Nói đến phong thủy và xây dựng không thể không nhắc đến thước Lỗ Ban, hiện trên thị trường có rất nhiều loại thước khác nhau, nhưng tựu chung thì chia chiều dọc của cuộn thước (thước cuộn) thành các phần. Phần trên là thước đo thông thường theo Cm, phần dưới là thước đo dương trạch, phần cuối cùng là thước đo dùng trong âm phần.
Còn có loại do Trung Quốc sảm xuất, ngôn ngữ trên thước cũng toàn là tiếng T.Q, nhiều người cứ thế mà mày mò “khoản đen thì bỏ, khoản đỏ thì dùng”, chứ không hiểu trong thước nói gì ?…Và cách sử dụng cho chính xác ra sao ?… Nên gây nên nhiều sai lầm trong khi sử dụng.
Trong phong thủy từ xưa đến nay, người ta sử dụng nhiều loại thước “Địa lý” để sử dụng trong việc xây dựng và nhiều việc khác, trong đó có thước Lỗ-Ban là được mọi người yêu chuộng nhất, vì tác dụng của nó qua hàng ngàn năm được người ta chiêm nghiệm là đúng thật với những gì trong thước đã nói.
Cũng vì được mọi người yêu chuộng sự màu nhiệm của thước Lỗ-Ban, nên thước Lỗ-Ban sử dụng trong nhân gian đã biến dạng đủ loại kích cở khác nhau, người sử dụng không biết đâu là thật, đâu là giả, để mà chọn lựa khi cần dùng, đôi khi đã lỡ dùng rồi, rủi khi gặp họa do kích thước gây ra, cũng chẳng ai nghĩ là do cái thước “Lỗ-Ban biến dạng” kia gây ra…. để chia sẻ cùng với mọi người, để mọi người cùng tin dùng cho nó chắc, PTPK xin được giới thiệu bản gốc của thước và ý nghĩa các cung trong thước.
1- Cung QUÝ NHÂN: NHẤT TÀI MỘC CUỘC. ( TỐT ).Tham lam tấn hoạnh tài.Ưng ý tự nhiên tai.Tác vật hà hội thứ.Phân minh kỳ bất sai.
Cung QUÝ NHÂN còn có tên NHẤT TÀI MỘC CUỘC.Gồm có năm cung nhỏ là: Quyền lộc- Trung tín- Xác quan- Phát đạt- Thông minh.
Có nghĩa cửa mà đo được cung QUÝ NHÂN thì gia cảnh sẽ được khả quan, có người giúp đỡ, quyền thế, lộc thực tăng, làm ăn luôn phát đạt, người ăn ở bạn bè trung thành, con cái thông minh trên đường học vấn. Nhưng chớ quá tham lam, làm điều bất chánh thì sẽ bị mất hết.
2- Cung HIỂM HỌA: NHỊ BÌNH THỔ CUỘC. ( XẤU ).Cự môn hiếu phục thường.Du ký tẩu tha phương.Nhất thân ly tật bệnh.Dâm loạn nam nử ương.
Cung HIỂM HỌA còn có tên NHỊ BÌNH THỔ CUỘC.Gồm có năm cung nhỏ là: Tán thành- Thời nhơn- Thất hiếu- Tai họa- Trường bịnh.
Có nghĩa cửa mà đo được cung HIỂM HỌA thì gia cảnh sẽ bị tán tài lộc, trôi giạt tha phương mà sống vẫn thiếu hụt, con cháu dâm ô hư thân mất nết.
3- Cung THIÊN TAI: TAM LY THỔ CUỘC. ( XẤU ).Lộc tồn nhân đa lãm.Ly biệt hưu bất tường.Phu thê xung khắc mãnh.Nam nử đại gia ương.
Cung THIÊN TAI còn có tên TAM LY THỔ CUỘC.Gồm có năm cung nhỏ là: Hoàn tữ- Quan tài- Thân bệnh- Thối tài- Cô quả.
Có nghĩa cửa mà đo được cung THIÊN TAI thì gia cảnh coi chừng đau ốm nặng, chết chóc, mất của, cô độc, vợ chồng cắng đắng, con cái gặp nạn.
4- Cung THIÊN TÀI: TỨ NGHĨA THỦY CUỘC. ( TỐT ).Văn khúc chử vạn chương.Đời đời cận quân vương.Tài lộc tái gia phú.Chấp thằng lục lý xương.
Cung THIÊN TÀI còn có tên TỨ NGHĨA THỦY CUỘC.Gồm có năm cung nhỏ là: Thi thơ- Văn học- Thanh quý- Tác lộc- Thiên lộc.
Có nghĩa cửa mà đo được cung THIÊN TÀI thì gia cảnh rất tốt, chủ nhà luôn luôn may mắn về tước lộc, con cái được nhờ và hiếu thão. Cuộc sống luôn luôn được ăn ngon mặc đẹp, tiền bạc vô đều.
5- Cung NHƠN LỘC: NGŨ QUAN KIM CUỘC. ( TỐT ).Vũ khúc xuân lộc tinh.Phú quý tự an ninh.Tấn bửu an điền trạch.Thông minh trí tuệ sinh.
Cung NHƠN LỘC còn có tên NGŨ QUAN KIM CUỘC.Gồm có năm cung nhỏ là: Tử tôn- Phú quý- Tấn bửu- Thập thiện- Văn chương.
Có nghĩa cửa mà đo được cung NHƠN LỘC thì gia cảnh có nghề nghiệp luôn luôn phát triển tinh vi đắc lợi, con cái học giõi,gia đạo phú quý,tuổi thọ.
6- Cung CÔ ĐỘC: LỤC CƯỚC HỎA CUỘC. ( XẤU ).Liêm trinh tửu sắc thanh.Lộ vong nhân đánh tranh.Quân sư lâm ly tán.Đao kiếp mãnh tri hoành.
Cung CÔ ĐỘC còn có tên LỤC CƯỚC HỎA CUỘC. Gồm có năm cung nhỏ là: Bạo nghịch- Vô vong- Ly tán- Tửu thực- Dâm dục.
Có nghĩa cửa mà đo được cung CÔ ĐỘC thì gia cảnh bị hao người, hao của, biệt ly, con cái ngổ nghịch, trác táng, tửu sắc vô độ đến chết.
7- Cung THIÊN TẶC: THẤT TAI HỎA CUỘC. ( XẤU ).Phá quân chủ tung hoành.Thập ác tri nghịch hành.Phá gia tài thối tán.Phiền tất bất an ninh.
Cung THIÊN TẶC còn có tên THẤT TAI HỎA CUỘC.Gồm có năm cung nhỏ là: Phòng bịnh- Chiêu ôn- Ôn tai- Ngục tù- Quan tài.
Có nghĩa cửa mà đo được cung THIÊN TẶC thì gia cảnh nên đề phòng bịnh đưa đến bất ngờ, tai bay họa gởi, ngục tù, chết chóc.Phải sửa cửa ngay.
8- Cung TỂ TƯỚNG: BÁC BỜI THỔ CUỘC. ( TỐT ).Phụ đồng tể tướng tinh.Kim ngân mẩn thất đinh.Ngũ âm tài đính xuất.Công hầu phú quý kinh.
Cung TỂ TƯỚNG còn có tên BÁC BỜI THỔ CUỘC.Gồm có năm cung nhỏ là: Đại tài- Thi thơ- Hoạnh tài- Hiếu tử- Quý nhân.
Có nghĩa cửa mà đo được cung TỂ TƯỚNG thì gia cảnh được hanh thông đủ mọi mặt: Con cái, tiền tài, công danh, sanh con quý tử, thông minh, hiếu thảo.Chủ gia luôn được may mắn bất ngờ.
KÍCH Cỡ CỦA THƯỚC Lỗ-Ban :
Chiều dài chính xác của thước Lổ-Ban này là 520 mm (= 0,52 m).-Được chia ra làm 8 cung LỚN : Theo thứ tự từ cung QUÝ NHÂN đến cung TỂ TƯỚNG như trên.Mỗi cung LỚN dài 65 mm.
-Mỗi cung LỚN: Được chia ra làm 5 cung NHỎ như trên.Mỗi cung NHỎ dài 13 mm.
CÁCH LÀM THƯỚC LỖ-BAN:
Các bạn có thể lấy một tấm bìa giấy màu trắng dày, cứng cáp, hoặc nhờ thợ mộc cắt, bào cho bạn cái thước dày 3 mm, rộng60 mm, dài 520 mm, tất nhiên khi cắt chiều dài phải cho thật chính xác: 520 mm.
-Sau đó các bạn có thể lấy bút bi để kẻ cái thước Lỗ-Ban và điền tên các cung LỚN, cung NHỎ vào từng ô theo mẩu dưới đây.Thế là các bạn đã có cái thước Lỗ-Ban để sử dụng khi cần.
TÁC DỤNG CỦA THƯỚC LỖ-BAN :
Thước Lỗ-Ban dùng để đo cửa chính của ngôi nhà, cửa phòng ngủ, cửa hậu, cổng ngỏ, đường luồng trong nhà, bàn làm việc, giường ngủ, khuôn viên bếp… -Chỉ đo LỌT LÒNG khoản trống bên trong , chứ không phải đo phủ bi.
-Ví dụ: Nếu cửa chính là cửa sắt để kéo, thì ta đo từ đáy dầm bê tông cửa xuống đến nền gạch men.Tiếp đến ta đo từ da tường này qua da tường kia.Có nghĩa là ta đo cả chiều cao và chiều rộng của cửa,chú ý là chỉ đo LỌT LÒNG khoản trống bên trong.
-Nếu là cửa có khung ngoại, thì ta đo chiều cao của cửa từ đáy khung gió đến nền gạch men, tiếp đến ta đo chiều rộng của cửa từ da khung ngoại này qua da khung ngoại kia.Có nghĩa là ta chỉ đo LỌT LÒNG KHOẢNG TRỐNG BÊN TRONG CỬA. Đặc biệt cửa có khung ngoại, phía trên có khung gió thì ta bỏ khung gió ra, không đo luôn khung gió, mà chỉ đo từ ĐÁY KHUNG GIÓ trở xuống mà thôi.
-Từ ví dụ trên các bạn suy ra cách đo các loại cửa khác, hoặc giường ngủ, khuôn viên bếp…Nếu là bàn làm việc thì ta đo cả chiều dài và chiều rộng của mặt bàn.
-Nếu LÀM MỚI thì ta chọn trước kích thước tốt để mà làm.-Nếu cửa cũ ta đo thấy rơi vào các cung xấu, thì ta nghiên cứu cách sử lý cho đúng kích thước tốt, nhưng phải vén khéo sao cho đẹp là được.
CÁCH SỬ DỤNG THƯỚC LỖ-BAN :
Đo thông thủy : Sử dụng loại thước 52 Cm
Đo Khối xây dựng, đồ sử dụng : Sử dụng loại thước 42,9 Cm
Đo Âm phần (mồ mả, đồ thờ cúng, ban thờ) : Sử dụng loại thước 38,8 Cm
-Nếu làm cửa mới: Ta lấy thước đo cửa chính từ TRÁI SANG PHẢI.( Có nghĩa là ta kê đầu thước có cung QUÝ NHƠN (Cung LỚN) vào sát da tường hoặc da khung ngoại của cửa ta định làm từ phía bên TRÁI và tiếp tục đo về phía bên PHẢI.
-Mỗi lần đo xong một thước, ta lấy bút chì làm dấu cuối thước (Nơi cuối cùng của cung TỂ TƯỚNG), và đem thước ( Có đầu thước là cung QUÝ NHƠN ) nối tiếp vào nơi dấu bút chì vừa rồi, và đo tiếp lần hai, lần ba v.v… Đến cung tốt ta muốn chọn thì dừng lại.
-Sau đó ta tiếp tục đo đến chiều cao của cửa theo cách trên.
-Nếu là cửa cũ: Ta kiễm tra cửa cũ đang sử dụng, thì ta đặt đầu thước có cung QUÝ NHƠN sát vào da tường hoặc da khung ngoại của cửa từ phía bên tay TRÁI của ta, lấy bút chì làm dấu cuối cây thước, và tiếp tục đem thước nối tiếp vào dấu bút chì vừa làm dấu, để đo lần hai, lần ba v.v…
Và đo tiếp cho đến khi đến da khung ngoại bên tay phải của ta, và nhìn vào thước, thì sẽ biết được chiều rộng của cửa ta đo LỌT LÒNG KHOẢNG TRỐNG BÊN TRONG rơi vào cung TỐT hay XẤU…
-Sau đó ta tiếp tục đo đến chiều cao của cửa theo cách trên.-Các bạn căn cứ vào cách đo như trên, để suy ra và áp dụng vào nhiều việc khác…
-Kinh nghiệm lấy số đo nhanh và chính xác:
Ví dụ làm cửa mới:-Nếu ta dự kiến làm cửa mới có khung ngoại, đo LỌT LÒNG KHỎANG TRỐNG BÊN TRONG là 3,20 m.
-Mỗi lần đo một thước là 0,52 m (520 mm), ta tính cho 6 lần đo là 3,12 m ( 3.120 mm).Sau đó ta lấy thước dây cuộn loại 5 m, kéo dài ra và lấy bút chì làm dấu vào vị trí 3,12 m.Tiếp đến ta lấy cây thước Lổ-Ban, kê đầu thước có cung QUÝ NHƠN (Cung lớn) vào dấu bút chì ở vị trí 3,12 m, thì ta thấy phần thừa còn lại là 0,08 m ( 80 mm) so với 3,20 m ta dự kiến ban đầu.
-Ta nhìn vào thước Lỗ-Ban và thước dây cuộn, ta thấy vị trí 3,20 m rơi vào cung tốt hay cung xấu của thước Lỗ-Ban.Nếu vị trí 3,20 m rơi vào cung xấu của thước Lỗ-Ban, thì ta điều chỉnh lại chút ít, để rơi vào kích thước cung tốt (Cung tốt NHỎ) của thước Lỗ-Ban.
-Tất nhiên ta chọn vào giửa cung tốt (Cuả cung NHỎ: 1 trong 5 cung tốt của cung LỚN),chứ không phải ngay vạch cắt giửa cung nhỏ này với cung nhỏ kia, vì nó chẳng mang ý nghĩa gì cả.-Căn cứ vào cách đo nhanh và chính xác như trên mà áp dụng vào các việc khác…
-CHÚ Ý: Khi ta đo đến một cung tốt (Cung nhỏ) nào, thì ta sẽ hiểu ý nghĩa của cung tốt đó nói tốt về việc gì (1 trong 5 cung tốt), chứ không phải mang hết ý nghĩa tốt cho cả cung LỚN. Kể cả cung xấu cũng vậy. ta chỉ hiểu ý cung xấu nói gì của 1 trong 5 cung xấu đó, chứ không phải mang hết ý nghĩa cả 5 cung xấu trong 1 cung lớn.
No comments: