sponsor

sponsor
Theme images by kelvinjay. Powered by Blogger.

Âm dương ngũ hành

Breaking News

Tử Vi Trọn Đời

Thần Số Học

Phong thủy nhà cửa

Phong thủy văn phòng

Phong thủy nhà bếp

Hóa giải hung sát theo phong thủy

Lục thập hoa giáp

Lục thập hoa giáp

Âm dương ngũ hành

Âm dương ngũ hành

Đồ vật trang trí trong phong thủy

Đồ vật trang trí trong phong thủy

Chọn tên theo Can - Chi

Chọn tên theo Can - Chi

Cây và hoa trong phong thủy

Cây và hoa trong phong thủy

Chọn tên theo Can - Chi

Văn cúng khấn

Văn cúng khấn

Xem Tuổi Làm Việc Tang Sự - Âm Phần

 Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta phải lo việc âm phần như : tang ma, sang cát, sửa chữa lại mồ mả cho người thân, hay đơn giản như việc đi đưa tang hàng xóm... Những lúc như vậy, chúng ta thường băn khoăn không biết năm nay mình có tiến hành làm được những việc đó không? có ảnh hưởng gì?... Vậy hôm nay PTPK xin có một bài viết giới thiệu đến cho mọi người một phương pháp tính tuổi kiêng kỵ làm những việc âm phần trong năm, đó là Thái Tuế Áp Chủ.

 Để giải đáp các câu hỏi như : Thái Tuế Áp Chủ là gì? Phạm Thái Tuế Áp thì làm sao? Cách tính như nào?...thì trước hết chúng ta cần hiểu rõ Thái Tuế Áp chủ chúng ta hiểu đơn giản là một phương pháp dựa vào vòng Thái Tuế để tính toán trong việc âm phần, khi hữu sự thì cần phải tránh tuổi nào, ai làm tang chủ, ai được tuổi đứng ra xây cất mồ mả, sửa chữa bia mộ, cải táng v.v.. cho người thân. Dựa vào cách tính này chúng ta dễ dàng tìm ra được những tuổi kiêng kỵ làm việc âm phần này trong năm, từ đó ta có lựa chọn cho phù hợp.




 Những tuổi không may phạm Thái Tuế Áp khi làm việc âm phần, hoặc thậm chí khi đi đưa tang hạ huyệt mà đứng gần nhìn vào thì nhằm trong khoảng thời gian ngắn cũng mắc bạo bệnh mà chết, không cũng tan tành sự nghiệp. Vì vậy Thái tuế áp chủ bất cứ ai cũng đều phải tránh nếu trong năm đó tuổi của mình phạm phải. Mỗi năm có 6 tuổi bị thái tuế áp chủ. Những người có tuổi này bất kể là ai , ko phân biệt Nam Nữ Trẻ Già Trai Gái Người trong nhà hay bà con láng giềng.
 Như vậy qua phân tích trên ta thấy Thái Tuế Áp khá nguy hiểm, vậy cách tính như nào? Trước tiên chúng ta lấy các tuổi trong một lục thập hoa giáp xếp thành một vòng tròn từ Giáp Tý đến Quý Hợi.
- Lấy năm hiện hành kể là 1 rồi theo chiều kim đồng hồ tiếp tục cộng 9 rơi tại cung nào kể cung ấy là tuổi kiêng kỵ thứ nhất, tiếp tục cộng 9, sau 6 lần cộng ta được 6 tuổi phải kiêng kỵ trong năm đó. Sau 6 lần cộng 9 tức là ta đã vượt qua 54 cung, còn lại 6 cung không đủ cho phép cộng 9 nữa cho nên chỉ được 6 tuổi kiêng kỵ trong một vòng hoa giáp mà thôi.


Ví dụ: Năm Giáp Ngọ (2014) những tuổi nào phải kiêng kỵ? (nhớ tính từ tiết Lập Xuân đến hết tiết Đại Hàn mới đúng).
 Lấy cung Giáp Ngọ kể là cung thứ nhất,
- Cộng thêm 9 cung ta được tuổi thứ nhất là Quý Mẹo. Tiếp tục
- Cộng thêm 9 cung ta được tuổi thứ hai là Nhâm Tý. Tiếp tục  
- Cộng thêm 9 cung ta được tuổi thứ ba là Tân Dậu. Tiếp tục  
- Cộng thêm 9 cung ta được tuổi thứ tư là Canh Ngọ. Tiếp tục  
- Cộng thêm 9 cung ta được tuổi thứ năm là Kỷ Mẹo. Tiếp tục  
- Cộng thêm 9 cung ta được tuổi thứ sáu là Mậu Tý. Đủ 6 lần cộng, không tiếp tục được nữa.
Vậy năm Giáp Ngọ có 6 tuổi phải kiêng kỵ là Quý Mẹo, Kỷ Mẹo, Nhâm Tý, Mậu Tý,Tân Dậu và Canh Ngọ.
Các năm khác cứ thế mà suy.


Theo cách tính trên, ta thấy đó là một chu kỳ của cửu tinh, các tuổi kiêng kỵ luôn luôn ở vị trí thứ 10, 19, 28, 37, 46, 55 so với năm hiện hành. Rõ ràng các số vừa nêu đều có chung một số đại biểu của số Lạc Thư là 1, giống như con số 1 trong phép tính tuổi Kim Lâu nó ứng với Thái Tuế vậy!

Cúng Ông Công - Ông Táo

Theo ý kiến của nhiều bạn hỏi PTPK về cách cúng Táo Quân ngày 23 tháng chạp. PTPK xin trích dẫn đăng bài văn cúng mọi người Tham Khảo.
I) Ông Công - Ông Táo Là Ai :
Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam được hiểu nôm na là vua bếp, ba ông đầu rau hay ông núc vốn, là ba vị thần :
  1. Thổ Công trông lo việc bếp.
  2. Thổ Địa trông nom việc nhà.
  3.  Thổ Kỳ trông nom việc chợ búa cho đàn bà và việc sản sinh của vật nuôi và cây trồng trong gia đình. 
   Gộp lại cả ba vị Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ được gọi là Táo Quân với nhiệm vụ định phúc cho cả gia đình. Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Với mong muốn Thần Bếp sẽ "phù hộ" cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hàng năm Tết đến. Vào ngày 23 tháng Chạp, người ta thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng.

Lễ vật cúng Táo Quân gồm có: mũ ông công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấỵ Màu sắc của mũ, áo hay hia ông công thay đổi hàng năm theo ngũ hành: + Năm hành kim thì dùng màu vàng + Năm hành mộc thì dùng màu trắng + Năm hành thủy thì dùng màu xanh + Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ + Năm hành thổ thì dùng màu đen
II) Chuẩn Bị Đồ Lễ :
1) Bộ quần áo Ông Công.
2) Một con cá chép (nên chọn loại chép đỏ), thả trong chậu nước. Khi cúng xong thì thả cá ra sông, hồ, ao... Có nơi thì dùng cá bằng giấy tượng trưng, hoặc cá chép rán. Tuy nhiên theo đúng phong tục thì nên dùng cá sống là tốt nhất.
3) Một tập giấy tiền, vàng mã 4) quả cau, lá trầu, lọ hoa đào nhỏ, lọ hoa cúc, đĩa hoa quả, ấm trà. 5) Một mâm cơm cúng, mâm cơm này thì tùy từng nhà. Ở đây PTPK đưa ra một số thứ để các bạn tham khảo.
1) Một đĩa gạo 2) Một đĩa muối 3) Năm lạng thịt vai luộc 4) Một bát canh mọc 5) Một đĩa xào thập cẩm 6) Một đĩa giò 7) Một đĩa xôi gấc, 8) Một đĩa chè kho 9) Ba chén rượu
III) Văn Khấn Và Cách Cúng. - Sau khi chuẩn bị xong đầy đủ thì mọi người bắt đầu cúng, lưu ý phải cúng trước giờ Ngọ (Tức là trước 12h trưa). - Đúng theo quan niệm của người xưa,thì cúng Ông Công - Ông Táo là ở dưới bếp, vì thờ 3 vị Nhất Gia Chi Chủ ở đây.Nhưng ngày nay một số nơi thì thờ 3 vị chung trên ban thờ gia tiên, vì vậy có thể bày và cúng tại ban thờ nhà mình. Cũng xin nói thêm hiện nay nhiều nhà đặt bát hương thờ Thổ Công chung với gia tiên cũng không đúng, ở đây PTPK không phân tích và nói đến vấn đề này. - Cúng xong toàn bộ thì vàng mã đem đi hóa hết, còn cá thì thả xuống sông, hồ... - Cuối cùng bạn có thể lau ban thờ, bát hương, rút vợi chân nhang...
Văn Cúng Táo Quân
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Tín chủ chúng con là: ………… Ngụ tại: …………………………. Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sắp sửa hương hoa vật phẩm, xiêm hài áo mũ, kính dâng Tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án thụ hưởng lễ vật. Phỏng theo lệ cũ, ngài là vị chủ, ngũ tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo quân chứng giám. Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn thần, gia ân châm chước. Ban lộc ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái. Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Phục duy cẩn cáo!

Hóa Giải Cửa Nhà.

Trong kiến trúc nhà ở hiện nay, nhất là tại các đô thị, thì việc cửa nhà bị phạm sát là điều khó tránh khỏi. PTPK xin đưa ra một số kiểu cửa nhà hay bị phạm nhất và phương cách hóa giải. Mọi người xem nhà mình bị trong trường hợp nào và ứng dụng để hóa sát những cái xấu mà nhà mình mắc phải..

1- Hai căn nhà có cửa chính xung đối nhau :



Nếu hai nhà có cửa chính xung đối sẽ làm cho khí nhà này xung thẳng vào cửa nhà kia nên chắc chắn sẽ có một nhà bị xấu.
+ Khắc Phục :
- Dùng gương Bát Quái hoặc chuông gió treo ở cửa.
- Gương trong Phong Thủy có tác dụng phản xạ lại luồng khí bay tới, nhưng việc sử dụng gương phải hết sức cẩn thận, không được sử dụng bừa bãi vì gương có thể phạn xạ cả cát khí.. Ngoài ra để hoá giải hung khí có thể
- Hoặc dùng đôi Tỳ Hưu, tượng Quan Công, tượng Phật Bà để trấn ở cửa hoặc dùng các loại cầu thuỷ tinh treo để hoá giải.

2- Nhà ở có đường đâm thẳng vào nhà :

Nếu có con đường đâm thẳng vào nhà thì hung khí sẽ dội thẳng vào nhà. Ở nhà này không yên ổn dễ sinh thị phi bệnh tật, hao tổn tài lộc.
+ Khắc Phục :
- Dùng gương Bát Quái hoặc xây tường cao để chắn.
- Hoặc đôi Tỳ Hưu, tượng Quan Công, tượng Phật Bà để trấn ở cửa.



3- Nhà ở có dốc cao chạy thẳng vào nhà :



Nếu có dốc cao chạy thẳng vào nhà thì khí sẽ xung thẳng vào nhà hoặc khí đổ thẳng ra đường. Khí vận chuyển trong ngôi nhà cũng như mạch máu trong cơ thể, phải thu nạp sinh khí và xuất đi uế khí. Khí vận chuyển phải quanh co uốn lượn không được xộc thẳng vào hoặc xộc thẳng ra ngoài.
+ Khắc Phục :
- Trường hợp này cần xây nhiều bậc lên xuống để giảm xung khí và treo rèm ở cửa ra vào. Dùng thêm chó đá, đôi Tỳ Hưu, hoặc tượng Quan Công, tượng Phật Bà chế ở vị trí dốc cao đâm vào nhà.

4- Nhà có cửa chính thông với cửa hậu :



Nếu cửa chính thông với cửa hậu và cửa giữa (nếu có) thì tạp thành thế ba cửa thông nhau. Khí vào sẽ bị thất tán hết, chủ tiền tài không vượng, hao tổn tiền tài, không cầm giữ được tài lộc.
+ Khắc Phục :
- Cần sửa lại cửa hoặc đặt bình phong chắn ở giữa để cửa chính và cửa phụ không nhìn thấy nhau nữa.
- Hoặc Dùng cầu thuỷ tinh treo ở vị trí thông giữa hai cửa, dùng tượng rùa đầu rồng hoặc tượng Tam Đa che chắn ở phía cửa phụ.
Lưu Ý : Tất cả vật phẩm khi hóa giải, phải được nạp khí và thanh tịnh trước khi dùng, có như thế mới có hiệu quả trong việc hóa sát.

Dùng Tụ Bảo Bồn Thu Tài Lộc

Trong phong thủy có một phương pháp, sử dụng vật khí kích hoạt công danh đặc biệt là tài lộc, đó là Tụ Bảo Bồn (Chậu Thu Châu Báu).




 tương truyền có một người Nông Dân lương thiện, nhân một hôm cứu được một con Ếch Xanh khỏi bị con bồ nông ăn thịt, đêm hôm đó được Thần Tiên báo mộng cho biết sáng hôm sau ra ngoài bờ ao nhà anh ta, thấy cái gì nổi lên thì mang về nhà...Hôm sau ra ao từ sớm thì chỉ thấy một cái bồn cũ nổi lập lờ trên ao. Vâng lời Thần Tiên anh ta mang cái bồn đó về để góc nhà...Đêm đó anh mơ thấy cái bồn đó sáng rực và có rất nhiều con ếch sáng lấp lóa...sáng hôm sau ra chỗ cái bồn anh ngạc nhiên thấy đầy một bồn là vàng và ngọc báu ! Từ đó gia đình họ sống no đủ hạnh phúc!
Trong HKĐQ Tụ Bảo Bồn được chế tác như sau :
1) Bình (chậu) đúc bằng đồng (có thể bằng đá quý, hoặc bạc vàng) và được đúc nổi các hình Cát Tường.
2) Năm Gói Đá Thạch Anh hoặc Đá Quý Khác, gồm 5 Màu Lục, Hồng, Vàng, Trắng, Đen.
3) Một Đồng Bạc Long Ngân và một Thoi Vàng Kim Nguyên Bảo.





4) Rải đá vào trong bình theo thứ tự Lục Hồng Vàng Trắng Đen. Sau đó đặt đồng bạc và thỏi vàng vào trong.
5) Cuối cùng dùng "Lục Quái Hào" trong "Đại Quái" tìm ra phương vị đặt bình để thu nạp cát khí, trong tháng trước ngày 15 trở lại, đây là một pháp "Chiêu Tài Vận Quỷ Khí" rất linh nghiệm. Để tốt hơn có thể sử dụng Quẻ Đại Quái để tìm ngày và giờ đặt bình.

Hướng dẫn cách đặt và dùng bộ Tam Sự - Ngũ Sự trên ban thờ.

    Nhiều bạn nhắn tin và gọi điện hỏi PTPK về bộ Tam Sự - Ngũ Sự. Tựu chung lại thì phần đa là câu hỏi : "về cách sắp đặt trên ban thờ và cách dùng ra làm sao? trước khi dùng có cần làm gì không?". Vậy nhân đây PTPK xin được viết đôi điều về vấn đề này, mong các bạn được hiểu rõ để sắp đặt và dùng cho đúng, có như vậy mới đạt được kết quả "Âm Phù - Dương Trợ", tránh hiểu sai dùng sai thì có khi kết quả lại ngược lại. Trong bài viết này PTPK chỉ phân tích về các bộ này còn cách sắp đặt toàn bộ Ban Thờ,Khảm thờ... theo cổ truyền cần tham khảo thì mọi người có thể đọc bài viết của PTPK tại địa chỉ :http://phongthuyphikim.blogspot.com/p/viec-tho-cung-trong…



Đối với các bộ này thoạt nghe thì rất dễ hình dung ra cách sắp đặt cũng như công năng của nó, bởi chúng ta có thể dễ dàng quan sát hoặc xem hình ảnh cách sắp đặt của nhiều gia đình xung quanh hay trên mạng, từ đó ta có thể học theo và áp dụng cho ban thờ nhà mình. Tuy nhiên cũng có vài cách thức sắp đặt khác nhau, nhiều ý kiến trái chiều, nhưng tựu chung thì chỉ có hai cách. Một là bộ Tam, Ngũ, Thất sự được đặt phía trong cùng của Ban Thờ (nếu thờ ngai thì phải trước ngai), hai là phía đằng trước của ban thờ... Vậy để biết sai đúng ra sao, trước tiên PTPK sẽ trả lời hai câu hỏi : "Công dụng của nó ra sao, và trước khi dùng phải làm thế nào?" khi đã rõ thì chúng ta sẽ biết cách sắp đặt.
Trước tiên bộ Tam, Ngũ sự là những bộ đồ thờ phổ biến trên bàn thờ gia tiên người Việt. Bộ Tam Sự bao gồm một Lư Hương, một đôi hạc hoặc đôi chân nến. Bộ Ngũ Sự gồm Lư Hương, đôi chân nến và đôi hạc, Thất sự bao gồm Ngũ sự và Đèn Thái Cực (PTPK đã có bài viết về đèn này) và đỉnh đồng, Cửu Sự bao gồm Thất Sự thêm Độc Bình, Đĩa trái cây... Ngoài ra còn các món khác như : Bộ đài nhỏ với 3 chén đựng nước, cúng rượu, Ống Hương, bộ ngai xuyến có thể dùng bộ 3 chén hoặc 5 chén cúng nước, chóe,... Nói về chất liệu thì các bộ này thường sẽ được làm bằng đồng, gỗ, sứ. Trong đó tùy vào trường hợp cụ thể mà ta phải chọn lựa từng món cho đúng, theo nguyên tắc Ban Thờ phải đủ về mặt ngũ hành, bao gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đồ đồng thuộc dương (Kim Khí) đồ sứ thuộc âm (Thổ khí). Trong đó các món như Đỉnh, Hạc, Chân đèn dùng chất liệu đồng là tốt nhất, Đỉnh tượng chưng cho Núi vững chãi, trong PT đỉnh còn có tác dụng hóa giải khí của các sao xấu khi chiếu đến hoặc đóng tại ban thờ như Ngũ Hoàng... Trong tâm linh thờ cúng, Đỉnh còn được dùng đốt trầm hoặc một loại dược thảo quý hiếm toả ra mùi thơm thanh khiết cho gian phòng, làm cho không gian phòng thờ thêm linh thiêng, xua đuổi tà khí, uế khí. Ngoài ra Đỉnh được đúc hoặc chạm khắc hình tượng các linh thú như : Nghê, Rồng...có tác dụng bảo vệ, xua đuổi tà khí, những năng lượng xấu. Ngày nay nhiều gia đình không dùng Đỉnh để đốt trầm nữa mà thay vào đó là dùng các bát xông trầm, gọn nhẹ thuận tiện cho việc đốt và vệ sinh, và vì như thế Đỉnh sẽ để rỗng như vậy sẽ không tốt về mặt PT tâm linh, ảnh hưởng đến tài lộc cho gia đình, ta có thể khắc phục hóa giải, và dùng pháp chiêu tài lộc bằng cách cho một ít đá thạch anh và chỉ ngũ sắc (đã được gia trì) vào đó sẽ làm tăng cường được năng lượng tại bàn thờ và khí kim của Đỉnh, đồng thời không để Đỉnh rỗng. Còn đối với Lư Hương khi lập để thờ Thần, Phật không được dùng Lư bằng sứ mà phải bằng Đồng bởi vì Thần Phật thuộc dương, chỉ có thể dùng bằng sứ khi lập thờ gia tiên, tuy nhiên một số gia đình có ban thờ chật hẹp (như ban thờ treo tren tường) không có điều kiện dùng Đỉnh mà chỉ có Lư Hương để thờ thì chúng ta nên dùng Lư Hương đồng trong trường hợp này để không bị bổ khuyết ngũ hành và tăng cường được năng lượng dương tránh để năng lượng âm quá lớn tại ban thờ.



Tiếp theo đó là Đôi Hạc đứng trên Lưng Rùa. Ở Việt Nam hạc là con vật của đạo giáo. Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu…, hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm – dương. Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh tuý và thanh cao. Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay. Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên lòng chung thuỷ và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt. Chim hạc còn gọi là đại điểu hay nhất phẩm điểu là con chim của vũ trụ, của tầng cao, báo hiệu sự chuyển mùa, đại diện cho thế lực siêu nhiên từ trời cao mang tới.
Trong hình tượng trang trí, hạc có kích thước lớn, cao với ước mong phát triển của con người; mỏ dài, nhọn như mũi tên của sự vận động; đôi khi nó ngậm ngọc minh châu biểu trưng cho sang quý, hoặc khi ngậm hoa sen thì biểu trưng cho giác ngộ. Trên đầu hạc thường đội đèn nến thể hiện sự tôn thờ ánh sáng chân lý, ánh sáng giác ngộ, xua đi bóng đen đêm tối. Thân hạc hình khum, tượng trưng cho bầu trời, chân cao như chột chống trời. Với đôi chân nến hay còn gọi là hai cây đèn (đèn cầy - đèn lưỡng nghi) tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, hương là tinh tú. Từ những đặc tính cơ bản này, người Việt đã hội dần vào bàn thờ nhiều hình tượng phụ mang tính thiêng liêng khác (mọi người có thể đọc thêm bài viết về đèn tại địa chỉhttp://phongthuyphikim.blogspot.com/…/en-dau-trong-pt-am-… để hiểu rõ thêm).
Như vậy về cơ bản PTPK đã phân tích về ý nghĩa cũng như công năng của một bộ Tam hay Ngũ sự, đến đây các bạn cũng đã nắm được ít nhiều, vậy bây giờ trước khi dùng chúng ta cần phải làm gì? Cũng như các vật thờ cúng khác, chúng ta không thể tùy tiện mua tại cửa hàng rồi về bày ngay được lên bàn thờ (nhất là các vật trọng), Những gì PTPK được gia đình truyền lại, thì theo tập tục của các cụ xưa trước khi để một vật lên ban phải kính cẩn xin phép và phải chọn dịp cuối năm lau dọn ban thờ thì mới thay đổi vật dụng thờ cúng, hiện nay nhiều gia đình nho giáo giữ phép tắc cũ vẫn theo đúng lệ này, còn lại đa số vì nhiều lý do chúng ta có thể thay đổi bất kỳ khi nào có điều kiện cũng như cơ hội (chẳng hạn đi du lịch, công tác đến nơi sản xuất ra các sản phẩm đó chúng ta có thể mua ngay, chứ không lại mất cơ hội). Nhưng có một số nguyên tắc không thể bỏ qua là trước khi dâng cúng chúng ta phải làm một số nghi thức cơ bản như : Thanh Tịnh, Tẩy Uế, Nạp khí...., có như vậy mới tránh được những cái không mong muốn, bởi vì hàng hóa mua về (nhất là hàng không rõ nguồn gốc) rất có thể có tà khí, uế khí, hoặc bị trù ếm vào sẵn...cũng có khi bản thân vật đó trường năng lượng tâm linh rất thấp dẫn đến sự thờ cúng không còn linh nghiệm, thậm chí tai bay vạ gió, tiêu tán tài lộc, rước tà khí về nhà... nếu không may mua phải các sản phẩm như đã nói ở trên. Dưới đây PTPK sẽ nói hướng dẫn đôi điều về các nghi thức chuẩn bị theo phong tục cổ truyền và PT tâm linh, mọi người có thể tham khảo theo đó để làm :
Sau khi mua về, chúng ta chuẩn bị các thứ sau : bát rượu (ít thôi không cần quá nhiều) cho thêm chút gừng tươi đã giã nhỏ, hai khăn vải sạch, một chậu nước tịnh thủy (nếu không có nước mưa, thì dùng nước máy lấy trực tiếp từ vòi), chuẩn bị một cái dàn để phơi đồ và để xông hương lưu ý dàn đặt lộ thiên tốt nhất, hương hoặc trầm, một chút bột tẩy uế hoặc ngũ vị hương (cho vào cốc nước sôi), đá thạch anh (dùng đá loại cúng dường) khoảng 1 kg tùy đỉnh lớn nhỏ, sáu đồng tiền xu (có thể dùng loại tiền âm dương), một đoạn chỉ ngũ sắc được gia trì mật chú (đại bi, chuẩn đề...) một tờ giấy trang kim màu trắng. Chuẩn bị xong mọi thứ chúng ta làm như sau :
B1) Đầu tiên rửa sạch tất cả bộ Tam, Ngũ sự bằng nước sạch cho khỏi bụi bẩn, tiếp đó chúng ta lấy khăn khô lau nhẹ cho hết nước.
B2) Lấy khăn sạch nhúng vào rượu gừng và lau đều toàn bộ các vật phẩm, theo thứ tự từ trong ra ngoài (Lư Hương, Đỉnh..), Lư lau trước, xong đến đỉnh, rồi Hạc, Chân Nến...
B3) Đổ nước ngũ vị hương hòa vào chậu nước Tịnh Thủy, Trì chú Thanh Tịnh pháp giới (7 lần) và tay phải kiết ấn cát tường vẽ chữ Ôm Ram phạn tự vào chậu nước tịnh thủy, hoặc cũng có thể thanh tịnh theo nghi thức của cổ nhân là : Dùng bảy tờ “lá vàng” giấy vàng bạc đốt lên, rà qua rà lại bốn xung và trên mặt chậu nước. vừa làm vừa (đọc) niệm chú Tẩy uế :
"Động trung huyền hư
quang lãng thái ngươn
Bát phương oai thần
Sử ngã tự nhiên
Linh bửu phò mạng
Phổ cáo cửu thiên
Càng la đát na
Động cang thái huyền
Trảm yêu nhược tà
Sát quỉ trung thiên
Ngươn thủy ngọc văn
Trì tụng nhất biến
Khước quỉ viên niên
Án hành ngũ nhạc
Bát hải ma vương
Tri văn thúc thủ
Thị vệ ngã hiên
Ung uế tiêu tán
Đạo khí trường tồn
Cấp như luật lịnh
Án thanh thanh như thủy
Nhật nguyệt huê khai
Bắc đẩu lưu truyền
tẩy trừ uế trược
Tống khứ xa phương" 
B4) Dùng nước này rửa sạch toàn bộ các vật thờ, sau khi rửa xong không đổ nước này xuống cống rãnh, mà đổ lên tường hoặc tưới vào gốc cây.
B5) Đặt toàn bộ các vật phẩm lên cái dàn mà đã chuẩn bị sẵn, phía dưới đốt hương hoặc trầm liên tục (có thể dùng hương vòng) sao cho khói hương (trầm) tỏa đều ra các vật phẩm. Đến tối hoặc giờ Tý là tốt nhất ra khấn "Cầu xin năng lượng Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần, Cầu xin năng lượng linh thần Tam Tài Định Phúc Táo Quân, ngôi nhà ngụ tại : Việt Nam Quốc,............ Xin được chấp thuận và giúp cho gia chủ thâu nạp linh khí vào vật dụng thờ cúng. Cầu xin chư vị gia tiên chấp thuận đồ thờ tự.". việc xông hương nạp khí càng lâu càng tốt có thể 3,5,7 ngày.
B6) Với đỉnh đồng trường hợp không đốt trầm hay thảo dược, ta cho giấy Trang Kim lót phía dưới, đổ đá thạch anh vào, sau đó xếp sáu đồng tiền vào trong (mặt dương lên trên). Làm toàn bộ cái này ta có thể chiêu tài đồng thời hóa giải các sát không tốt đóng hoặc chiếu đến ban thờ như Ngũ Hoàng. Lưu ý đồng tiền cũng phải được thanh tịnh và nạp khí.
Như vậy về cơ bản PTPK đã trình bày xong với các bạn các bước cơ bản nhất để việc thờ cúng sao cho tốt nhất và phải đạo. Về cách thức sắp đặt trên ban thờ PTPK sẽ đăng ảnh sơ đồ bố trí đính kèm, mọi người có thể tham khảo nhé.


Ý Nghĩa Và Cách Tính Ngày Sát Chủ

Trong dân gian nói đến ngày sát chủ là đại kỵ, Khi muốn xem ngày giờ tốt để làm việc gì quan trọng lớn lao, người xem ngày phải trước tiên loại ra ngày Sát Chủ. Phàm làm những việc gì quan trọng như động thổ, cất nóc, cưới hỏi, an táng … nhằm vào ngày này là khó bề thuận lợi, hay phát sinh tai ương họa hại, chuốc lấy rủi ro. Nhưng nhiều người không rõ và không biết hết ý nghĩa của ngày này,vì vậy PTPK được nói sơ bộ về ngày sát chủ và ý nghĩa của ngày này.



a) Sát chủ dương:
Phạm vi nhỏ, ngày sát chủ dương là những ngày kỵ của người chủ về phương diện: buôn bán, nhận việc, đầu tư tài chánh, mua bán nhà cửẳ Với tám câu lục bát sau đây:
Một, Chuột (Tý) đào hang đã an,
Hai, Ba, Bảy, Chín, Trâu (Sửu) tan hợp bầy,
Nắng Hè Bốn, Chó (Tuất) sủa dai,
Sang qua Mười một cội cây Dê (Mùi) nằm,
Tháng Chạp, Mười, Sáu, Tám, Năm,
Rồng (Thìn) nằm biển bắc bặt tăm ba đào,
Ấy ngày Sát chủ trước sau,
Dựng xây, cưới gả chủ chầu Diêm vương.
Một, Chuột đào lổ đi hoang, Hai, Ba, Bảy, Chín, Trâu toan kéo càỵ Tháng Tư, thì Chó sủa ngày, Bước qua Mười Một, cội ngay Dê nằm. Saù, Mười, Mười Hai, Tám, Năm, Rồng nằm biển bắc, tối tăm ba đàọ Làm thầy phải nhớ cùng nhau, Truyền ngày sát chủ về sau đời đờị
Có nghĩa là :
- Tháng Giêng kỵ ngày Tý.
- Tháng 2, 3, 7, 9, kỵ ngày Sửụ
- Tháng 4, kỵ ngày Tuất.
- Tháng 11, kỵ ngày Mùị
- Tháng 6, 10, 12, 8, 5 kỵ ngày Thìn.
b) Sát chủ âm :
Ngày sát chủ âm là ngày kỵ về mai táng. Theo tập quán từ ngàn xưa, khi trong nhà có người qua đời tang chủ thường bối rối, không biết làm đám táng thế nào cho đủ lễ nghi, nên rước thầy cúng về để cố vấn về tang sự, một mặt cho thấy lòng hiếu thảo của mình đối với người quá vãng, mặt khác được lòng của thân quyến và được sự kính trọng của bà con lối xóm. Thầy cúng căn cứ vào bốn câu sau đây để coi ngày nhập quan, động quan, hạ huyệt (hay cải táng về sau):
Giêng Rắn (Tỵ), Hai Chuột (Tý), Ba Dê (Mùi) nằm,
Bốn Mèo (Mẹo), Sáu Chó (Tuất), Khỉ (Thân) tháng năm,
Bảy Heo (Hợi), Chín Ngựa (Ngọ), Tám Sửu (Trâu)
Một (11) Cọp (Dần), Mười Gà (Dậu), Chạp (12) Rồng (Thìn) xân.
Nhứt Tỵ, Nhị Tý, Tam Dương vị, Tứ Mão, Ngũ Hầu, Lục Khuyển quỵ Thất Ngưu, Bát Trư, Cửu Mã phi, Thập Kê, Thập Nhứt Hổ, Thập Nhị Long.
Có nghĩa là:
Tháng giêng kỵ ngày Tỵ
Tháng 2 kỵ ngày Tý.
Tháng 3 kỵ ngày Mùị
Tháng 4 kỵ ngày Mẹọ
Tháng 5 kỵ ngày Thân.
Tháng 6 kỵ ngày Tuất.
Tháng 7 kỵ ngày Hợi
Tháng 8 kỵ ngày Sửu
Tháng 9 kỵ ngày Ngọ
Tháng 10 kỵ ngày Dậụ
Tháng 11 kỵ ngày Dần.
Tháng Chạp kỵ ngày Thìn.

Đèn Dầu Trong PT Âm Trạch

Thời gian qua có rất nhiều người hỏi PTPK về vấn đề đèn dầu đặt trên ban thờ ra sao? đặt và sử dụng thế nào để đạt được hiệu quả về mặt tâm linh? Hôm nay PTPK xin phép được viết đôi dòng về vấn đề này để bạn đọc được hiểu rõ hơn, và cố gắng giải đáp các thắc mắc của các bạn quan tâm đến vấn đề này. Trong phong thủy nói chung và phong thủy âm trạch nói riêng, thực không thể nói bừa vì vậy trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi không đề cập sâu đến các pháp (chỉ dành cho người tu luyện, hoặc người am hiểu sâu về PT âm trạch) khi thỉnh đèn và đặt đèn để kích hoạt, hội tụ trường khí, mà chỉ phân tích về công dụng cũng như cách thức gia chủ sử dụng, sau khi đã được thầy pháp đặt cố định trên ban thờ.



  Đèn là một trong những loại đồ vật thường thấy, đèn có chức năng chiếu sáng. Ánh sáng của đèn xua tan đi bóng đêm. Đèn cũng chính là công cụ phong thủy mạnh và hiệu quả, lúc lắp đèn nhất định không thể không chú ý. Ánh đèn có hai đặc điểm lớn, một là ánh sáng, hai là nhiệt năng. Ánh sáng và sức nóng đều là biểu hiện của năng lượng. Nó đủ để ảnh hưởng tới sự thay đổi về cát hung trong phong thủy. Trong phong thủy âm trạch chúng ta thường thấy về cơ bản có hai loại đèn được sử dụng đó là đèn điện và đèn dầu. Vậy câu hỏi đầu tiên đặt ra là trong PT dùng loại đèn nào? Xin thưa với các bạn, chúng ta sử dụng cả hai loại, nhưng khác nhau ở chỗ sử dụng từng loại thế nào? và phân bổ chúng ra sao?. Trong bài viết này PTPK không phân tích về loại đèn điện, mà cơ bản các bạn chỉ cần nhớ đèn điện chỉ nên dùng để trang trí, hoặc chiếu sáng với số lượng hạn chế nhất định, không nên dùng bừa, hay quá nhiều sẽ dễ làm hỏng trường khí (năng lượng âm), của không gian thờ hay bàn thờ, vì bản thân đèn điện hay dòng điện có từ trường, thứ nữa nếu dùng quá nhiều sẽ tạo ra các quang sát, xung chiếu tới đồ thờ như tượng, bát hương... Đặc biệt khi dùng các đèn công suất lớn để chiếu sáng sẽ làm cho năng lượng âm sẽ khó hội tụ (hay còn gọi người âm khó ngự), bởi vì các vong linh không thích ánh sáng quá lớn. Các bạn có thể dễ dàng nhận thấy, ngày xưa trong các chùa chiền, am,..người ta chỉ thắp đèn với mật độ ánh sáng khá thấp, chứ không thắp quá sáng rực rỡ. 



  Vậy còn đèn dầu thì như thế nào? trước hết đèn dầu là thứ nối về quá khứ, và là biểu tượng gắn bó mật thiết với đời sống con người "Sống đèn dầu, chết kèn trống". Đèn dầu là thứ không thể thiếu trong tất cả các nghi lễ quan trọng, là thứ ánh sáng không thể thiếu trên ban thờ. Hiện tại chúng ta khi vào chùa, đình, đền... dễ dàng bắt gặp sự tồn tại của đèn dầu được đặt trang trọng trên ban thờ. Tạm bỏ qua các yếu tố khi sử dụng đèn dầu để đạt được sự linh nghiệm mong muốn trong tâm linh. Xét riêng về mặt phong thủy chúng ta thấy, trên ban thờ phải hội tụ đầy đủ sự hiện diện của ngũ hành bao gồm kim, thủy, mộc, hỏa, thổ không thể thiếu ngũ hành nào 24/7, có như vậy mới đạt được sự cân bằng và kích hoạt được phúc lộc, ngoài lúc thắp hương, hay thắp nến chúng ta thấy có yếu tố của hành hỏa, còn lại thì không có, như vậy sẽ thiếu hụt đi sự cân bằng theo thuyết ngũ hành. Lúc này sử dụng đèn dầu là giải pháp tốt, vì chúng ta khó có thể thắp hương hay nến liên tục...Thứ nữa, theo PT ban thờ, đèn dầu phải đặt đúng vị trí (Dựa vào tọa hướng của ban thờ, phối mệnh quái và cách sắp xếp các đồ thờ khác, điều này quyết định tới 50% hiệu quả), lúc này đèn được gọi là đèn Thái Cực. Trước khi chưa phân Trời Đất thì Khí Hư Vô bao quát  Càn khôn, sáng soi đầy vũ trụ. Nó là một cái trung tâm điểm, tức là Đạo. Đạo ấy mới sinh Thái Cực, hóa Lưỡng Nghi. Lưỡng Nghi là Âm với Dương (động với tĩnh). Có Âm Dương rồi mới hóa sinh ra muôn vật. Ngọn đèn  thờ chính giữa đó là  không lay động xao xuyến, chiếu soi khắp cả Càn khôn. Mặt Nhật mặt Nguyệt có lúc sáng lúc  tối, chớ nó thì giờ khắc nào cũng tỏ rạng, không lu lờ. Muôn vật nhờ đó mà sinh, nhờ đó mà thành, nhờ đó mà an vui. Trời Đất nhờ đó mà quang minh trường cửu… Đèn Thái Cực còn tượng trưng ngôi Thái Cực của Đức Chí Tôn. Ngôi Thái Cực là một khối Đại linh quang, là khởi điểm của càn khôn vũ trụ, mà mỗi linh hồn của chúng ta là một điểm Tiểu linh quang chiết ra từ khối Đại linh quang ấy. phải luôn luôn được đốt sáng, dầu có cúng hay không cúng, vì đèn Thái Cực còn tượng trưng cho cái tâm của ta, đó là ngọn tâm đăng nên phải đốt sáng  luôn luôn cho cái tâm của ta thường sáng.
   Hai bên trái phải luôn được đặt đôi đèn (đèn này có thể dùng đèn điện, và chúng ta có thể đặt hai bên phía trước của đèn Thái Cực, tạo thành hình tam giác), được gọi là đèn lưu ly. Hai đèn này chỉ được thắp (bật) khi chúng ta thắp hương, thể hiện Thái Cực sinh Lưỡng Nghi (âm dương), chân nến bên trái (từ trong bàn thờ nhìn ra): tượng trưng cho mặt Trời; chân nến bên phải là mặt Trăng, đèn Lưỡng Nghi khi cúng xong thì tắt. 



   Về chất liệu của đèn dầu, chúng ta nên sử dụng các đèn được làm từ sành, sứ, thủy tinh... không nên dùng đèn làm từ kim loại. Về màu sắc của đèn tùy thuộc vào tuổi của gia chủ (dựa trên cung phi, mệnh khuyết, tứ trụ...). Chiều cao của đèn (bao gồm cả đế để đèn nếu có) phải theo Hà Đồ Ngũ Tử Vận Phối Với Tiên Mệnh Quái, để lấy chiều cao thích hợp. Và điều cuối cùng, cũng giống như các vật phẩm PT thờ cúng khác, trước khi sử dụng chúng ta phải nhờ thầy hoặc người biết (nhưng phải là người tu đạo) tẩy uế, thanh tịnh và gia trì mật chú vào để tăng cường công năng về mặt tâm linh, bởi khi sử dụng đèn dầu còn coi như pháp khí bảo vệ ngăn không cho các năng lượng xấu, và xua đuổi tà ma, bùa chú,... giúp cho những vong linh được thờ (thần,thánh, gia tiên...) không bị quấy phá hay ngăn cản không thể ngự được. Điều này sẽ làm cho gia chủ được phù trợ và lợi lạc rất nhiều.
  Điều lưu ý cuối cùng cũng quan trọng bậc nhất là chúng ta phải hết sức cẩn thận, khi sử dụng để tránh hỏa hoạn do chúng ta thắp đèn thường xuyên. Không nên để đèn sát ngoài mép ban, không vặn lửa quá to, chỉ cần lửa cháy nhỏ là được. Phải để đèn thật vững trãi và chắc chắn, tránh va chạm hoặc cản trở khi thắp hương dễ làm đổ đèn, cẩn thận chuột, mèo... Nếu cần thiết có thể dán chặt chân đèn vào mặt ban để tăng cường độ an toàn.