở rộng như phượng hoàng nhảy múa.

- Ngọa long: hình thế long mạch như hổ ngồi, voi đứng, trâu ngủ, thế vững vàng.

- Ẩn long: hình thế long mạch không rõ ràng, mạch long kéo dài.

- Đằng long: hình thế long mạch cao xa, hiểm yếu, rộng lớn như rồng bay vút lên trời cao.

- Lãnh quần long: hình thế long mạch như hội tụ các nhánh, như đàn cá đang bơi, đàn chim đang bay.

Những đại kỵ khi đặt bàn thờ giúp bạn tránh tán gia bại sản

Trong văn hóa truyền thống và phong thủy bàn thờ, việc đặt bàn thờ cần phải suy xét cực kỳ cẩn thận và có một số kiêng kỵ, nhất định phải tuân tho để tránh những vận xấu không đáng có
Bàn thờ là nơi thờ cúng tổ tiên, thần linh, thường được đặt ở chùa chiên, đền điện, công ty và trong nhà ở. Đây là nơi linh thiêng, không được tùy tiện xâm phạm. Việc xác định kích cỡ, chất liệu và vị trí đặt bàn thờ cũng luôn cần suy xét bởi đặt sai chỗ sẽ mạo phạm thần linh, nhẹ thì mắc bệnh hoặc hao tài tốn của, nặng thì phá sản, gia đình đổ vỡ, hoặc tuyệt tử tuyệt tôn. Vì vậy, khi chọn vị trí đặt bàn thờ, có một số kiêng kỵ mà chúng ta nhất định phải tuân theo.
1. Bài vị trên bàn thờ không được đặt sát tường
Đặt bài vị sát tường sẽ ảnh hưởng đến tiền đồ, vận mệnh cả đời của con cháu, vì vậy luôn phải để một khoảng trống nhỏ giữa bàn thờ và bài vị tổ tiên. Ngược lại với bài vị, tượng Thần Phật phải đặt sát tường mới tốt.
2. Bên phải bàn thờ không được đặt đồ điện
Đặt đồ điện bên phải bàn thờ sẽ phạm vào sát khí của Bạch Hổ,dễ xảy ra chuyện không may. Bên phải bàn thờ nên đặt một đôi tì hưu hoặc long quy, có thể hóa giải sát khí, cải thiện môi trường phong thủy.


Không nên đặt đồ điện ở bên phải bàn thờ. 

3. Bên trái bàn thờ không được bừa bộn
Phía bên trái bàn thờ nếu như để bừa bộn hoặc có thùng rác hay các vật ô uế sẽ gây ảnh hưởng đến vận thế, sức khỏe và sự nghiệp của gia đình. Người chịu ảnh hưởng lớn nhất là con trai và người đàn ông trong gia đình. Vì vậy, bên trái bàn thờ phải giữ gìn sạch sẽ, quét dọn thường xuyên.


Bên phải bàn thờ phải giữ gọn gàng, sạch sẽ. 

4. Phía dưới bàn thờ không được để đồ 
Phía dưới bàn thờ cần được giữ sạch sẽ, không được chất đống đồ đạc ở dưới, nếu có thì chỉ nên để một chiếc la bàn. Đặc biệt chú ý không được để đồ điện và bể các vì sẽ làm tinh thần gia chủ bị sa sút, tài sản hao hụt.


Đại kỵ để đồ điện và bể cá bên dưới bàn thờ.

5. Bàn thờ không được gần phòng vệ sinh và bếp
Bàn thờ sát phòng vệ sinh là tội không tôn trọng thần linh và tổ tiên, sẽ dễ gây ra các vấn đề về sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.


Đặt bàn thờ cạnh phòng vệ sinh là không tôn trọng tổ tiên. 
Nếu phía sau bàn thờ là bếp thì sẽ gây hỏa sát rất nặng, vận thế của gia đình sẽ không ổn định hoặc giảm sút, ảnh hưởng đến đến phong thủy khác của gia đình.


Phía sau bàn thờ là bếp sẽ ảnh hưởng xấu đến phong thủy cả nhà. 
Trong trường hợp này, tốt nhất là đặt lại vị trí bàn thờ. Nếu không thể đặt ở vị trí khác thì phải cách một khoảng không gian giữa bàn thờ với phòng vệ sinh hay bếp. Tốt nhất nên đặt 6 sâu tiền Lục Đế để hóa giải.

6. Bàn thờ không được xung với cửa
Nếu 2 bên bàn thờ xung với cửa hoặc đường cái có thể ảnh hưởng đến vận thế và sức khỏe của cả gia đình, dễ bị tiểu nhân hãm hại. Vì vậy, nếu bàn thờ xung với cửa, dù là cửa phòng, cửa chính, cửa bếp, cửa nhà vệ sinh hay đường thì cần đặt tấm bình phong để che chắn.



Cần đặt tấm bình phong nếu 2 bên bàn thờ xung với cửa.
7. Hướng của bàn thờ không được ngược lại với hướng của nhà
Nếu như hướng của bàn thờ ngược với hướng của nhà sẽ khiến cho gia đình không hòa thuận, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến việc không có con nối dõi. Vì vậy, phải đặt lại vị trí bàn thờ để hóa giải.


Nhất thiết phải đặt lại bàn thờ nếu hướng bàn thờ ngược với hướng nhà.
8. Bàn thờ không được đặt dưới xà ngang
Nếu xà ngang trên trần nhà ở ngay trên bàn thờ, sẽ sản sinh ra sát khí áp lực, khiến cho các thành viên trong gia đình đau đầu, thần kinh suy nhược, nặng thì khiến vận thế trong gia đình bị ảnh hưởng. Do đó, cần đặt bàn thờ ở nơi khác hoặc bỏ xà ngang.


Xà ngang trên bàn thờ khiến gia chủ gặp phải suy nhược thần kinh, đau đầu.


Ảnh Hưởng Hướng Nam Trong Phong Thủy

Hướng Nam là hướng mặt trời lên cao, ở giữa cực dương, cũng chính là hướng tượng trưng cho thời kỳ hoàng kim mạnh mẽ nhất của cuộc đời con người. Địa vị xã hội, tiền tài, quyền thế, năng lực lãnh đạo, trí tuệ, tài năng đều có liên quan đến hướng Nam. Đây cũng là cũng là phương vị để phát huy khả năng sức mạnh của bản thân mỗi người.

Hướng Nam thấp, hướng Bắc cao sẽ rất hợp với phong thủy


Hướng Nam hợp phong thủy


– Hướng Nam thấp, hướng Bắc cao

– Khu vực hướng Nam của ngôi nhà có tòa cao ốc
– Khu vực hướng Nam có ngôi nhà nhỏ cách trên 10m, thấp hơn và nhỏ hơn1/3 ngôi nhà của bạn.
– Nếu có bộ phận nhô ra, thì không được vượt quá 1/3 ngôi nhà của bạn

Ảnh hưởng của ngôi nhà hướng Nam hợp phong thủy: chủ nhà là người có kiến thức rộng, đầu óc linh hoạt, có thể phát huy tài năng trí tuệ và đạt được thành công. Bên cạnh đó hướng này sẽ giúp bạn có chí cầu tiến, có sức phán đoán tốt và hành động quả quyết. Sẽ tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tim, mắt, khí sắc tốt…Nó cũng có sự ảnh hưởng lớn đối với phụ nữ tuổi trung niên.


Hướng Nam không hợp phong thủy


– Vị trí hướng Nam bị bức tường che chắn

– Hướng Nam cao, hướng Bắc thấp
– Vị trí hướng Nam có ao hồ tù đọng hay dòng nước bẩn
– Vị trí hướng Nam có giếng
– Vị trí hướng Nam của ngôi nhà lõm vào
– Hành lang, lối đi ở hướng Nam
– Phòng tắm ở vị trí hướng Nam
– Phòng bếp ở vị trí hướng Nam
– Phòng vệ sinh ở vị trí hướng Nam

Ảnh hưởng của ngôi nhà ở hướng Nam không hợp phong thủy: Chủ nhà là người có mới nới cũ, không dùng lý trí để phán đoán sự việc, thích phô trương bề ngoài nên làm cho thân bại danh liệt. Bên cạn đó hướng nếu không hợp phong thủy sẽ làm cho bạn thiếu tính tích cực nên làm việc khó thành công, thích đầu cơ trục lợi khiến tổn thất càng lớn, dễ bị bạn bè kiện tụng, tranh chấp, cốt nhục dễ bị ly tán. Hay mắc các bệnh về não, tim, huyết áp, mắt, dễ mắc bệnh lây qua đường hô hấp.


Ảnh hưởng đối với sự nghiệp


Ngôi nhà hướng Nam hợp cách, người sống trong đó về các phương diện như danh dự, học thức, phát minh, sự nghiệp, …có nhiều tiềm năng và dễ thành công, đầu óc linh hoạt, siêng năng và suy nghĩ thấu đáo, có thể phát huy tài năng và sức sáng tạo của mình một cách rực rỡ. Bạn còn có thể nắm được cơ hội tốt, thuận lợi trên con đường đi đến thành công.


Nếu là viên chức trong công ty, năng lực tiếp thu cái mới nhanh hơn người khác, vì vậy dễ được cấp trên trọng dụng, dễ thăng tiến. Khi làm việc dễ được như ý, sự nghiệp ngày càng phát triển.


Nếu là chủ nhân, muốn tên tuổi hay thương hiệu sản phẩm của công ty nổi tiếng thì càng phải vận dụng phong thủy tốt ở hướng Nam, bất luận là danh tiếng, uy tín hay lợi ích tất cả đều có hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra, nó còn có tác dụng tăng thêm tri thức và làm mạnh khả năng suy nghĩ.


Ngôi nhà có hướng Nam không hợp cách sẽ dễ bị kiện tụng, đồng thời nếu đối diện nhà ở phía nam có vật kiến trúc cao lớn chặn lại, người sống trong đó luôn cảm thấy tinh thần uể oải, thái độ đối với cuộc đời dần chuyển sang tiêu cực, không sao chịu đựng nổi những thử thách trong cuộc đời.


Đồng thời, khả năng phán đoán sự việc cũng càng ngày càng tệ đi, thường không thấy rõ lợi hại được mất, chỉ thích đầu cơ trục lợi trước mắt, khiến càng lãng phí tiền tài, nhân lực hơn, cái được không bằng cái mất. Về phương diện đối nhân xử thế thường là không thỏa đáng, người sống trong ngôi nhà này rốt cuộc không việc gì thành công.


Ảnh hưởng đối với sức khỏe


Sống trong ngôi nhà có hướng Nam hợp cách, đầu óc sẽ sáng suốt, trạng thái tinh thần ổn định, tim khỏe mạnh, tuần hoàn máu tốt, các chức năng cơ thể đều tốt. Cho dù đã lớn tuổi, tình hình sức khỏe vẫn khá hơn nhiều so với người cùng tuổi. Tư duy linh hoạt cũng là một trong những lợi ích mà nó mang lại.


Nếu phong thủy không tốt, sẽ có ảnh hưởng xấu đối với trạng thái tinh thần và não bộ của người sống ở đó. Vì thế mà dẫn đến lo âu buồn bực, thậm chí là xảy ra tình trạng dễ nóng nảy bạo động. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến suy nghĩ, khó tập trung tư tưởng và tinh thần phân tán, mắc các chứng bệnh về mắt, bệnh nhức đầu mãn tính cũng dần xuất hiện, đặc biệt là bệnh tim.


Ảnh hưởng đối với hôn nhân


Phương vị hướng Nam tốt có ảnh hưởng trực tiếp đối với danh tiếng, địa vị xã hội, cuộc sống gia đình. Đặc biệt là phụ nữ sống trong ngôi nhà này rất có sức thu hút, có quan hệ xã giao tốt, dễ được sự giúp đỡ của người khác phái. Do quan hệ tốt nên về mặt kết bạn, kết hôn đều có kết quả tốt. Đàn ông cũng sẽ cưới được người vợ đảm đang, xây dựng một gia đình hạnh phúc.


Nếu phương vị hướng Nam có phong thủy không tốt, thì phương diện hôn nhân sẽ gặp nhiều trở ngại, đôi bên khó kết hợp một cách thuận lợi. Người sống trong nhà như vậy thường hay lỡ duyên, cho dù đã có đối tượng nhưng cũng không sao kéo dài được. Người đã kết hôn thì cuộc sống gia đình bất hòa, thậm chí có thể xảy ra việc ly hôn.


Ảnh hưởng đối với gia đình


Hướng Nam nếu có phong thủy tốt thì người trong trong nhà sẽ xem trọng đời sống tinh thần hơn là hưởng thụ vật chất. Họ sẽ có một gia đình hài hòa, giáo dục tốt, tư tưởng người nhà sáng suốt, khả năng nhìn nhận sự việc rất mạnh, có biểu hiện tốt về phương diện khoa học, âm nhạc, nghệ thuật.


Sống ở đây, ước vọng tìm hiểu càng mạnh mẽ, có thể tiếp thu tri thức mới một cách, giữa người nhà trao đổi với nhau một cách dễ dàng. Đối với việc học tập, thói quen cuộc sống, vui chơi giải trí hay nghỉ ngơi, của người trong nhà, đều hướng tới sự lành mạnh.


Nếu sống trong ngôi nhà có phong thủy không tốt, tinh thần sẽ không ổn định, khiến cho cả gia đình thiếu hòa hợp, ai nấy chỉ lo cho riêng mình, không những khiến anh chị em trở mặt nhau, thiếu đoàn kết mà còn tổn hại đến lợi ích của cả gia đình.


Vì quá xem trọng lợi ích trước mắt nên khả năng suy nghĩ của người ta sẽ ngày càng thiển cận, chỉ ham giàu sang, lãng phí tiền của, kết bạn xấu, suốt ngày lêu lổng, ăn chơi.


Nếu không sẽ có lúc nảy lòng tham, nghĩ đến chuyện chiếm đoạt tài sản của người khác. Hoặc vì tính toán sai lầm dẫn đến làm ăn thất bại, nợ nần… khiến cho bản thân bị tổn thất tài sản, thậm chí có thể bị kiện tụng, tù tội.

Xem ngày giờ xuất hành

LỤC NHÂN TƯỚNG PHÁP

Ngày giờ xuất hành ở đây nghĩa là ngày đi xa, rời khỏi nhà trong một khoảng thời gian dài, hoặc đi xa để làm hay thực hiện một công việc quan trọng nào đó. Ví dụ như: xuất hành đi công tác, xuất hành đi thi đại học, xuất hành di du lịch (áp dụng khi có thể chủ động về thời gian đi)



I) Xem Giờ Xuất Hành Theo Lý Thuần Phong 

Cách tính = [(Ngày âm + Tháng âm + Khắc giờ định đi) - 2]/6 = 5 (số dư)

Khắc định đi là số giờ ta chọn để xuất hành: (áp dụng giờ sáng, tối như nhau)

11h – 1h thuộc khắc 1

1h – 3h thuộc khắc 2

3h – 5h thuộc khắc 3

5h – 7h thuộc khắc 4

7h – 9h thuộc khắc 5

9h – 11h thuộc khắc 6

·        Số dư là 1: (Giờ đại an): Mọi việc đểu tốt lành, cầu tài đi hướng Tây Nam– Nhà cửa yên lành. Người xuất hành đều bình yên.

·        Số dư là 2: (Giờ tốc hỷ): Vui sắp tới, cầu tài đi hướng Nam. Đi việc gặp gỡ các Quan nhiều may mắn. Chăn nuôi đều thuận lợi, người đi có tin về.

·        Số dư là 3: (Giờ lưu niên) Nghiệp khó thành, cầu tài mờ mịt. Kiện các nên hoãn lại. Người đi chưa có tin về. Mất của, đi hướng Namtìm nhanh mới thấy. Nên phòng ngừa cãi cọ. Miệng tiếng rất tầm thường. Việc làm chậm, lâu la nhưng làm gì đều chắc chắn

·        Số dư là 4: (Giờ xích khẩu): Hay cãi cọ, gây chuyện đói kém, phải nên phòng. Người ra đi nên hoãn lại. Phòng người người nguyền rủa, tránh lây bệnh. (Nói chung khi có việc hội họp, việc quan, tranh luận…Tránh đi vào giờ này, nếu bắt buộc phải đi thì nên giữ miệng dễ gây ẩu đả cãi nhau).

·        Số dư là 5: (Giờ tiểu các): Rất tốt lành, đi thường gặp may mắn. Buôn bán có lời. Phụ nữ có tin mừng, người đi sắp về nhà. Mọi việc đều hòa hợp. Có bệnh cầu sẽ khỏi, người nhà đều mạnh khỏe.

·        Số dư là 0 (6): (Giờ tuyệt lộ) Cầu tài không có lợi, hay bị trái ý, ra đi hay gặp nạn, việc quan trọng phải đòn, gặp ma quỷ cúng tế mới an.


Ví dụ: Ngày 21 tháng 4 âm lịch, xuất hành ra khỏi cửa lúc 7h15 (thuộc khắc 5). Theo công thức: [(21 + 4 + 5 +) - 2]/6 = 28/6 dư 4 (giờ xích khẩu)


Vậy muốn tránh thì một là đi sớm hơn trong khoản từ 5 – 7 giờ (khắc 4) thì vào giờ lưu niên, hoặc đi chậm khoảng từ 9 – 11h (thuộc khắc 6) tức là đi vào giờ tiểu các rất tốt. Đi đâu xa nên tránh giờ Tuyệt lộ.

II) Xem Ngày Xuất Hành Theo Khổng Minh



1-Tháng 1, 4, 7, 10

Các ngày Hảo Thương (Tốt) trong các tháng này là : 06, 12, 18, 24, 30
 * Xuất hành thuận lợi, gặp người lớn vừa lòng, làm việc việc như ý muốn, áo phẩm vinh quy.
Các ngày Đạo Tặc trong các tháng này là : 05, 11, 17, 23, 29
 * Rất xấu. Xuất hành bị hại, mất của.
Các ngày Thuần Dương(Tốt) trong các tháng này là : 04, 10, 16, 22, 28
 * Xuất hành tốt, lúc về cũng tốt, nhiều thuận lợi, được người tốt giúp đỡ, cầu tài được như ý muốn, tranh luận thường thắng lợi.
Các ngày Đường Phong (Tốt) trong các tháng này là : 01, 07, 13, 19, 25
 * Rất tốt, xuất hành thuận lợi, cầu tài được như ý muốn, gặp quý nhân phù trợ
Các ngày Kim Thổ trong các tháng này là : 02, 08, 14, 20, 26
 * Ra đi nhỡ tàu, nhỡ xe, cầu tài không được, trên đường đi mất của, bất lợi.
Các ngày Kim Dương (Tốt) trong các tháng này là : 03, 09, 15, 21, 27
 * Xuất hành tốt, có quý nhân phù trợ, tài lộc thông suốt, thưa kiện có nhiều lý phải.

2- Tháng 2, 5, 8, 11Các ngày Thiên Đạo trong các tháng này là : 01, 09, 17, 25
 * Xuất hành cầu tài nên tránh, dù được cũng rất tốn kém, thất lý mà thua.
Các ngày Thiên Thương (Tốt) trong các tháng này là : 08, 16, 24, 30
 * Xuất hành để gặp cấp trên thì tuyệt vời, cầu tài thì được tài. Mọi việc đều thuận lợi.
Các ngày Thiên Hầu trong các tháng này là : 07, 15, 23
 * Xuất hành dầu ít hay nhiều cũng cãi cọ, phải tránh xẩy ra tai nạn chảy máu, máu sẽ khó cầm.
Các ngày Thiên Dương (Tốt) trong các tháng này là : 06, 14, 22
 * Xuất hành tốt, cầu tài được tài. Hỏi vợ được vợ. Mọi việc đều như ý muốn.
Các ngày Thiên Môn (Tốt) trong các tháng này là : 02, 10, 18, 26
 *  Xuất hành làm mọi việc đều vừa ý, cầu được ước thấy mọi việc đều thành đạt.
Các ngày Thiên Đường (Tốt) trong các tháng này là : 03, 11, 19, 27
 * Xuất hành tốt, quý nhân phù trợ, buôn bán may mắn, mọi việc đều như ý.
Các ngày Thiên Tài (Tốt) trong các tháng này là : 04, 12, 20, 28
 * Nên xuất hành, cầu tài thắng lợi. Được người tốt giúp đỡ. Mọi việc đều thuận.
Các ngày Thiên Tặc trong các tháng này là : 05, 13, 21, 29
 * Xuất hành xấu, cầu tài không được. Đi đường dễ mất cắp. Mọi việc đều rất xấu.

3- Tháng 3, 6, 9, 12

Các ngày Bạch Hổ Đầu (Tốt) trong các tháng này là : 02, 10, 18, 26
 * Xuất hành, cầu tài đều được. Đi đâu đều thông đạt cả.
Các ngày Bạch Hổ Kiếp (Tốt) trong các tháng này là : 03, 11, 19, 27
 * Xuất hành, cầu tài được như ý muốn, đi hướng Nam và Bắc rất thuận lợi.
Các ngày Bạch Hổ Túc trong các tháng này là : 04,12,20, 28
 * Cấm đi xa, làm việc gì cũng không thành công. Rất xấu trong mọi việc.
Các ngày Huyền Vũ trong các tháng này là : 05, 13, 21, 29
 * Xuất hành thường gặp cãi cọ, gặp việc xấu, không nên đi.
Các ngày Chu Tước trong các tháng này là : 01, 09, 17
 * Xuất hành, cầu tài đều xấu. Hay mất của, kiện cáo thua vì đuối lý.
Các ngày Thanh Long Túc trong các tháng này là : 08, 16, 24, 30
 * Đi xa không nên, xuất hành xấu, tài lộc không có. Kiện cáo cũng đuối lý.
Các ngày Thanh Long Kiếp (Tốt) trong các tháng này là : 07, 15,25, 23
 * Xuất hành 4 phương, 8 hướng đều tốt, trăm sự được như ý.
Các ngày Thanh Long Đâu (Tốt) trong các tháng này là : 06, 14, 22
 * Xuất hành nên đi vào sáng sớm. Cỗu tài thắng lợi. Mọi việc như ý.

Dự Đoán Sinh Con Theo Quẻ



Cách tính để sinh con trai hay gái theo Âm Dương Bát Quái Bát quái có 8 quẻ: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Thì trong đó có 4 quẻ Dương là: Càn, Khảm, Cấn, Chấn và 4 quẻ Âm là: Tốn, Ly, Khôn, Đoài.
- Muốn biết sinh con trai hay con gái thì trước tiên phải biết tuổi của người chồng theo âm lịch. Tuổi của người vợ theo âm lịch. Và tháng thụ thai theo âm lịch, để đối chiếu với 1 trong 8 quẻ trên, để biết là sẽ sinh con trai hay con gái. - Nếu tuổi chẵn: 20, 22, 24…hoặc 30, 32, 34… - Hay tháng thụ thai là tháng chẵn: 2, 4, 6, 8, 10, 12 thì kẻ 2 vạch ngắn - - (hào âm). - Nếu tuổi lẻ: 21, 23, 25…hoặc 31, 33, 35… - Hay tháng thụ thai là tháng lẻ: 1, 3, 5, 7, 9, 11 thì kẻ 1 vạch dài __ (hào dương). - Khi vạch các hào thì nhớ vạch hào Âm ( - - ) hoặc hào Dương ( __ ), ứng với tuổi của người chồng ở trên cùng, tuổi của người vợ ở dưới cùng, còn tháng thụ thai thì vạch ở giữa. Nhớ tính tuổi chồng và tuổi vợ vào năm tháng thụ thai, theo tuổi âm lịch. - Nếu các vạch tạo thành quẻ Dương: Càn, Khảm, Cấn, Chấn thì sẽ sinh con trai. - Nếu các vạch tạo thành quẻ Âm: Tốn, Ly, Khôn, Đoài thì sẽ sinh con gái.
Ví dụ 1: - Tuổi của người chồng theo âm lịch là 31 tuổi, là tuổi lẻ thì vạch một hào dài __ (hào dương) ở trên cùng. Tuổi của người vợ theo âm lịch là 26 tuổi, là tuổi chẵn thì vạch 2 vạch ngắn - - (hào âm), ở dưới vạch đã kể của người chồng. - Tháng thụ thai là tháng 4 (chẵn) thì vạch 2 vạch ngắn - - (hào âm), ở giữa 2 vạch của chồng và vợ. Ta có quẻ Cấn (con trai). Muốn biết tượng của 8 quẻ thì xem hình phía trên.




Ví dụ 2: - Tuổi của người chồng tính theo âm lịch là 32 tuổi, là tuổi chẳn thì vạch 2 hào ngắn - - (hào âm). Tuổi của vợ tính theo âm lịch lúc đó là 28 tuổi, là tuổi chẵn vạch 2 vạch ngắn - - (hào âm), ở dưới vạch đã kể của người chồng. - Tháng thụ thai là tháng 12 (chẵn), thì vạch 2 vạch ngắn - - (hào âm) ở giữa 2 vạch của chồng và vợ. Ta có quẻ Khôn (con gái). Ví dụ 3: - Tuổi của người chồng tính theo âm lịch là 38 tuổi, là tuổi chẳn thì vạch 2 hào ngắn - - (hào âm). Tuổi của vợ tính theo âm lịch lúc đó là 33 tuổi, là tuổi lẻ thì vạch 1 một hào dài __ (hào dương) ở dưới vạch đã kể của người chồng. - Tháng thụ thai là tháng 10 (chẵn), thì vạch 2 vạch ngắn - - (hào âm) ở giữa 2 vạch của chồng và vợ. Ta có quẻ Chấn (con trai). - Nếu cách tính trên thấy rắc rối thì tính theo cách rút gọn như sau: Xem tuổi cha và mẹ là tuổi chẵn hay tuổi lẻ theo âm lịch ( Chẳn: 20, 22, 24…hoặc: 30, 32, 34…Lẻ: 21, 23, 25…hoặc: 31, 33, 35…). Xem tháng thụ thai là chẳn hay lẻ ( Chẳn: 2, 4, 6, 8, 10, 12. Lẻ: 1, 3, 5, 7, 9, 11) rồi sẽ tính ra ngay: 2 chẵn 1 lẻ = con trai ( Gồm các quẻ: Chấn, Cấn, Khảm ). 2 lẻ 1 chẵn = con gái ( Gồm các quẻ: Tốn, Đoài, Ly ). Nhưng nếu 3 chẵn = con gái ( Quẻ Khôn ). Nếu 3 lẻ = con trai ( Quẻ Càn). Ví dụ: cha là 30 tuổi (chẵn), mẹ là 29 tuổi (lẻ), người mẹ mang thai tháng 7 (lẻ). Vậy sẽ sinh bé gái. (Chú ý: Khi kiểm tra cách tính này với em bé đã sinh để chiêm nghiệm, thì thường hay tính sai về tháng thụ thai, cho nên ngày xưa tính tháng sanh trước rồi đếm ngược lại 10 tháng (dù không đủ 10 tháng nhưng vẫn tính đủ). Ví dụ em bé sinh ra tháng 5 đếm ngược lại tháng 5 là 1, tháng 4 là 2,…đến tháng 8 là đủ 10, tức tháng 8 người mẹ thụ thai. Để kiểm tra và chiêm nghiệm những em bé đã sinh). Đây là cách tính theo Âm Dương lịch bát quái, rất đúng. Ở trên, ba số chẵn tức là quẻ khôn (thuần âm = đứa bé gái có nữ tính rất mạnh), còn ba số lẻ tức quẻ càn (thuần dương = đứa bé trai có nam tính rất mạnh). Vì thế vợ chồng muốn sanh trai hay gái nên dựa vào phương pháp trên để tính.

Chọn Ngày Theo Tinh Đẩu Tọa Thủ

Những việc như cưới xin, làm nhà cửa, xuất hành đi xa, khai trương cửa hàng, cửa hiệu, gieo mạ cấy lúa, tới tự, nhập học, xuất quân, an táng, v,v… người xưa đều phải chọn ngày tốt để thực hiện. Đại khái là ngày nào có nhiều cát tinh như Thiên Đức, Nguyệt Đức, Thiên An, Thiên Hỷ… hoặc là ngày trực khai, trực kiến, trực bình, trực mãn đó là ngày tốt. Ngày nào có những hung tinh như Trùng Tang, Trùng phục, Thiên Hình, Nguyệt Phá đó là ngày xấu.

Kỷ nhật là ngày sát chủ, ngày thụ tử, việc gì cũng phải tránh làm. Mỗi tháng có ba ngày là ngày năm, mười bốn, hai mươi ba, gọi là Nguyệt Kỵ, việc gì cũng nên tránh làm, nhất là kiêng giao hợp. Trong một năm lại có mười ba ngày gọi là ngày Dương công kỵ nhât, việc làm gì cũng nên tránh thực hiện trong những ngày đó.
Những ngày đó là:
Ngày 13 tháng giêng
Ngày 11 tháng hai
Ngày 9 tháng ba
Ngày 7 tháng tư
Ngày 5 tháng năm
Ngày 3 tháng sáu
Ngày 8, 29 tháng bảy
Ngày 27 tháng tám
Ngày 25 tháng chín
Ngày 23 tháng mười
Ngày 21 tháng một
Ngày 19 tháng chạp

Cổ nhân cho rằng phạm vào ngày những ngày này thì việc gì cũng thất bại, không thành công. Khi thực hiện điều gì, người xưa còn phải chọn ngày hợp mệnh, mà kiêng ngày tuổi.
Ngoài ra còn những ngày như Thập linh, Đức Hợp là tốt, ngày Thập Ác Đại Bại, ngày tứ Kỵ,  ngày Tứ Tuyệt là xấu.
Việc cưới hỏi nên chọn ngày Thiên Đức, Nguyệt Đức, kỵ ngày Trực Phá, Trực Nguy. Làm nhà nên chọn ngày Thiên Ân, Thiên Hỷ, kỵ ngày Thiên Hỏa, Địa Hỏa, Kim Lâu. Xuất hành nên chọn ngày Lộc Mã, Hoàng Đạo, kỵ ngày Trực phá, Trực Bế. An táng nên chọn ngày Thiên Hỷ, Thiên Đức, kỵ ngày Tử Khí Quan Phù v,v…
Còn việc chọn giờ bắt đầu thực hiện như lúc xuất hành, lúc ra ngõ đi cưới, lúc dựng nhà, lúc hạ huyệt, v.v… thảy đều phải chọn ngày hoàng đạo.

Cách Tính ngày tốt xấu cơ bản

Căn cứ theo tháng âm lịch và ngày can chi.

Các sao tốt:
Thiên Đức, Nguyệt Đức, Thiên Giải, Thiên Hỷ, Thiên Quý, Tam Hợp. Theo quan niệm xưa, những ngày có các sao này chiếu thì làm việc gì cũng tốt.
Ngoài ra còn có các sao:
Sinh Khí (thích hợp việc làm nhà, sửa nhà, động thổ); Thiên Thành (cưới gã, giao dịch tốt); Thiên Quan (xuất hành giao dịch tốt); Lộc Mã (xuất hành di chuyển tốt); Phúc Sinh (được phúc tốt); Giải Thần (giải trừ các sao xấu); Thiên Ân (được hưởng phúc ân, làm nhà, khai trương)…
Theo thứ tự lần lược từ tháng giêng, hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, mười một, chạp thì các sao tốt sẽ chiếu vào các ngày như sau:
Thiên Đức: Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi, Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi, Sửu, Mão. (có nghĩa là sao Thiên Đức chiếu vào những ngày Tỵ của tháng Giêng, ngày Mùi của tháng hai, ngày Dậu của tháng ba… các sao khác cũng xem như vậy.)
Nguỵêt Đức: Hợi, Tuất, Dậu, Thân, Mùi, Ngọ, Tỵ, Thìn, Mão, Dần, Sửu, Tý.
Thiên Giải: Ngọ, Thân, Tuất, Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Tý, Dần, Thìn.
Thiên Hỷ: Tuất, Hợi, Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu.
Thiên Quý: Dần, Thân, Mão, Dậu, Thìn, Tuất, Tỵ, Hợi, Ngọ, Tý, Mùi, Sửu.
Tam Hợp: Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ.
Sinh Khí: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Thiên Thành: Mùi, Dậu, Hợi, Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dầu, Mùi, Sửu, Mão, Tỵ.
Thiên Quan: Tuất, Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân.
Lộc Mã: Ngọ, Thân, Tuất, Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Tý, Dần, Thìn.
Phúc Sinh: Dậu, Mão, Tuất, Thìn, Hợi, Tỵ, Tý, Ngọ, Sửu, Mùi, Dần, Thân.
Giải Thần: Thân, Thân, Tuất, Tuất, Tý, Tý, Dần, Dẩn, Thìn, Thìn, Ngọ, Ngọ.
Thiên Ân: Tuất, Sửu, Dần, Tỵ, Dậu, Mão, Tý, Ngọ, Thân, Thìn, Thân, Mùi.

Thiên Ân: Tốt mọi việc
Vận hành theo ngày: Giáp tý, Ất sửu, Bính dần, Đinh Mão, Mậu thìn, Kỷ mão, Canh thìn, Canh tuất, Tân tỵ, Tân hợi, Nhâm ngọ, Nhâm thân, Quý sửu, Quý mùi

Thiên Thuỵ: Tốt mọi việc
Vận hành theo ngày: Mậu dần, Kỷ Mão, Canh dần, Tân tỵ, Nhâm tý
Ngũ hợp: Tốt mọi việc
Vận hành theo ngày: Mậu ngọ, Kỷ mùi, Tân dậu, Quý hợi
Sát cống, Trực tin, Nhân chuyên
Theo tài liệu Đổng - Công tuyến - Trạch nhật thì 3 sao này là 3 sao tốt nhất trong hệ thống Kim - Phù tinh. 3 sao này có thế giải được các sao xấu trừ Kim thần thất sát.
Ba sao này vận hành theo:  Mạnh (4 tháng đầu 4 mùa)
                                                                                Trọng ( tháng giữa 4 mùa) và
                                                                                Quý (tháng cuối 4 mùa) như sau:
Mạnh (tháng giêng, tư, bảy, mười):
Sát cống: các ngày: Đinh mão, Bính tý, Ất dậu, Giáp Ngọ, Quý Mão, Nhâm Tý, Tân dậu
Trực tinh: các ngày: Mậu thìn, Đinh sửu, Bính Tuất, Ất mùi, Giáp Thìn, Quý sửu, Nhâm Tuất
Nhân chuyên: các ngày: Tân mùi, Canh thìn, Kỷ sửu, Mậu tuất, Đinh mùi, Bính thìn

Trọng (tháng hai, năm, tám, mười một):
Sát cống: các ngày: Bính dần, Ất hợi, Giáp thân, Quý tỵ, Nhâm dần, Tân hợi, Canh thân
Trực tinh: các ngày: Đinh mão, Bính tý,Ất dậu, Giáp ngọ, Quý mão,Nhâm tý, Tân dậu
Nhân chuyên: các ngày: Canh ngọ, Kỷ mão, Mậu tý, Đinh dậu, Bính ngọ, Ất mão
 
Quý (tháng ba, sáu, chín, mười hai):
Sát cống: các ngày: Ất sửu, Giáp tuất, Quý mùi, Nhâm thìn, Tân sửu, Canh tuất, Kỷ mùi
Trực tinh: các ngày:Bính dần, Ất hợi, Giáp thân, Quý tỵ, Nhâm dần, Tân hợi, Canh thân
Nhân chuyên: các ngày: Kỷ tỵ, Mậu dần, Đinh hợi, Bính thân, Ất tỵ, Giáp dần, Quý hợi 
Các sao xấu:
Mỗi tháng (âm lịch) có ba ngày nguyệt kỵ là mồng 5, 14, 23 và 6 ngày tam nương là ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27).
Các sao xấu khác tính theo tháng âm lịch và ngày can chi như: Thiên Cương, Thụ Tử, Đại Hao, Tử Khí, Quan Phù (xấu trong mọi việc lớn); Tiểu Hao (kỵ xuất nhập, tiền tài); Sát Chủ, Thiên Họa, Địa Hỏa, Hỏa Tai, Nguyệt phá (kiêng làm nhà); Băng Tiêu Ngọa Giải (kiêng làm nhà và mọi việc lớn); Thổ Cấm (kiêng động thổ); Vãng Vong (kiêng xuất hành, đám cưới); Cổ Thần, Quả Tú (kiêng đám cưới);Trùng Tang, Trùng Phục (kỵ hôn nhân, mai táng, cải táng).
Theo thứ tự tháng giêng, hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, mười một, chạp thì các sau xấu chiếu như sau:
Thiên Cương: Tỵ, Tý, Mùi, Dần, Dậu, Thìn, Hợi, Ngọ, Sửu, Thân, Mão, Tuất.
Thụ tử: Tuất, Thìn, Hợi, Tỵ, Tý, Ngọ, Sửu, Mùi, Dần, Thân, Mão, Dậu.
Đại Hao, Tử Khí, Quan Phù: Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ.
Tiểu Hao: Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn.
Sát Chủ: Tý,Tỵ, Mùi, Mão, Thân, Tuất, Sửu, Hợi, Ngọ, Dậu, Dần, Thìn.
Thiên Hoả: Tý, Mão, Ngọ, Dậu, Tý, Mão, Ngọ, Dậu, Tý, Mão, Ngọ, Dậu.
Địa Hoả: Tuất, Dậu, Thân, Mùi, Ngọ, Tỵ, Thìn, Mão, Dần, Sửu, Tý, Hợi.
Hoả Tai: Sửu, Mùi, Dần, Thân, Mão, Dậu, Thìn, Tuất, Tỵ, Hợi, Tý, Ngọ.
Nguyệt Phá: Thân, Tuất, Tuất, Hợi, Sửu, Sửu, Dần, Thìn, Thìn, Tỵ, Mùi, Mùi.
Băng Tiêu Ngoạ  Hãm : Tỵ, Tý, Sửu, Thân, Mão, Tuất, Hợi, Ngọ, Mùi, Dần, Dậu, Thìn.
Thổ Cấm: Hợi, Hợi, Hợi, Dần, Dần, Dần, Tỵ, Tỵ, Tỵ, Thân, Thân, Thân.
Thổ Kỵ, Vãng Vong:  Dần, Tỵ, Thân, Hợi, Mão, Ngọ, Dậu, Tý, Thìn, Mùi, Tuất, Sửu.
Cô Thần: Tuất, Hợi, Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu.
Quả Tú: Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu, Dần, Mão.
Trùng Tang: Giáp, Ất, Mậu, Bính, Đinh, Kỷ, Canh, Tân, Kỷ, Nhâm, Quý, Mậu.
Trùng Phục: Canh, Tân, Kỷ, Nhâm, Quý, Mậu, Giáp, Ất, Kỷ, Bính, Đinh, Mậu.

Cửu thổ quỷ: Trong 60 ngày có 9 ngày xấu gọi là Cửu thổ quỷ, nhưng chỉ xấu khi gặp 4 ngày trực: Kiến, Phá, Bình, Thu còn gặp sao tốt thì không kỵ.
Các ngày: Ất dậu, Quý tỵ, Giáp ngọ, Tân sửu, Nhâm dần, Kỷ dậu, Canh tuất, Đinh sửu và Mậu ngọ (xấu đối với thượng quan, xuất hành, khởi tạo, động thổ, giao dịch)
(Chúng tôi đối chiếu: chưa kể các sao đại cát khác, đã có 2 ngày Mậu ngọ gặp ngũ hợp, ngày Canh tuất gặp Thiên Ân, ngoài ra còn có thể gặp nhiều sao tốt khác nên Cửu - Thổ - Quỷ không có gì đáng ngại)

Ly sào: Xấu đối với giá thú, xuất hành, và dọn sang nhà mới. Trong Ngọc hạp thông thư không thấy ghi ly sào nhưng trong dân gian còn tục tránh Ly sào. Theo Vạn bảo toàn thư thì trong 60 ngày đã có 14 ngày Ly sào. Chúng tôi đối chiếu thì trong 14 ngày trên đã có 8 ngày trùng với Tiên Thuỵ và Thiên ân.
Các ngày: Tất cả các ngày Mậu (Mậu tý, Mậu dần, Mậu thìn, Mậu ngọ, Mậu thân, Mậu tuất: 6 ngày) 3 ngày Kỷ: Kỷ sửu, Kỷ tỵ, Kỷ dậu. 3 ngày Tân: Tân sửu, Tân mão, Tân tỵ và 2 ngày Nhâm Tuất, Quý tỵ (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh không có Ly sào)
Hoả tinh: Vận hành theo Mạnh, Trọng, Quý: (chỉ xấu với lợp nhà và làm bếp)

Mạnh (tháng giêng, tư, bảy, mười): các ngày: Ất sửu, Giáp tuất, Quý mùi, Nhâm thìn, Tân sửu, Canh tuất, Kỷ mùi
Trọng (tháng hai, năm, tám, mười một): các ngày: Giáp tý, Quý dậu, Nhâm ngọ, Tân Mão, Canh tý, Kỷ dậu, Mậu ngọ
Quý (tháng ba, sáu, chín, mười hai): Nhâm thân, Tân tỵ, Canh dần, Kỷ hợi, Mậu thân, Quý hợi

Ghi chú: Các sao Sát cống, Trực tinh, Nhân chuyên, Ly sào không thấy ghi trong Ngọc Hạp thông thư. PTPK căn cứ Đổng Công tuyển trạch nhật và Vạn bảo toàn thư để  quý vị đối chiếu tham khảo