sponsor

sponsor
Theme images by kelvinjay. Powered by Blogger.

Âm dương ngũ hành

Breaking News

Tử Vi Trọn Đời

Thần Số Học

Phong thủy nhà cửa

Phong thủy văn phòng

Phong thủy nhà bếp

Hóa giải hung sát theo phong thủy

Lục thập hoa giáp

Lục thập hoa giáp

Âm dương ngũ hành

Âm dương ngũ hành

Đồ vật trang trí trong phong thủy

Đồ vật trang trí trong phong thủy

Chọn tên theo Can - Chi

Chọn tên theo Can - Chi

Cây và hoa trong phong thủy

Cây và hoa trong phong thủy

Chọn tên theo Can - Chi

Văn cúng khấn

Văn cúng khấn

Phép Mở Cổng - Cửa Theo Phong Thủy Bát Trạch

     Trong phong thủy cổng và cửa là hai nơi đặc biệt và rất quan trọng, nó là nơi đầu tiên ta phải tiếp xúc và phải đi qua vì thế nó là nơi nạp khí vào trong nhà hay khu đất, mọi họa phúc cũng bắt đầu từ đây. Quan trọng là vậy nên phong thủy luôn dành sự quan tâm ưu ái đối với hai địa điểm này. Các nhà phong thủy từ xưa đến nay đều phải xem xét nó là một trong những yếu tố hàng đầu khi đoán định họa phúc của một ngôi nhà.
    Theo thuật phong thủy để tìm được một vị trí tốt trong khu đất hay ngôi nhà để đặt cổng cửa ta có nhiều phương pháp tùy theo từng bộ môn. Một trong những phương pháp đó là ứng dụng của Môn Lâu Ngọc Liễn Kinh theo trường phái bát trạch để đặt cửa vào cung tốt.


   Thực tế chúng tôi nhận thấy hầu như những ngôi nhà nào phát phúc, và có tài lộc lâu dài đều có cổng hoặc cửa nằm phù hợp vào cung tốt của Môn Lâu Ngọc Liễn Kinh. Trong môn này cửa tương ứng với 24 sơn vị đều chủ tốt xấu theo từng sơn, chính vì thế nên cũng có 24 đầu cửa tương ứng. Về phương pháp tính toán cũng khá đơn giản, dựa theo sách Bát Trạch Minh Cảnh của cụ Thái Kim Oanh ta có khẩu quyết sau :

“Càn Hợi Tuất sơn tòng Tỵ khởi
 Khảm Quý Nhâm địa hướng Thân cầu .
Đoài Canh Tân vị tùy Dậu tẩu

 Khôn Mùi Thân sơn Nhân thượng lưu .
Ly Bính Đinh sơn Đinh thượng khởi

Tốn Tỵ Long thân Thân vi Đầu
Sửu Cấn Dần sơn phùng Hợi vị

 Giáp Mão Ất nhân Dần thượng du”.

   Trên thực tế chúng tôi có tìm được một tài liệu hán ngữ nói về Môn Lâu Ngọc Liễn Kinh, chúng tôi đã biên dịch và xin trích dẫn ra đây để quý vị tham khảo :

Kiền   Hợi  Tuất  sơn  tòng  Tị  khởi ,
Khảm  Quý  Nhâm  địa  hướng  Thân  cầu ,
Đoài  Canh  Tân  vị  phùng  Xà  Tẩu
Khôn  Mùi  Thân  sơn  Thân  thượng  tầm ,
Ly  Bính  Đinh  vị  thị  hổ  đầu
Tốn  Tị  Long  Thân  Hợi  vi  thủ
Cấn  Sửu  Dần  sơn  phùng  Hầu  vị
Chấn  Giáp  Ất  địa  hướng  Trư  du
Bác  Quái  Trường  Sinh  khởi  Phúc  Đức
Vô  nghĩa  chi  nhân  bất  khả  cầu .

  Theo tài liệu này chúng ta sẽ thấy 
  1. Quẻ  Kiền,  Đoài ,  thuộc  kim  trường  sinh  ở  Tị  nên  khởi phúc  đức  ở  Tị
  2. Quẻ  Cấn,  khôn,  thuộc  thổ  trường  sinh  ở  Thân  nên khởi  phúc  đức  ở  Thân
  3. Quẻ  Chấn,  Tốn,  thuộc  Mộc  trường  sinh  ở  Hợi  nên khởi  phúc  đức  ở  Hợi
  4. Quẻ  Ly  thuộc  Hỏa  trường  sinh  ở  Dần  nên  khởi phúc  đức  ở  Dần
  5. Quẻ  Khảm  thuộc  thũy  trường  sinh  tại  Thân  nên khởi  phúc  đức  ở  Thân
Ý nghĩa của 24 cung như sau :

1. Phúc Đức: an môn đại cát xương, năm năm tiến bảo được ruộng đất, trong nhà con cháu được khoa giáp, cửa này đời sau con cháu chẳng tầm thường .
2. Ôn Dịch: nơi này chớ để cửa, ba năm năm lại nhiễm bệnh ôn, lại có phụ nữ thường treo cổ, nữ nhân sinh đẻ khó giữ mình .
3. Tiến Tài: đó là sao tiền của, tại đó đặt cửa trăm sự hưng, vật nuôi ruộng tằm nhân đinh vượng, thêm quan tiến tước nhà vang tiếng .
4. Trường Bệnh: chính là nơi nhiều bệnh tật, nơi đó đặt cửa hung ngay đến, chủ nhà, con cái bệnh ở mắt, thiếu niên bạo tử vào lao ngục .
5. Tố Tụng: là phương rất không lành, an môn mời họa phạm tai ương, ruộng vườn khẩu thiệt nữ nhân hao, thường gặp quan tụng ở chẳng yên .
6. An Môn: quan tước rất cao mạnh, đức nghiệp vinh thân ở cạnh vua, cấp dưới năm nào tài cũng vượng, nghìn điều cát khánh tự vinh xương .
7. Quan Quý: là nơi an môn tốt, định nơi quan trường tước vị cao, ruộng vườn tư tài nhân khẩu vượng, vàng ngọc tiền bạc không cần nhận .
8. Tự Điếu: nơi này chớ an môn. cửa vừa lập xong thấy tai ương, đao binh ôn hỏa gặp tai ương, xa quê tự tử nữ nhân gặp đau thương .
9. Vương Trang: an cửa chính nơi lành, tiến tài tiến bảo nhiều ruộng đất, ruộng vườn thu hoạch nhiều vui vẻ, tằm tơ thu hoạch lợi vô cùng .
10. Hưng Phúc: an cửa sống lâu dài, năm qua năm lại chẳng tai ương, tri thức tiến chức thêm quan lộc, trong nhà phát phúc phát điền trang .
11. Pháp Trường: vị trí chẳng nên kham, nếu an cửa vào tức thụ hình thương, quan tai mang đến họa gông cùm, đầy đọa nơi xa chẳng thấy quê .
12. Điên Cuồng: nơi ấy chớ có khoe, sinh ly tử biệt cùng điên tà, ruộng đất tiêu ma nhân khẩu tán, thủy hỏa ôn bệnh tuyệt diệt gia .
13. Khẩu Thiệt: an môn rất không lành, rất hay vô cớ sinh tai họa, vợ chồng có ngày đánh đuổi nhau, anh em bỗng nhiên tranh đấu thường .
14. Vượng Tàm: chỗ ấy mở cửa tốt, mở cửa nơi ấy nhà vinh xương, lục súc tàm tơ đều lợi lớn, ngồi thu thóc gạo đầy rương hòm .
15. Tiến Điền: nơi ấy phúc lâu dài, mở ra nơi ấy chiêu tài bảo, con cháu hiền ngoan một nhà vui, lại có người ngoài gửi gắm vật, bạc vàng tích tụ giàu vườn đất .
16. Khốc Khấp: cửa ấy chẳng thể mở, năm qua năm lại bại gia tài, nam nữ thiếu niên hay chết sớm, bi thương khóc lệ vơi đầy .
17. Cô Quả: là phương tai đại hung, chỉ có bà góa ngồi trong nhà, lục súc ruộng tằm đều phá tán, người trong nhà ấy phải xa nhau .
18. Vinh Phúc: nơi ấy nên mở cửa, an môn nơi đó người đông đúc, vang danh gia đình không tai họa, giàu có vinh hoa sự nghiệp hưng .
19. Thiếu Vong: nơi ấy chẳng thể bàn, chỉ một năm thôi khóc thê thảm, uống rượu mà chết người vô số, trong nhà người chết ở nơi xa .
20. Xướng Dâm: nơi ấy không kham nổi, mở ra nơi ấy tất dâm loạn, con gái chửa hoang theo trai mất, nhà ấy lớn nhỏ chẳng liêm sỉ .
21. Nhân Thân: nơi ấy mở cửa tốt, thân thích trong nhà rất hiền lương, mỗi ngày đem đén nhiều vui vẻ, kim ngân tài bảo chứa đầy hòm .
22. Hoan Lạc: mở cửa là tiến tài, thường có tiengs tốt người đưa đến, ruộng tằm lục súc đều hưng vượng, phát phúc thanh danh vang như sấm .
23. Bại Tuyệt: phương ấy chớ nên mở, mở ra thất lạc sầu không hết, nhân đinh tổn diệt không tung tích, cha con mỗi nẻo khó đoàn viên .
24. Vượng Tài: chốn ấy anh nên biết, phú quý lâu dài mãi không thôi, người người hiển đạt nhà thịnh vượng, một đời đầy đủ thọ vô cương .

 Như vậy theo khẩu quyết, và diễn giải trên ta có thể dễ dàng luận đoán cát hung theo vị trí của cửa tương ứng. Để hiểu rõ hơn quý vị có thể tìm đọc về lý thuyết Bát Trạch mà chúng tôi đã đúc kết đăng tải trên Website.



Phong Thủy Mệnh Khuyết

    Trong phong thủy hiện đại đang dần hình thành và phát triển một ứng dụng dựa trên mệnh lý của tứ trụ được gọi là phong thủy mệnh khuyết học.


       Bất cứ một ai sinh ra đều bị thiếu hụt (bổ khuyết) một ngũ hành nào đó, theo tứ trụ. Điều này cho thấy ta sẽ bị thiếu hụt và mất cân bằng ngũ hành trong cơ thể cũng như mệnh lý. vậy đương nhiên chúng ta cần phải gia tăng, bổ xung ngũ hành thiếu này để cân bằng ngũ hành.
       Phong thủy hiện đại ngày nay đang phân tích và ngày càng nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này, điều này cũng làm thay đổi tư duy và thói quen trong phong thủy truyền thống từ xưa đến nay. Lấy ví dụ một người chọn màu xe phù hợp chẳng hạn. theo phong thủy truyền thống anh ta có thể phải chọn màu đỏ cho phù hợp với bản mệnh hay cung phi của anh ta. Nhưng khi ta xem xét trên góc độ mệnh khuyết ta sẽ thấy anh ta sẽ cần xe màu trắng chứ không phải màu đỏ. Từ ví dụ trên ta sẽ thấy theo mệnh khuyết chúng ta đã có sự lựa chọn khác nhau trong cùng một vấn đề. Và mức độ cụ thể cũng như chi tiết hơn với mỗi cá nhân. Vì trong cùng một năm sinh nhưng tháng sinh khác nhau sẽ khác nhau về mệnh khuyết, từ đó dẫn tới sẽ khác nhau về các lựa chọn từ màu sắc cho tới hình dáng, chọn nhà, sắp xếp đồ đạc, xem ngày.... thậm chí là thói quen sinh hoạt hàng ngày.
     Nguyên tắc một người khó có thể thành công, suôn sẻ hay đảm bảo sức khỏe nếu anh ta mất cân bằng trong cơ thể, nghiên cứu sâu hơn về mệnh khuyết ta sẽ dễ dàng thấy hơn vì sao cùng một năm sinh và có sự lựa chọn giống nhau nhưng kết quả, ảnh hưởng sẽ khác nhau, và hiển nhiên sức khỏe cũng khác nhau (tạm bỏ qua yếu tố di truyền). 
    Theo các kiến giải trên ta thấy mệnh khuyết đóng vai trò tương đối quan trọng, cũng vì vậy nên ngày càng có nhiều chuyên gia phong thủy nghiên cứu về nó. Hiện nay ngoài việc xem xét các yếu tố theo truyền thống đều xem xét bổ cứu theo mệnh khuyết, để đảm bảo tính khả thi và tác dụng rõ rệt hơn khi làm phong thủy.
    Vậy mệnh khuyết là gì? Thực chất khi ta xem xét mệnh lý trong tứ trụ ta sẽ thấy một người sẽ bị thiếu hụt một ngũ hành nào đó trong năm ngũ hành là : Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ, tùy theo tháng sinh. Để dễ dàng biết ta thiếu hụt ngũ hành nào? chúng tôi đã tạo một bảng tra về mệnh khuyết theo tiết khí trong năm như sau :

Xuân phân                 kim
Thanh minh              kim
Cốc vũ                    kim 
Lập hạ                    thủy
Tiểu mãn              thủy
Mang chủng             thủy
Hạ chí               thủy
Tiểu thử           thủy
Đại thử             thủy 
Lập thu                     mộc
Xử thử                mộc
Bạch lộ              mộc
Thu phân           mộc
Hàn lộ                    mộc
Sương giáng            mộc
Lập đông                Hỏa
Tiểu tuyết               Hỏa
Đại tuyết                    hỏa
Đông chí                  hỏa
Tiểu hàn                  Hỏa
Đại hàn                  hỏa
Lập xuân                      kim
Vũ Thủy                 kim
Kinh trập                       kim

Từ bảng trên ta đã có thể biết được ta thiếu hụt ngũ hành nào và chỉ việc sử dụng các phương pháp để gia tăng sự thiếu hụt của ngũ hành mà mình bị thiếu khuyết, từ đó để cân bằng lại ngũ hành nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp cũng như lợi ích.

Tính Hướng Tốt


Hướng tốt hay xấu chủ yếu dựa vào cửu cung bát quái. Vấn đề chọn hướng chỉ kết hợp trong các việc xuất hành xây dựng nhà cửa và an táng thuộc thuật phong thuỷ (địa lý). Còn trong việc chọn ngày, chọn giờ chỉ vận dụng như là một yếu tố phụ, tuỳ cơ ứng biến, nếu không đợi được ngày tốt thì chọn giờ tốt, cùng lắm không chọn giờ tốt thì tìm hướng tốt mà đi. 

Trong thuật chọn ngày cũng có 1 số loại sao chỉ phương vị, thí dụ "Nhật du Thần phương", "Hạc Thần phương","Thiên nhất Thần phương" v.v... nghĩa là nên tránh những ngày, những phương trùng với nơi thần đang đến, nơi thần đang ở, hay thần đang đi qua... HƯỚNG XUẤT HÀNH Ngọc hạp Thông thư triều Nguyễn không thấy đề cập đến hướng xuất hành. Hơn nữa, nó chỉ là yếu tố phụ để vận dụng trong phép quyền biến, lúc cần thiết lắm mới tính đến hướng xuất hành. 

Thời trước, khi xuất hành người ta chọn hướng thần chỉ phương vị: có 3 loại phổ biến thông dụng: Hỷ thần (hướng tốt), Tài thần (hướng tốt) và Hạc thần (hướng xấu). Ba loại thần sát chỉ phương hướng đó thay đổi hướng theo ngày can chi cả năm. 

Quy luật vận hành như sau: 

a. Hỷ thần: Vận hành qua 5 hướng ngược chiều kim đồng hồ, theo thứ tự 

Ngày hàng Can. 
1. Ngày Giáp và 6. Ngày Kỷ: Hướng Đông bắc 
2. Ngày Ất và 7. Ngày Canh: Hướng Tây Bắc 
3. Ngày Bính và 8. Ngày Tân: Hướng Tây Nam 
4. Ngày Đinh và 9. Ngày Nhâm: Hướng chính Nam 
5. Ngày Mậu và 10. Ngày Quý: Hướng Đông Nam 

b. Tài Thần: Vận hành theo ngày hàng Can theo 7 hướng (trừ Đông bắc) 

1. Ngày Giáp và 2. Ngày Ất: Hướng Đông Nam 
3. Ngày Bính và 4. Ngày Đinh: Hướng Đông 
5. Ngày Mậu: Hướng Bắc 6. Ngày Kỷ: Hướng Nam 
7. Ngày Canh và 8. Ngày Tân: Hướng Tây Nam 
9. Ngày Nhâm: Hướng Tây 10: Ngày Quý: Hướng Tây Bắc. 

c. Hạc Thần: Ông này là thần Ác, đi đâu phải tránh gặp phải ông ấy. Nhưng trong 60 ngày can chi đã có 16 ngày ông bận việc trên trời, còn 44 ngày ông đi tuần du khắp 8 hướng, mỗi hướng 5 hoặc 6 ngày liên tục chuyển sang hướng khác thuận chiều kim đồng hồ, theo trình tự như sau: 

Nếu tính Giáp Tý là số 4....Canh Thân là 60 thì quy luật vận hành của Hạc Thần như sau: 
Từ ngày Quý Tỵ (33) đến ngày Mậu Thân (48): Ở trên trời (khỏi lo). 

Ngày Kỷ Dậu (49) Canh Tuất (50) Tân Hợi (51) Nhâm Tý (52) Quý Sửu (53) Giáp Dần (54): 6 ngày hướng đông bắc. 

Ngày Ất Mão (55) Bính Thìn (56) Đinh Tỵ (57) Mậu Ngọ (58) Kỷ Mùi (59): 5 ngày hướng đông 

Ngày Canh Thân (60) Tân Dậu (01) Nhâm Tuất (02) Quý Hợi (03) Giáp Tý (04) Ất Sửu (05): 6 ngày hướng đông nam 

Ngày Bính Dần (06) Đinh Mão (07) Mậu Thìn (08) Kỷ Tỵ (09) Canh Ngọ (10): 5 ngày hướng nam. 

Ngày Tân Mùi (11) Nhâm Thân (12) Quý Dậu (13) Giáp Tuất (14) Ất Hợi (15) Bính Tý (16): 6 ngày hướng tây nam 

Ngày Đinh Sửu (17) Mậu Dần (18) Kỷ Mão (19) Canh Thìn (20) Tân Tỵ (21): 5 ngày hướng tây 

Ngày Nhâm Ngọ (22) Quý Mùi (23) Giáp Thân (24) Ất Dậu (25) Bính Tuất (26) Đinh Hợi (27): 6 ngày hướng tây bắc 

Ngày Mậu Tý (28) Kỷ Sửu (29) Canh Dần (30) Tân Mão (31) Nhâm Thìn (32): 5 ngày hướng bắc 

Chú ý: Chỉ trong 44 ngày Hạc Thần ở 8 hướng đã có 12 ngày cùng hướng với Hỷ Thần hoặc Tài Thần. 
 

Lịch vạn niên

Bạn muốn xem lịch vạn niên của tháng trong năm?




Đây là công cụ tra cứu Lịch vạn niên hoàn toàn miễn phí và chính xác. Bạn có thể tra cứu gần 200 năm (từ năm 1904 đến năm 2099)
                                                                                     ( Theo blog phong thủy)

Xác Định Vị Trí Đặt Ban Thờ Trong Nhà


Từ xưa đến nay ban thờ luôn là một vật quan trọng nhất trong mỗi gia đình Việt. Không nhà nào không có ban thờ. Nó là một vật linh thiêng gắn liền giữa người sống và người mất thông qua việc chăm sóc và thờ cúng mỗi ngày, việc đó còn thể hiện lòng thành kính với các bậc thần thánh, gia tiên trong nhà. Một ban thờ được đặt đúng vị trí tốt và hướng tốt sẽ không những làm tăng năng lực kết nối tâm linh của gia chủ mà còn mang lại tài lộc và may mắn. Nếu đặt sai cũng sẽ mang lại nhiều rủi ro cho gia đình, nhẹ thì lục đục, ốm đau, nặng thì chia ly.... Quan trọng là vậy nhưng không phải ai cũng rõ phương pháp đặt, nay tôi xin trình bày phương pháp lựa chọn giúp mọi người có thể tìm được vị trí tốt để đặt.

Khi chọn nơi đặt ban đầu tiên chúng ta phải để ý và tránh các trường hợp sau :
  1. Không đặt bàn thờ sát nhà tắm. Bởi theo quan niệm, tắm rửa là việc trút bỏ ô uế, vì vậy, nếu đặt bàn thờ cạnh nơi này sẽ làm mất đi không khí tôn nghiêm.
  2.  Không nên treo ảnh người quá cố cao hơn bàn thờ
  3.  Bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Phật không nên đặt đối nhau trong 1 gian phòng.
  4.  Bàn thờ tổ tiên không nên đặt ở trung tâm nhà, vì sợ hung. Thay vào đó, bàn thờ Phật có thể đặt ở trung tâm nhà.
  5.  Bàn thờ Thần và Phật có thể để chung, song không nên để bát hương sát nhau.
  6.  Không lấy gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ.
  7.  Không đặt bàn thờ trên nóc tủ.
  8.  Không đặt bàn thờ ở hướng Đông, Đông Nam nhìn hướng Tây.
  9.  Không đặt bàn thờ nhìn ra hướng Ngũ Quỷ:hướng Đông Bắc, hướng Tây Nam. (Không đặt bàn thờ hướng Đông Bắc nhìn Tây Nam hoặc ngược lại).
  10.  Không đặt bàn thờ ở lối đi lại. Nếu đặt ở lối đi lại ồn ào sẽ làm mất đi sự thanh tịnh của nơi thờ cúng. Như vậy, gia đình sẽ ít có may mắn và tài lộc.
  11. Chọn loại ban thờ phù hợp với gia đình và không gian sống, không nên quá to hoặc quá bé, quá cao hoặc quá thấp (trừ ban thờ thần tài).
  12. Nên chọn loại ban thờ có khay riêng hoặc tầng thấp hơn để đồ ăn khi cúng mặn, không nên để chung đồ ăn mặn trên mặt ban thờ khi cúng.
  13.   Nên đặt ban thờ trong một không gian riêng, có thể dành riêng một phòng để thờ, tránh để trực tiếp tại phòng khách (trừ ban thần tài) nếu có điều kiện.
Chọn vị trí đặt ban theo các phương pháp sau :
+ Chọn Theo Tuổi của chủ nhà :



   - Tính toán để biết các hướng tốt của tuổi gia chủ, như : phục vị, sinh khí, thiên y, diên niên. Nên ưu tiên các hướng sinh khí hoặc diên niên để đặt.
  -  Người Tây tứ mạng thì chọn các hướng : Tây, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc.
  - Người Đông tứ mạng thì chọn các hướng : Nam, Bắc, Đông Nam, Đông.

BẢNG 2: LIỆT KÊ TUỔI XEM HƯỚNG
DƯƠNG LỊCH
NAM
NỮ
ÂM  LỊCH
MỆNH NGŨ HÀNH
DƯƠNG LỊCH
NAM
NỮ
1924
TỐN
KHÔN
Giap tý
Hải trung  KIM
1984
ĐOÀI
CẤN
1925
CHẤN
CHẤN
Ất sửu
Hải trung  KIM
1985
KIỀN
LY
1926
KHÔN
TỐN
Bính dần
Lư trung HỎA
1986
KHÔN
KHẢM
1927
KHẢM
CẤN
Đinh mão
Lư trung HỎA
1987
TỐN
KHÔN
1928
LY
KIỀN
Mậu thìn
Đại lâm MỘC
1988
CHẤN
CHẤN
1929
CẤN
ĐOÀI
Kỷ tị
Đại lâm MỘC
1989
KHÔN
TỐN
1930
ĐOÀI
CẤN
Canh ngọ
Lộ bàng THỔ
1990
KHẢM
CẤN
1931
KIỀN
LY
Tân mùi
Lộ bàng THỔ
1991
LY
KIỀN
1932
KHÔN
KHẢM
Nhâm thân
Kiếm phong KIM
1992
CẤN
ĐOÀI
1933
TỐN
KHÔN
Quý dậu
Kiếm phong KIM
1993
ĐOÀI
CẤN
1934
CHẤN
CHẤN
Giáp tuất
Sơn đầu HOẢ
1994
KIỀN
LY
1935
KHÔN
TỐN
Ất hợi
Sơn đầu HOẢ
1995
KHÔN
KHẢM
1936
KHẢM
CẤN
Bính tý
Giang hà THỦY
1996
TỐN
KHÔN
1937
LY
KIỀN
Đinh sửu
Giang hà THỦY
1997
CHẤN
CHẤN
1938
CẤN
ĐOÀI
Mậu dần
Thành đầu THỔ
1998
KHÔN
TỐN
1939
ĐOÀI
CẤN
Kỷ mão
Thành đầu THỔ
1999
KHẢM
CẤN
1940
KIỀN
LY
Canh thìn
Bạch lạp KIM
2000
LY
KIỀN
1941
KHÔN
KHẢM
Tân tị
Bạch lạp KIM
2001
CẤN
ĐOÀI
1942
TỐN
KHÔN
Nhâm ngọ
Dương liễu MỘC
2002
ĐOÀI
CẤN
1943
CHẤN
CHẤN
Quý mùi
Dương liễu MỘC
2003
KIỀN
LY
1944
KHÔN
TỐN
Giáp thân
Tuyền trung THỦY
2004
KHÔN
KHẢM
1945
KHẢM
CẤN
Ất dậu
Tuyền trung THỦY
2005
TỐN
KHÔN
1946
LY
KIỀN
Bính tuất
Ốc thượng THỔ
2006
CHẤN
CHẤN
1947
CẤN
ĐOÀI
Đinh hợi
Ốc thượng THỔ
2007
KHÔN
TỐN
1948
ĐOÀI
CẤN
Mậu tý
Tích lịch HOẢ
2008
KHẢM
CẤN
1949
KIỀN
LY
Kỷ sửu
Tích lịch HOẢ
2009
LY
KIỀN
1950
KHÔN
KHẢM
Canh dần
Tòng bá MỘC
2010
CẤN
ĐOÀI
1951
TỐN
KHÔN
Tân mão
Tòng bá MỘC
2011
ĐOÀI
CẤN
1952
CHẤN
CHẤN
Nhâm thìn
Trường lưu THỦY
2012
KIỀN
LY
1953
KHÔN
TỐN
Quý tị
Trường lưu THỦY
2013
KHÔN
KHẢM
1954
KHẢM
CẤN
Giáp ngọ
Sa trung KIM
2014
TỐN
KHÔN
1955
LY
KIỀN
Ất mùi
Sa trung KIM
2015
CHẤN
CHẤN
1956
CẤN
ĐOÀI
Bính thân
Sơn hạ HOẢ
2016
KHÔN
TỐN
1957
ĐOÀI
CẤN
Đinh dậu
Sơn hạ HỎA
2017
KHẢM
CẤN
1958
KIỀN
LY
Mậu tuất
Bình địa MỘC
2018
LY
KIỀN
1959
KHÔN
KHẢM
Kỷ hợi
Bình địa MỘC
2019
CẤN
ĐOÀI
1960
TỐN
KHÔN
Canh tý
Bích thượng THỔ
2020
ĐOÀI
CẤN
1961
CHẤN
CHẤN
Tân sửu
Bích thượng THỔ
2021
KIỀN
LY
1962
KHÔN
TỐN
Nhâm dần
Kim bạch KIM
2022
KHÔN
KHẢM
1963
KHẢM
CẤN
Quý mão
Kim bạch KIM
2023
TỐN
KHÔN
1964
LY
KIỀN
Giáp thìn
Phúc đăng HOẢ
2024
CHẤN
CHẤN
1965
CẤN
ĐOÀI
Ất tị
Phúc đăng HOẢ
2025
KHÔN
TỐN
1966
ĐOÀI
CẤN
Bín ngọh
Thiên hà THỦY
2026
KHẢM
CẤN
1967
KIỀN
LY
Đinh mùi
Thiên hà THỦY
2027
LY
KIỀN
1968
KHÔN
KHẢM
Mậu thân
Đại trạch THỔ
2028
CẤN
ĐOÀI
1969
TỐN
KHÔN
Kỷ dậu
Đại trạch THỔ
2029
ĐOÀI
CẤN
1970
CHẤN
CHẤN
Canh tuất
Xoa xuyến KIM
2030
KIỀN
LY
1971
KHÔN
TỐN
Tân hợi
Xoa xuyến KIM
2031
KHÔN
KHẢM
1972
KHẢM
CẤN
Nhâm tý
Tang đố MỘC
2032
TỐN
KHÔN
1973
LY
KIỀN
Quý sửu
Tang đố MỘC
2033
CHẤN
CHẤN
1974
CẤN
ĐOÀI
Giáp dần
Đại khê THỦY
2034
KHÔN
TỐN
1975
ĐOÀI
CẤN
Ất mão
Đại khê THỦY
2035
KHẢM
CẤN
1976
KIỀN
LY
Bính thìn
Sa trung THỔ
2036
LY
KIỀN
1977
KHÔN
KHẢM
Đinh tị
Sa trung THỔ
2037
CẤN
ĐOÀI
1978
TỐN
KHÔN
Mậu ngọ
Thiên thượng HỎA
2038
ĐOÀI
CẤN
1979
CHẤN
CHẤN
Kỷ mùi
Thiên thượng HỎA
2039
KIỀN
LY
1980
KHÔN
TỐN
Canh than
Thạch lựu MỘC
2040
KHÔN
KHẢM
1981
KHẢM
CẤN
Tân dậu
Thạch lựu MỘC
2041
TỐN
KHÔN
1982
LY
KIỀN
Nhâm tuất
Đại hải THỦY
2042
CHẤN
CHẤN
1983
CẤN
ĐOÀI
Quý hợi
Đại hải THỦY
2043
KHÔN
TỐN


Hướng tốt với theo quái
QUÁI
KIỀN
ĐOÀI
LY
CHẤN
TỐN
KHẢM
CẤN
KHÔN
KIỀN
Phục vị
Sinh khí
Tuyệt mệnh
Ngũ quỷ
Họa hại
Lục sát
Thiên y
Phúc đức
ĐOÀI
Sinh khí
Phục vị
Ngũ quỷ
Tuyệt mệnh
Lục sát
Họa hại
Phúc đức
Thiên y
LY
Tuyệt mệnh
Ngũ quỷ
Phục vị
Sinh khí
Thiên y
Phúc đức
Họa hại
Lục sát
CHẤN
Ngũ quỷ
Tuyệt mệnh
Sinh khí
Phục vị
Phúc đức
Thiên y
Lục sát
Họa hại
TỐN
Họa hại
Lục sát
Thiên y
Phúc đức
Phục vị
Sinh khí
Tuyệt mệnh
Ngũ quỷ
KHẢM
Lục sát
Họa hại
Phúc đức
Thiên y
Sinh khí
Phục vị
Ngũ quỷ
Tuyệt mệnh
CẤN
Thiên y
Phúc đức
Họa hại
Lục sát
Tuyệt mệnh
Ngũ quỷ
Phục vị
Sinh khí
KHÔN
Phúc đức
Thiên y
Lục sát
Họa hại
Ngũ quỷ
Tuyệt mệnh
Sinh khí
Phục vị
  
- Khi biết được các hướng tốt ta xác định vị trí đặt theo nguyên tắc Tọa cát Hướng cát. Tức là nơi đặt là một trong các hướng kể trên tính từ tâm nhà, tâm phòng. VD : một người có hướng Đông là hướng Diên Niên ta xác định từ tâm phòng xem hướng đông tại đâu, sau đó tiến hành đặt ban tại vị trí này.
  - Sau khi chọn được vị trí đặt, tiếp theo ta chọn hướng ban. Hướng ban là hướng lưng của người đứng khấn, cũng hướng về một trong các hướng tốt kể trên.
Như vậy chúng ta thấy theo phương pháp này, thì ta phải khéo léo kết hợp giữa vị trí đặt ban và hướng ban sao cho được cả hai là tốt nhất.

Giải nghĩa các hướng để biết hướng tốt, xấu:

Bốn vị trí chủ tài gồm: Sinh khí, chủ về tiền tài, kinh doanh; Thiên y, chủ về sức khỏe, bệnh tật, thuốc men; Diên niên, chủ về tuổi thọ, tình duyên, quan hệ trong gia đình và xã hội; Phục vị chủ về phúc đức gia đình, mồ mả tổ tiên, nhân sự.

Bốn vị trí xung sát gồm: Ngũ quỷ, chủ về tài sản, tình cảm gia đình, phúc âm, mồ mả; Lục sát, chủ về quan vận, văn nghiệp, giao tiếp xã hội; Họa hại, chủ về bệnh tật, tai ách; Tuyệt mệnh, chủ về nhân thọ, tai nạn, an ninh…

+ Chọn Theo Huyền Không Phi Tinh


  - Đây là phương pháp tính linh nghiệm cao nhưng khó chỉ nên được thực hiện bởi những người am hiểu về phong thủy, theo đó ta phải lập tinh bàn cho căn nhà và phòng, sau đó chọn những vị trí có sao sơn tinh đang là vượng khí và sinh, tiến khí. Tránh các sao suy, tử khí. Hướng ban quay về các sao là sinh, vượng khí.
 - Nhưng lưu ý hàng năm thái tuế, và ngũ hoàng, tam sát... thay đổi, khi vào năm mà có một trong các sát này đóng tại vị trí ban thờ thì cần phải có hóa giải.

Sau khi đã chọn được vị trí đặt, ta phải tiến hành chọn ngày tốt để lập ban thờ và bốc bát nhang, có như vậy mới được tốt, tránh các ngày hắc đạo, ngày có các sao trùng tang, trùng phục, sát chủ, thụ tử, kiếp sát, thiên ngục....

Như vậy tôi đã giới thiệu xong phương pháp để lựa chọn hướng ban cơ bản, còn một số phương pháp khác theo thần sát, tôi sẽ giới thiệu trong phần khác. Mong rằng quý vị sẽ không còn bỡ ngỡ khi chọn nơi để đặt ban thờ phù hợp.